Xử Lý Khi Bị Dị Vật Vào Mắt

(028) 6260 0818 (028) 6260 0818 Đặt lịchbr  /khám bệnh Đặt lịchkhám bệnhĐặt lịch Đường đến bệnh viện Đường đến bệnh việnĐường đi Hỏi bác sĩ Hỏi bác sĩHỏi đáp ×
  • Trang chủ
  • Bệnh viện QT Minh Anh
  • Tin tức
  • Hội Tĩnh Mạch HCM
Xử lý khi bị dị vật vào mắt Thứ năm - 30/05/2019 08:07 Điều lưu ý đầu tiên cần ghi nhớ là tránh lấy tay giụi mắt, vì hành động này có thể làm mắt bị tổn thương không đáng có.
Xử lý khi bị dị vật vào mắt
Mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương nên dẫu chỉ là hạt cát, bụi hay côn trùng nhỏ… bay vào, thì đều gây khó chịu và có khả năng gây nhiễm trùng. Vậy chúng ta cần làm gì? Những hướng dẫn sau đây rất có ích khi gặp phải dị vật .
  1. Tự loại bỏ dị vật trong mắt
Chớp mắt nhanh. Khi bị bụi, tóc, hoặc một vật thể nhỏ khác rơi vào mắt, phản xạ tự nhiên của cơ thể là chớp mắt. Chớp mắt nhanh có thể giúp loại bỏ mảnh vụn và cho phép nước mắt rửa trôi dị vật. Càng chớp mắt nhiều và làm cho nước mắt chảy ra, càng có nhiều cơ hội loại bỏ dị vật.
  • Chớp mắt bằng cách mở và nhắm mắt nhanh.
  • Nếu không thể tập trung để làm cho nước mắt chảy ra, hãy thử ngáp để tạo nước mắt.
Kéo mí mắt trên đặt lên mí mắt dưới. Nếu muốn lấy dị vật kẹt dưới mí mắt, hãy nhắm mắt lại và nhẹ nhàng kẹp phần da của mí mắt trên, kéo nhẹ xuống sao cho trùm lên mí mắt dưới. Đảo tròng mắt bị dị vật bay vào. Nếu may mắn, động tác này sẽ giúp dị vật lỏng ra và rơi ra ngoài. Tránh giụi mắt. Khi có thứ gì đó bay vào mắt, phản xạ tự nhiên của chúng ta là giụi mắt, nhưng hành động này thực ra có thể gây nguy hiểm. Giụi mắt, dị vật kẹt trong mắt có thể bị đẩy vào dưới mí mắt, đâm vào mắt hoặc làm xước giác mạc. Nếu tình trạng này xảy ra, mắt có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến mù lòa, kèm theo cảm giác rất đau nhức. Vì vậy, đừng bao giờ giụi mắt hoặc tạo áp lực lên mắt khi lấy dị vật ra khỏi mắt.
  1. Loại bỏ dị vật với phương tiện hỗ trợ
woman putting eye drops Rửa mắt bằng dung dịch nhỏ mắt. Các loại dung dịch nhỏ mắt trên thị trường có thể giúp đẩy dị vật trong mắt ra ngoài. Các loại dung dịch rửa mắt có thể được sử dụng theo cách khác nhau. Một số dung dịch nhỏ mắt được dùng gián tiếp bằng cách rót dung dịch vào cốc rửa mắt, sau đó đặt lên mắt và ngửa đầu ra sau. Các dung dịch khác được dùng trực tiếp bằng cách ngửa đầu ra sau và nhỏ hoặc bóp dung dịch trong lọ vào mắt. Rửa mắt bằng nước. Nếu có cốc rửa mắt (dụng cụ dùng để rửa mắt), hãy sử dụng để rửa mắt với nước sạch, mát. Nếu không, có thể rót đầy nước vào bát nhỏ hoặc cốc, mở mắt ra và giội lên mắt. Cũng có thể để mắt dưới vòi nước chảy chậm hoặc vòi sen để rửa trôi dị vật. Đặt đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt trên. Nhẹ tay kẹp mí mắt trên và nhấc nhẹ lên. Luồn đầu tăm bông hoặc một góc khăn sạch vào sau mí mắt và chầm chậm đảo tròng mắt ra sau. Lấy tăm bông hoặc khăn ra và kiểm tra xem còn dị vật trong mắt hay không. Nếu không chắc chắn vì mắt vẫn đỏ hay khó chịu sau khi đã lấy dị vật ra, hãy kiểm tra đầu tăm bông hoặc khăn để tìm dị vật. Dùng tăm bông hoặc góc khăn sạch để loại bỏ dị vật. Nếu sau khi rửa mắt bằng dung dịch hoặc nước mà vẫn thấy cộm trong mắt, hãy dùng tăm bông hoặc khăn sạch để lấy dị vật ra. Luôn luôn lau nhẹ nhàng với động tác chấm lên xuống, đừng bao giờ quẹt khắp mắt.
  • Để bảo vệ giác mạc, hãy nhìn về hướng ngược lại với vị trí dị vật rơi vào mắt. Ví dụ, nếu dị vật rơi vào góc bên phải của mắt, hãy nhìn về phía bên trái.
  • Kiểm tra tăm bông hoặc khăn sau mỗi lần chấm vào mắt để lấy dị vật ra. Nếu tăm bông hoặc khăn có màu trắng, sẽ nhìn thấy dị vật sau khi nó được lấy ra.
Nhờ ai đó giúp. Nếu thấy khó lấy dị vật ra khỏi mắt và không nhìn vào gương được, nên nhờ người khác giúp. Giữ hai mí mắt để mắt mở ra và nhờ họ kiểm tra xem có gì trong mắt không. Đảo mắt để họ có thể nhìn được khắp bề mặt mắt.
  • Nếu thấy yên tâm, có thể nhờ họ dùng tăm bông chấm vào để lấy dị vật ra. Ngoài ra, có thể nhờ họ nhỏ mắt giúp hoặc dùng cốc nước giội lên mắt.
  1. Loại bỏ các vật lớn, nguy hiểm
Nhận biết các triệu chứng cho thấy mắt cần được chăm sóc y tế. Nếu mắt bị kích ứng vì bất cứ vật gì lớn hơn một hạt bụi, khi đó cần đến gặp bác sĩ để lấy ra. Nếu dị vật có kích thước rất lớn, hoặc đâm vào mắt đến mức chảy máu và đau dữ dội thì buộc phải đến bác sĩ. Đau là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy mắt không chỉ bị kích ứng nhẹ (mặc dù đôi khi mắt có thể bị tổn thương nghiêm trọng mà không có cảm giác đau). Các triệu chứng cần lưu ý bao gồm sự thay đổi rõ rệt về màu mắt, chảy máu, bất thường trong mắt, mắt mờ hoặc mất thị lực, hoặc dịch tiết ra từ mắt.
  • Nếu không thể lấy dị vật ra khỏi mắt, cũng nên cân nhắc đến gặp chuyên gia y tế.
Tìm sự chăm sóc y tế. Một khi đã xác định vật trong mắt là vấn đề nghiêm trọng, hãy liên lạc với bác sĩ. Các dị vật lớn như mảnh thủy tinh hay móng tay cần phải được bác sĩ hoặc chuyên viên y tế xử lý. Nếu dị vật nằm bên trong mắt, có thể bác sĩ phải tiểu phẫu để lấy ra. Đừng cố gắng lấy dị vật nằm bên trong mắt. Nếu có mảnh thủy tinh hoặc vật nào đó đâm vào mắt, đừng cố gắng tự xử lý, điều đó sẽ rất dễ gây tổn thương hơn khi cố lấy dị vật ra. Thay vì vậy, nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế đúng cách và an toàn.
Medichine 12 512 Cần lưu ý
  • Cẩn thận dùng gạc băng mắt cho đến khi gặp bác sĩ.
  • Đừng bao giờ dùng ngón tay chọc vào mắt hoặc chạm vào con ngươi trong mắt.
  • Rửa tay trước khi đưa tay lên gần mắt hoặc mí mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc kích ứng thêm. Người trợ giúp cũng phải làm như vậy.
  • Đảm bảo dùng nước sạch để giội dị vật ra khỏi mắt.
  • Nếu mắt bị dính hóa chất, hãy rửa mắt ít nhất 10-15 phút và đi cấp cứu ngay
  • Không bao giờ được dùng nhíp hoặc bất cứ dụng cụ gắp nào để loại bỏ dị vật trong mắt. Hành động này sẽ rất dễ làm tổn thương mắt hoặc khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp

Từ khóa: cách lấy dị vật trong mắt, lấy dị vật giác mạc, lấy dị vật trong mắt ở đâu, mạt sắt dính vào mắt, cách lấy mạt sắt bay vào mắt, bụi bay vào mắt bị sưng, bị côn trùng bay vào mắt, bụi bay vào mắt

Tổng điểm nội dung là: 108 trong 28 đánh giá

Xếp hạng: 3.9 - 28 phiếu bầu Click để đánh giá Tweet

Ý kiến khác

Ý kiến mới lên trên Ý kiến cũ lên trên Theo lượt thích Xem các bình luận
  • MD

    Tôi bị bột giặt Lix bắn vào mắt, sau khi nháy mắt nhanh thì tôi cảm thấy mắt của tôi nhìn rõ hơn cả lúc trước.

    MD
    • Thích 0
    • Không thích 0
    24/11/2024 17:11
  • cynthia

    nháy mắt nhanh còn đau hơn

    cynthia
    • Thích 35
    • Không thích 15
    18/10/2022 18:30
Mã bảo mật Xem thêm LASER NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH VỀ TRONG NGÀY 13/11/2023 WORKSHOP: BỆNH THUYÊN TẮC TĨNH MẠCH 27/03/2024 Có thể bạn quan tâm Suy giãn tĩnh mạch chi dưới 15/06/2023 Chích xơ tạo bọt: Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả 20/05/2023 Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch 17/05/2023 Điều trị giãn tĩnh mạch bằng phương pháp laser nội mạch 08/05/2023 Nhận biết những thủ phạm gây dị ứng mùa nắng nóng 05/05/2023 Bệnh dị ứng và eczema có liên quan gì tới nhau? 04/05/2023 Giải độc gan: Giả thiết và sự thật 03/05/2023 Rung nhĩ – căn bệnh nan y làm gia tăng nguy cơ đột quỵ 28/04/2023 Nguồn dinh dưỡng protein hiểu để sử dụng khoa học, hiệu quả 27/04/2023 Bài xích vắc-xin khiến dịch bệnh bùng phát trở lại 26/04/2023

LIÊN KẾT NHANH

DANH MỤC

Hoạt động Minh Anh

lịch nghỉ tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán (Âm...

Hội nghị khoa học điều dưỡng 2024

Khi cholesterol cao, cơ thể có dấu hiệu gì và cách...

TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO SAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP...

Tin tức - sự kiện

Những thời điểm dễ xảy ra đột quỵ nhất

PHÁT HIỆN SỚM BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN - ĐO...

Mùa lạnh hay mắc bệnh gì và cách phòng tránh ra...

Những lợi ích sức khỏe của nghệ và cách sử dụng

Hội Tĩnh Mạch HCM

WORKSHOP: BỆNH THUYÊN TẮC TĨNH MẠCH

LASER NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH VỀ TRONG...

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Chích xơ tạo bọt: Phương pháp điều trị giãn tĩnh...

Nội bộ

Hướng dẫn phòng ngừa cách ly trong Bệnh viện

Hướng dẫn sử dụng PTPHCN 2023

Quyết định bạn hành bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo BV

Vệ sinh an toàn lao động

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây 1 Bạn cần hỗ trợ?

Từ khóa » Có Cái Gì Trong Mắt