Xử Lý Khi Bị Nhím Biển đâm - VLOS

Bulbgraph.png Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực - Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông Xử lý khi bị nhím biển đâm Từ VLOS Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cho dù là bạn bất cẩn cầm hoặc đạp phải nhím biển, bạn sẽ bị đâm. Nhím biển có độc nên viêc xử lý nhanh chóng và đúng cách là rất quan trọng. Khi bị nhím biển đâm, hãy bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn để tránh viêm nhiễm nghiêm trọng.

Mục lục

  • 1 Các bước
    • 1.1 Nhổ bỏ gai nhím biển
    • 1.2 Rửa vùng da bị tổn thương
    • 1.3 Xử lý vết thương và cơn đau
  • 2 Lời khuyên
  • 3 Cảnh báo
  • 4 Nguồn và Trích dẫn

Các bước[sửa]

Nhổ bỏ gai nhím biển[sửa]

  1. Xác định vết đâm do nhím biển. Để xử lý khi bị đâm, trước tiên, bạn cần xác định đó là do nhím biển chứ không phải sinh vật biển khác.
    • Nhím biển có dạng hình cầu phẳng và được bao phủ bởi gai. Chúng được tìm thấy ở mọi vùng biển nhưng phổ biến nhất là ở vùng có khí hậu ấm áp.[1]
    • Nhím biển ẩn náu trong vách đá dưới nước và sẽ tấn công khi bị đe dọa. Hầu hết mọi người bị đâm khi bất ngờ dẫm phải nhím biển.[2]
    • Chính bạn có thể dễ dàng xử lý vết đâm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng khó thở, buồn nôn, đau thắt ngực hoặc dấu hiệu viêm nhiễm như vết đâm ửng đỏ và chảy mủ thì bạn nên tìm đến bác sĩ.[3]
    • Ngoài ra, bạn cũng nên đến trạm y tế nếu bị đâm ở khớp vì trong trường hợp này có thể phải phẫu thuật để lấy gai nhím ra.[3]
  2. Tìm hiểu bộ phận chứa độc tố của nhím biển. Nhím biển có hình cầu phẳng. Mặc dù nhím biển không hung dữ nhưng nó vẫn đâm bạn khi tình cờ dẫm phải.[4] Hơn nữa, một vài bộ phận trên cơ thể của nhím biển có tiết độc tố.
    • Nhím biển tiết nọc độc qua gai và chân kìm nhỏ.
    • Gai nhím tạo ra vết thương dạng lỗ và dính vào da. Do đó, gai nên được lấy ra lập tức sau khi bị nhím đâm.[4]
    • Chân kìm nhỏ là bộ phận chủ chốt tìm thấy ở giữa gai, dính vào nạn nhân khi bị nhím biển tấn công. Chúng nên được lấy ra nhanh chóng ngay khi bị đâm.[4]
  3. Nhổ bỏ gai. Sau khi bị nhím biển đâm, hãy nhổ lấy gai càng nhanh càng tốt để giảm thiểu độc tố.
    • Dùng kẹp để kéo phần gai lớn dính trên da. Hãy kéo thật nhẹ nhàng để không làm gãy gai, vì nếu trường hợp đó xảy ra, bạn sẽ cần đến bệnh viện để được xử lý.[5]
    • Wax nóng cũng có thể được dùng để lấy gai ra nếu nó dính sâu vào da và không thể lấy ra bằng dao cạo. Bôi wax nóng lên vùng da có gai đâm vào, hong khô rồi lột ra. Gai sẽ bị kéo ra cùng với wax.
    • Bạn sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe khi không nhổ gai đúng cách. Nếu bạn không chắc gai đã được lấy ra hết, hãy đến gặp bác sĩ.
  4. Lấy chân kìm nhỏ ra. Chân kìm nhỏ phải được lấy ra sau khi bị đâm để ngăn chặn ảnh hưởng của nọc độc.
    • Chân kìm nhỏ có thể được lấy ra bằng cách bôi kem cạo râu vào chỗ bị đâm và dùng dao cạo để làm sạch.[5]
    • Hãy nhẹ nhàng khi sử dụng dao cạo để không làm ảnh hưởng đến vết thương.

Rửa vùng da bị tổn thương[sửa]

  1. Rửa bằng xà phòng và nước. Ngay khi lấy gai và chân kìm nhỏ ra, bạn cần phải rửa sạch vết thương.
    • Việc này sẽ khó chịu vì vết thương vẫn còn đau nhói khi đụng vào. Hãy chuẩn bị kĩ khi xử lý vết thương hoặc nhờ ai đó hỗ trợ nếu bạn lo lắng không chịu nỗi cơn đau.[6]
    • Bạn cũng có thể dùng oxy già hoặc betadine thay vì dùng xà phòng.[6]
    • Sau đó, dùng nước để xã sạch vết thương.[6]
  2. Không băng bó vết thương. Không nên dùng gạc và băng dính để băng kín vết thương. Bất kỳ mẫu gai nào ẩn sâu mà không thể được lấy ra bằng kẹp cũng cần phải tìm cách để lấy ra để tránh nhiễm khuẩn và ảnh hưởng của nọc độc.[5]
  3. Ngâm vết thương. Để xử lý cơn đau và giảm nguy cơ viêm nhiễm, một số người sẽ ngâm vết thương sau lần tẩy rửa đầu tiên.
    • Bạn có thể ngâm vết thương trong nước nóng. Không phải là nước sôi nhưng làm bạn có cảm giác nóng khi chạm vào. Giữ vết thương trong nước khoảng 1 giờ hoặc lâu đến mức mà bạn có thể chịu đựng được. Việc này sẽ làm dịu cơn đau và đẩy mảnh gai còn dính trên da ra ngoài. Bạn có thể thêm muối hạt hoặc hợp chất Magiê sunphat vào nước để hỗ trợ thêm cho thao tác này.[5]
    • Một số người sẽ ngâm vết thương vào giấm nóng. Khuấy một ít giấm vào bồn nước nóng và ngâm vết thương từ 20 đến 40 phút. Bạn cũng có thể thêm muối hạt Epsom vào nước, vì nó sẽ giúp đẩy gai ra ngoài.

Xử lý vết thương và cơn đau[sửa]

  1. Xử lý vết thương trước khi đi ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn nên băng vết thương lại để tránh làm tổn thương trong khi ngủ.
    • Đặt miếng khăn có thấm giấm lên vết thương và dùng băng dính nhựa dán lại. Dán bằng băng dính nhựa để giữ chặt hơn.
    • Tuy nhiên, đừng băng quá chặt. Nên nhớ không băng vết thương kín hoàn toàn vì mảnh gai còn xót lại cần không gian để tự đẩy ra ngoài.
  2. Dùng kháng sinh và thuốc giảm đau. Để ngăn chặn viêm nhiễm và chữa trị cơn đau kéo dài, bạn có thể dùng kháng sinh và thuốc giảm đau có ở quầy thuốc theo hướng dẫn.
    • Thuốc mỡ kháng sinh cục bộ, có bán ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng đều có thể dùng để bôi lên vết thương. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là khi bạn thấy vết thương ửng đỏ hoặc sưng.[5]
    • Tylenol và ibuprofen là lựa chọn tốt để xử lý vết thương. Bạn nên uống đủ liều mỗi 4 đến 8 tiếng đến khi triệu chứng giảm dần.[5]
  3. Lưu ý dấu hiệu viêm nhiễm. Mặc dù vết thương do nhím biển gây ra thường mau lành nếu được điều trị đúng cách nhưng chúng rất độc. Hãy lưu ý dấu hiệu viêm nhiễm.
    • Dấu hiệu viêm nhiễm gồm có vết thương ửng đỏ, chảy mủ, sưng hoặc tuyến bạch huyết làm khô vùng da bị thương (cổ, vùng da dưới cánh tay hoặc bẹn) hoặc nhiệt.[5]
    • Tìm hỗ trợ y tế nếu dấu hiệu viêm nhiễm không dứt sau vài ngày.
    • Nếu bạn khó thở hoặc đau ngực thì viêm nhiễm đã trở nên nghiêm trọng và bạn nên đến trạm y tế gần nhất.[7]

Lời khuyên[sửa]

  • Tốt nhất là bạn nên ngâm kẹp vào nước sôi để diệt khuẩn trước khi dùng hoặc dùng bông gòn có tẩm cồn để bôi.
  • Nhờ một người bạn hoặc ai đó giúp bạn khi nhổ gai ra và rửa vết thương. Vết thương có thể nghiêm trọng và hơi khó khăn khi bạn phải tự chăm sóc.
  • Để tránh bị đâm khi bạn tình cờ dẫm phải nhím biển, hãy mang chân vịt khi bơi ở khu vực có nhiều nhím.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu gai đâm vào gần khớp, bạn sẽ cần phẫu thuật để lấy ra. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn thay vì cố gắng tự lấy ra.
  • Tìm đến bệnh viện nếu bạn bị nhiều vết thương lỗ, mệt mỏi, cơ thể suy yếu, đau cơ hoặc gặp khó khăn khi nhấc tay chân. Ngoài ra, tìm hỗ trợ ngay lập tức nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: khó thở, đau ngực, phát ban, da ửng đỏ, sưng môi hoặc lưỡi.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://a-z-animals.com/animals/sea-urchin/
  2. ↑ 2,0 2,1 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/article_em.htm
  3. ↑ 3,0 3,1 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page4_em.htm#when_to_seek_medical_care
  4. ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/article_em.htm#sea_urchin_puncture_overview
  5. ↑ 5,0 5,1 5,2 5,3 5,4 5,5 5,6 http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page3_em.htm#sea_urchin_puncture_treatment
  6. ↑ 6,0 6,1 6,2 http://getswellsoon.com/2012/03/09/sea-urchin-sting/
  7. http://www.emedicinehealth.com/wilderness_sea_urchin_puncture/page4_em.htm
  • Phân biệt giữa bong gân cổ tay và gãy xương cổ tay
  • Điều trị căng cơ
  • Cấp cứu nạn nhân nghẹn và bất tỉnh (trẻ em và người lớn)
  • Loại bỏ dị vật lọt vào mắt
  • Xử lý khi bị trầy xước trên đường
  • « Mới nhất
  • ‹ Mới hơn
  • Cũ hơn ›
Lấy từ “https://tusach.thuvienkhoahoc.com/index.php?title=Xử_lý_khi_bị_nhím_biển_đâm&oldid=143178” Thể loại:
  • Sơ cứu và Cấp cứu
  • Lời khuyên cho du khách
  • WikiHow
Thể loại ẩn:
  • Trang chưa có hình đại diện
Hoạt động gần đây
  • Lấy liên kết URL của hình ảnhsửa đổi 2 tuần trước
  • Làm núi lửasửa đổi 1 tháng trước
  • Bài 10: Liên Xô xây dựng CNXH (…sửa đổi 2 tháng trước
  • Giáo trình Điện tử cơ bản/C…sửa đổi 2 tháng trước
  • Mẫu câu hỏi theo các mức đ…sửa đổi 4 tháng trước
xem toàn bộLike fanpage để cập nhật tri thứcĐăng ký nhận bài viết mới qua email

Nhập email của bạn:

Cung cấp bởi Google

Trình đơn chuyển hướng

Công cụ cá nhân

  • Mở tài khoản
  • Đăng nhập

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Biến thể

Tìm kiếm

Xem nhanh

  • Trang Chính
  • Tin tức Khoa học
  • Tủ sách VLOS
  • Giới thiệu Sách
  • Quy trình Công nghệ
  • Giáo án Điện tử
  • Bài giảng Trực tuyến
  • Ngân hàng Ý tưởng
  • Ghi chú Khoa học

Cộng đồng

  • Hỏi - Đáp
  • Thảo luận mới
  • Bài viết mới nhất
  • Bài nhiều người đọc
  • Hoạt động thành viên
  • Thay đổi gần đây

Các đề án

  • Sách giáo khoa mở
  • Điện từ Sinh học
  • Từ điển Thuốc
  • Công nghệ Ưu tiên
  • Văn hóa Khoa học
  • Ngôn ngữ học
  • Từ điển Hàn lâm
  • Thần kinh & tư duy
  • Các câu lạc bộ
  • Sinh học đại cương
  • Rùa Hồ Gươm
  • Khái niệm Sinh học

Hướng dẫn để

  • sơ cứu cấp cứu
  • chăm sóc sức khỏe
  • cân bằng tâm lý
  • phát triển kỹ năng
  • thay đổi lối sống
  • giao tiếp xã hội
  • phát triển tình yêu
  • thủ thuật internet
  • làm đẹp
  • vệ sinh cá nhân
  • ăn kiêng
  • nấu ăn ngon
  • làm mẹ chăm con
  • làm vườn trồng cây
  • hạnh phúc gia đình

Công cụ

  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Các trang đặc biệt
  • Bản để in
  • Thông tin trang

Từ khóa » Dẫm Phải Cầu Gai