Xử Lý Nghiêm Những Trường Hợp Khai Báo Không Trung Thực Khi Biết ...
Có thể bạn quan tâm
Thực tế Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 của nước ta đã quy định rất rõ: “Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch”. Điều 8 của luật này còn nêu rõ đối với những hành vi bị nghiêm cấm như: (1). Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, (2). Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, (3). Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, (4). Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
Qua đó cho thấy, việc trung thực trong khai báo bệnh, đặc biệt là đối với các loại truyền nhiễm thuộc danh mục nhóm A theo quy định của Bộ Y tế (Covid-19 thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A), là cực kỳ quan trọng. Bởi nó không những giúp thuận lợi cho việc khoanh vùng, khống chế và dập dịch mà còn giúp cho công tác điều trị kịp thời, có hiệu quả. Đồng thời, nó còn giúp cho việc ngăn ngừa sự lây nhiễm với mức độ nguy hiểm cho cộng đồng. Vừa qua ở huyện Trần Văn Thời, cũng đã xảy ra một trường hợp một phụ nữ từ vùng dịch của Hàn Quốc trở về, đã cùng với người nhà, quyết liệt chống đối việc cách ly tập trung theo yêu cầu của ngành chuyên môn và sau đó người này lại tự ý bỏ về Hàn Quốc. Đây được xem là hành động xem thường kỷ cương phép nước và tính mạng của người khác. Nếu chẳng may người này đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm Covid-19, thì mức độ lây lan trong cộng đồng là rất lớn. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn nhiều người thờ ơ, chủ quan, thiếu tinh thần hợp tác, xem nhẹ việc phòng, chống dịch bệnh, xem đó là chuyện của ngành chuyên môn.
Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thì hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế sẽ bị xử phạt theo điều 10 như sau: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, (trừ trường hợp không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế) đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Không những vậy, những người vi phạm Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, còn có thể đối mặt với án hình sự, nếu phạm phải một trong những hành vi sau đây tại Quyết định 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020, của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Covid-19 gây ra. Phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu hành vi đó: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; Làm chết người; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Làm chết 2 người trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trong tình hình cơn đại dịch Covid-19, vẫn còn đang trong giai đoạn diễn biến hết sức phức tạp trên toàn cầu như hiện nay, thì việc mọi người cùng chung tay nâng cao ý thức phòng, chống có hiệu quả căn bệnh nguy hiểm này là hành động hết sức nhân văn, bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Cụ thể như: Tự nguyện khai báo y tế theo mẫu khuyến cáo của Bộ Y tế; chủ động và tự giác cách ly (thậm chí là cách ly bắt buộc vào khu tập trung), nếu thấy có những triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ về tình trạng sức khỏa của bản thân và người thân, khi đã được ngành chức năng yêu cầu; thực hiện đúng những khuyến cáo của ngành y tế để đề phòng dịch bệnh… Hành động đó, không những là trách nhiệm đối với cộng đồng, mà còn là để tránh cho bản thân phải vi phạm pháp luật.
Từ khóa » Khai Báo Bị Covid
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Khai Báo Y Tế
-
Hướng Dẫn “Khai Báo F0” Qua Hệ Thống Thông Tin điện Tử - HCDC
-
Hướng Dẫn 2 Cách Khai Báo Y Tế Khi Bị F0 Covid đơn Giản Dễ Thực Hiện
-
Các Cách Khai Báo Y Tế Dành Cho F0 - LuatVietnam
-
Người Không Khai Báo Y Tế Thì Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Tạm Dừng áp Dụng Khai Báo Y Tế Nội địa - Thông Tin Chỉ đạo điều Hành
-
Hướng Dẫn F0 Khai Báo Y Tế điện Tử - YouTube
-
F0 Cách Ly Tại Nhà Sử Dụng Hệ Thống Khai Báo Y Tế điện Tử Thành Phố ...
-
F0 Khai Báo Y Tế ở đâu? - Báo Lao động
-
Người Mắc Covid-19 Mà Không Khai Báo Y Tế Thì Có Vi Phạm Pháp ...
-
Chủ động Khai Báo Y Tế Khi Nhiễm Covid-19 để Bảo Vệ Sức Khỏe Cho ...
-
PC-Covid: Ứng Dụng Phòng, Chống Dịch Covid-19 Quốc Gia
-
[PDF] TỜ KHAI Y TẾ
-
Quy Trình Phát Hiện Và Xử Lý F0 Tại Cộng đồng | Sở Y Tế TP. Hồ Chí Minh