XỬ LÝ KHÍ ĐỘC H2S CÙNG SẢN PHẨM TRƯỜNG SINH

Vậy khí H2S là gì? Khí H2S được gọi với tên khoa học là khí Hidro Sulphide, là khí độc có mùi trứng thối, nó được tạo ra khi vi khuẩn tiêu thụ muối sulphate nhằm phân hủy hợp chất hữu cơ trong môi trường yếm khí (thiếu oxy) trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt.

Nguyên nhân gây ra khí H2S: do các hợp chất hữu cơ như: bùn đáy ao, phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm sau khi lột, thức ăn dư thừa,…tích tụ dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý.

Ảnh hưởng của khí H2S trong ao nuôi tôm

Khí H2S làm giảm khả năng tiếp cận oxy của tôm, do vậy nếu tôm tiếp xúc với H2S trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến suy yếu, hoạt động chậm chạp, stress, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Nếu trong ao có lượng lớn khí H2S sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt, không kiểm soát được do tổn thương hệ thống hô hấp và các mô mềm của tôm.

Một số diễn biến, dấu hiệu khi tôm bị ảnh hưởng loại độc tố H2S

Chết sau tháng nuôi đầu (ngày nuôi thứ 25 - 45)

Người nuôi thường cho rằng H2S chỉ sinh ra sau 45 ngày nuôi khi lượng chất thải nhiều, môi trường ô nhiễm, lượng tảo dày đặc…nên ít khi xử lý đáy ao khi tôm từ 25 – 45 ngày tuổi. Trên thực tế, lượng chất thải khu vực giữa ao sau 20 ngày thả giống đã có khả năng sinh ra H2S gây hại tôm nuôi. Giai đoạn đầu vụ, người nuôi không kiểm soát lượng thức ăn do tôm chưa quen ăn trong vó (nhá), quan niệm cho ăn dư để góp phần gây màu nước làm cho lượng chất thải xuất hiện ngày càng nhiều. Cũng trong giai đoạn này, tôm lột vỏ liên tục nên rất dễ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với khí độc H2S. Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra nhiều đối với ao đáy đất cũ, ao ở vùng rừng ngập mặn đáy có nhiều xác cây sú vẹt và ao lót bạt qua nhiều vụ nuôi.

- Đối với tôm sú, thường sống tập trung ở đáy ao, đây là nguyên nhân khiến tôm bị stress (sốc) và yếu, tôm sẽ bị chết do khí độc H2S (người nuôi gọi đây là hội chứng tháng nuôi đầu).

- Đối với tôm chân trắng, lúc này ít nghiêm trọng hơn bởi vì hầu hết hoạt động của tôm diễn ra trong tầng nước mặt và tầng giữa, nhưng tôm cũng có thể yếu và dễ cảm nhiễm bệnh. Nếu tôm đang lột xác hoặc sục xạo tìm kiếm thức ăn dưới đáy sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi khí độc H2S.

Chết sau 2 tháng nuôi (ngày nuôi 70 đến thu hoạch)

Khi tôm nuôi được 70 ngày, cùng với lượng lớn chất thải tích tụ dưới đáy ao, nếu để xảy ra vấn đề thiếu oxy đột ngột do tảo tàn, thay đổi thời tiết (mưa, mây mù, nhiệt độ thấp) thì vi khuẩn kị khí sẽ tăng cường hoạt động và tạo ra nhiều khí độc H2S. Dấu hiệu dễ nhận thấy là xuất hiện những bọt bong bóng lâu tan nổi trên mặt nước ở giữa ao. Chất thải chuyển sang màu rất đen. Thỉnh thoảng tôm giảm ăn mạnh vào cữ sáng. Xuất hiện tôm chết sậm màu với dấu hiệu miệng đen và mang có màu khác thường như hồng, đỏ tía hoặc đen.

Biện pháp phòng ngừa và xử lý khí H2S trong ao nuôi

Biện pháp phòng ngừa khí H2S

Trước khi thả cần cải tạo ao nuôi hoàn chỉnh, chất thải, xác tảo, hóa chất kháng sinh tồn dư,... phải được loại bỏ ra khỏi ao.

Trong quá trình nuôi cần ổn định pH trong ao nằm ở ngưỡng 7,5 – 8,5 và không giao động quá 0,5 trong ngày, duy trì mật độ tảo có lợi trong ao, quản lý cho ăn tốt, cung cấp oxy đầy đủ, thường xuyên sử dụng men vi sinh TS.01 hoặc HATICO.S có chứa nhóm vi khuẩn Nitrat (Nitrosomonas spp và Nitrobater spp) kết hợp sử dụng Yucca và Zeolite định kỳ để giảm H2S

Biện pháp xử lý kịp thời khí H2S trong ao nuôi

Dùng Yucca USA100 (Yucca – C hoặc Yucca phốt) liều 500ml/2.500 m3 nước kết hợp Zeolite liều 200 – 250 kg/ha đánh trực tiếp xuống ao để xử lý khí độc, sau đó đánh vi sinh TS.01 hoặc HATICO.S liều cao 227 g/2000 – 3000 m3 nước, tăng cường chạy quạt khí để cung cấp oxy cho tôm đồng thời rải vôi (CaO hoặc Ca(OH)2 khu vực quy tụ chất thải.

Sau đó đánh TR555 liều dùng 2lít cho 1000m3 và trộn vào thức ăn liều 50ml/kg thức ăn cho tôm ăn để giải độc gan cũng như hỗ trợ chức năng gan cho tôm.

Khi phát hiện trong ao có khí độc H2S, bà con hãy liên hệ ngay đến Tổng đài 1900565681 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!

Từ khóa » Cách Xử Lý H2s Trong Ao Tôm