Xử Lý Nước (pH Và độ Cứng GH) Cho Bể Cá Dĩa - Cá Cảnh Phong Thuỷ

Nuôi cá dĩa đặc biệt chú trọng đến điều kiện của bể cá cảnh nuôi, cá dĩa là một loài cá vốn nhạy cảm với môi trường vì vậy người chơi cá dĩa cần phải tự trang bị một số thông tin cần thiết để bể cá dĩa luôn khỏe mạnh và lớn nhanh.

cadia23

Những người nuôi cá dĩa chuyên nghiệp thường nuôi mật độ cao và thay nước với tần suất 2-3 lần/ngày, mỗi lần từ 50-100% nước hồ. Nhà lai tạo cá dĩa tiên phong Jack Wattley cho rằng cá dĩa tiết ra một loại hormon hạn chế tốc độ tăng trưởng của đồng loại. Nồng độ nitrate cao cũng làm cá dĩa tăng trưởng chậm. Chế độ thay nước này loại bỏ những chất trên một cách nhanh chóng để cá lớn nhanh hơn. Lưu ý rằng nước sạch trước khi thay cần được xử lý thích hợp (chẳng hạn clor, pH, gH; xử lý nước lại là một đề tài lớn khác).

– Nếu cá đẻ thì độ PH thích hợp là PH = 6.5.

– Bình thường thì độ PH = 7. Nhưng tốt nhất cho sức khỏe Cá thì PH nên là 6.5.

– Nước phải không bị nhiễm phèn.

– Nếu là nước máy thì nên xử lý hết Clo trước khi cho nước vào hồ để tránh Cá bị sốc.

– Nếu là nước giếng thì nên sục khí mạnh 2 tiếng đồng hồ trước khi cho nước vào hồ Cá để tránh Cá bị sốc. Cho vài cục san hô nhỏ vào hồ để làm tăng độ PH nếu nước có khuynh hướng giảm độ PH.

Theo một số thông tin trên mạng thì cá dĩa phát triển tốt (nhanh và to hơn) trong điều kiện nước cứng. Độ cứng của nước nuôi cá dĩa nên từ 3 đến 15 dH (từ mềm đến hơi cứng), cá dĩa vẫn có thể thích nghi với nước cứng hơn nhưng chúng sẽ bị stress. Cần tăng độ cứng lên từ từ để cá dĩa quen dần. Chất tăng độ cứng (không ảnh hưởng đến pH) mà mọi người thường dùng là clorua can-xi CaCl2.

Thông số nuôi cá dĩa mà trại Stendker (Đức) khuyên dùng:

Độ cứng gH 15

Độ kiềm kH 8

Độ pH 7

Độ dẫn (conductivity) 800 μ Siemens

Nhiệt độ 30oC

Nguồn diendancacanh

Nguồn khoadiscus

Từ khóa » độ Cứng Nước Bể Cá