Xử Lý Nước Bể Bơi (hồ Bơi) Như Thế Nào Hiệu Quả | Quy Trình (CHUẨN)

Xử lý nước bể bơi

Xử lý nước bể bơi phải thường xuyên – Vì sao?

Vệ sinh hồ bơi là công việc cần thực hiện thường xuyên bởi không chỉ giúp cho không gian thẩm mỹ xung quanh hồ thêm thoáng mát, rộng rãi mà còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại trong nước bảo vệ sức khỏe người bơi. Từ đó tạo ra mỗi trường bơi lội lành mạnh, an toàn, trong sạch.

Ngoài ra, xử lý theo chu kỳ giúp ngăn ngừa rong rêu phát triển, tránh gặp phải các vấn đề như nước chuyển màu xanh, vàng, bị bọt trắng, bị đục và ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm khác gây ảnh hưởng đến các thiết bị hồ bơi.

Công trình mà công ty cổ phần Union thi công

Hình ảnh hồ bơi được làm sạch thường xuyên

Nếu như trong một thời gian dài hồ bơi không được xử lý đúng cách ta thường thấy các tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm gây nên nhiều hiện tượng dưới đây:

  • Nước bể bơi màu xanh: nguyên nhân do rong rêu tảo phát triển mạnh mẽ
  • Nước bể bơi bị đục: yếu tố thời tiết, con người ,hệ thống lọc lâu ngày chưa được vệ sinh, kiểm tra bảo trì bảo dưỡng.
  • Nước bể bơi màu vàng: do không sử dụng hồ bơi trong thời gian dài, sử dụng hóa chất sai liều lượng, không dọn rửa vệ sinh thường xuyên.
  • Bể bơi không được làm sạch thường xuyên sẽ dẫn đến một số tác hại cho người bơi như nấm mốc, các bệnh về da, mắt, đường ruột…

Hiện tượng hồ bơi cần xử lý

Hiện tượng nước hồ bơi bị ô nhiễm cần làm sạch

Quy trình xử lý nước hồ bơi bằng hóa chất

1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

Hóa chất cần thiết:

  • Chlorine 70 dùng để sốc clo, tiêu diệt vi khuẩn
  • HCL 32%, hóa chất pH+, pH- dùng để cân bằng nồng độ pH trong bể
  • Hóa chất trợ lắng PAC nếu bể có nhiều cặn bẩn gây khó khăn trong quá trình hút và lọc.
  • CuSO4 đối với nước bị nhiễm rêu tảo, bị xanh

Các thiết bị hỗ trợ:

  • Bộ đo hóa chất 
  • Bàn hút đáy
  • Sào nhôm
  • Robot vệ sinh (Nếu có)
  • Ống nước
  • Chổi cọ
  • Quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang…

Nhằm đem đến nguồn nước an toàn, đạt chuẩn chất lượng thì chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện đúng theo phương pháp dưới đây:

2. Quy trình xử lý nước bể bơi bằng hóa chất

➣ Bước 1: Kiểm tra tình trạng của hồ bơi

Kiểm tra nồng độ pH và clo bằng bộ test nước hoặc có thể nhận biết tình trạng của bể bằng mắt thường nhằm đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời, đúng hóa chất, đúng liều lượng, hiệu quả.

Cách đo nồng độ pH và Clo trong nước như sau:

  • Lấy mẫu thử cho vào ống nghiệm của bộ thử 
  • Nhỏ một vài giọt Phenol và OTO vào ống nghiệm có chứa mẫu thử
  • Lắc đều và đọc kết quả

Ứng dụng bộ kiểm tra chất lượng nước bể bơi Procopi

Dùng bộ test thử nước kiểm tra

➣ Bước 2: Quy trình xử lý bằng hóa chất

Sau khi đã xác định được vấn đề mà hồ bơi của bạn gặp phải, từ đó chuẩn bị được các hóa chất và dụng cụ cần thiết. Chúng ta sẽ đi vào tiến hành xử lý cụ thể cho từng trường hợp như sau:

Xử lý nước hồ bơi bằng hóa chất

a. Đối với hồ bơi cần khử trùng

Hòa tan bột chlorine 70 liều lượng 2-3g/m3 rồi rải đều trên bề mặt bể, đồng thời khởi động máy lọc trong 4 tiếng. Tiến hành thực hiện hàng ngày, tuy nhiên với bể gia đình không sử dụng thường xuyên thì cần giảm liều lượng xuống còn 1-2g/m3. Ngoài ra, đối với các bể có quy mô lớn như bể kinh doanh, công cộng cần tăng liều lượng lên 3-5g/m3 cho phù hợp.

b. Đối với bể bơi mất cân bằng nồng độ pH

Khi sử dụng bộ test kiểm tra thấy nồng độ pH trong nước không trong khoảng 7,2 – 7,6 thì cần sử dụng hóa chất pH+ hoặc pH- để điều chỉnh độ pH về ngưỡng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn. Cụ thể như sau:

  • Nếu pH < 7,2: Tùy vào nồng độ chính xác hiện tại mà có liều lượng sử dụng hóa chất pH+ phù hợp, cứ mỗi 1kg/100m3 nước sẽ tăng được 0,2 độ pH. Tiến hành pha loãng pH+ rồi rải đều xuống bể bơi. 
  • Nếu pH > 7,2: Trong trường hợp này cần sử dụng pH- để cho vào bể với tỉ lệ 1kg/100m3 nước. Khi đó nồng độ pH trong nước sẽ giảm được 0,1. Tiến hành nhiều lần đến khi pH về mức tiêu chuẩn thì dừng lại.

Lưu ý: khi hòa tan hóa chất pH+ hoặc pH- cần cho từ từ hóa chất vào trong nước, tuyệt đối không được làm ngược lại. Khi xử lý xong cần đợi ít nhất 6-8h mới đưa bể bơi vào sử dụng trở lại.

c. Bể bơi gặp tình trạng xuất hiện rêu tảo xanh

Hồ bơi khi xuất hiện rêu tảo sẽ làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bơi. Tuy nhiên để giải quyết triệt để hiện tượng này cũng không phải là quá khó, cách thức thực hiện như sau:

Sử dụng theo tỉ lệ 5g-8g/100m3 nước đối với CuSO4 dạng bột còn CUSO4 dạng dung dịch thì tỉ lệ từ 330ml tới 1 lít/100m3 nước. Tần suất vệ sinh 1 tháng 1 lần, cần lưu ý CuSO4 phản ứng với Clo nên cần đổ CuSO4 ngay trước cửa vòi xả.

➣ Bước 3: Tiến hành cọ sạch quanh bể và hút sạch tảo, cặn bẩn

Sau khi tiến hành khử trùng, cân bằng độ pH hoặc diệt trừ xong rêu tảo chúng ta cần hút sạch những cặn bẩn còn sót trong nước. Để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây mất vệ sinh ra khỏi bể. Hóa chất hỗ trợ đắc lực cho công việc này đó là trợ lắng PAC. Cùng tham khảo cách thức thực hiện ngay sau đây: 

  • Tắt hệ thống lọc nước
  • Tiến hành chà lại 1 lần nữa cọ sạch sẽ tường và đáy hồ bằng chải cọ.
  • Hòa tan trợ lắng PAC theo tỉ lệ 2kg/100m3 rồi rải đều xung quanh mặt hồ. Đợi khoảng 4 – 6h để chất trợ lắng tan hoàn toàn trong nước, từ đó mà các cặn bẩn, rêu tảo lắng hết xuống đáy.
  • Dùng bàn hút vệ sinh hoặc robot vệ sinh để hút sạch toàn bộ cặn bẩn, kết thúc quy trình.

Ứng dụng bàn hút đáy hợp kim nhôm Procopi

Từ khóa » Cách Xử Lý Hóa Chất Bể Bơi