Xử Lý Như Thế Nào Nếu Có Ca Bệnh COVID-19 Tại Công Ty, Tòa Nhà Văn ...
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh đang gia tăng. Đặc biệt, trong các trường hợp nhiễm mới có những trường hợp khi phát hiện đã có tình trạng lây nhiễm giữa người làm việc chung tại các công ty, tòa nhà văn phòng. Trước tình hình này, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) đã ban hành Công văn số 2490/TTKSBT-BTN ngày 11/6/2021 về việc hướng dẫn tạm thời xử lý văn phòng tòa nhà làm việc có ca bệnh COVID-19.
Khi gặp tình huống có ca bệnh COVID-19 (F0) xuất hiện tại công ty, tòa nhà văn phòng thì phải điều tra xác định người tiếp xúc với ca bệnh qua khai thác thông tin lịch trình làm việc của ca bệnh; lập danh sách người tiếp xúc qua truy xuất camera và các biện pháp điều tra dịch tễ khác. Đồng thời, phải phun hóa chất khử khuẩn toàn bộ tòa nhà. Người lao động sẽ được trở lại làm việc khi cách ly đủ thời gian quy định và phải có xét nghiệm âm tính.
Trường hợp tiếp xúc gần (F1 gần) là người cùng làm với F0 hoặc có tiếp xúc dưới 2 mét với F0. Những trường hợp này sẽ phải cách ly tập trung 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 5 lần vào ngày 1,5,10,15,20.
Trường hợp tiếp xúc xa/nguy cơ thấp (F1 xa), người làm cùng tòa nhà văn phòng cùng thời gian với F0. Những trường hợp này sẽ phải cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần: 1,5,14
Người tiếp xúc với các F1 nguy cơ cao (F2) sẽ phải cách ly tại nhà kể từ ngày tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm 2 lần: ngày 1 và ngày 5
Để làm giảm nguy cơ lây nhiễm tại các tòa nhà, HCDC đề nghị các công ty, văn phòng thực hiện các biện pháp sau: Tăng cường lưu thông không khí ngoài trời càng nhiều càng tốt bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào và sử dụng quạt tại phòng làm việc, phòng họp; Không tập trung quá 10 người trong 1 phòng làm việc; Luôn mang khẩu trang trong quá trình làm việc, hội họp; Tăng cường công tác vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc; Thực hiện khai báo y tế theo quy định, lập sẵn danh sách tất cả nhân viên, người lao động để thuận lợi trong truy vết phòng chống dịch.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch đến tất cả nhân viên tại nơi làm việc như quản lý, nhân viên, nhân viên vệ sinh và nhân viên bảo trì. Bố trí xen kẽ các ca làm việc, thời gian bắt đầu và thời gian nghỉ để giảm số lượng nhân viên trong các khu vực chung. Đẩy mạnh họp trực tuyến, hạn chế các cuộc họp không cần thiết.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC)
Từ khóa » F1 Covid Thì Phải Làm Gì
-
Phải Làm Gì Khi Trở Thành F1 Có Nguy Cơ Nhiễm Covid 19? | Vinmec
-
Những điều F1 Cần Biết: Thế Nào Là F1, Cách Ly Ra Sao?
-
10 Việc Cần Chuẩn Bị Nếu Bạn Là F1, F0 Cách Ly Tại Nhà - Bộ Y Tế
-
Những điều Cần Biết Dành Cho Người Tiếp Xúc Gần (F1) Với ... - Medinet
-
Phải Làm Gì Khi Trở Thành F1?
-
Ai Là F0, F1 Theo Hướng Dẫn Mới Của Bộ Y Tế?
-
F0 F1 đi Làm Cần Lưu ý điều Gì để Hạn Chế Nguy Cơ Lây Nhiễm
-
Làm Gì Và Không Nên Làm Gì Khi Là F1? - YouTube
-
Những điều Cần Thực Hiện Khi Cách Ly F1 Tại Nhà - HCDC
-
[PDF] Hướng Dẫn Cách Ly Tại Nhà đối Với Người Tiếp Xúc Gần Với Bệnh ...
-
Hướng Dẫn Mới Nhất Của Bộ Y Tế Với Trường Hợp Tiếp Xúc Gần Với Ca ...
-
Làm Thế Nào để An Toàn Cho F1 Khi Có F0 Sống Cùng Nhà
-
[PDF] Hướng Dẫn Cách Ly Tại Nhà Dành Cho Người Tiếp Xúc Gần Với ...
-
Nhóm Câu Hỏi Về F0,F1 Và Bổ Sung Với Trẻ Em