Xử Lý Nước Thải Bằng Thực Vật Thủy Sinh Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh nói riêng là một trong những phương pháp tiết kiệm chi phí vận hành nhất.
1. Thực vật thủy sinh là gì?
Thực vật thủy sinh là thực vật thích ứng với việc sống trong môi trường nước. Chúng có thể sống hoàn toàn trong nước, một phần trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như bùn. Các loài sen, hoa súng thích ứng với môi trường ngập nước với phần lá nổi trên mặt nước.
Những loài thực vật thủy sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ các nguồn muối vô cơ dư thừa, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng dư thừa trong nước chính vì thế mà người ta cũng xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh.
Ngoài ra, những loài thực vật thủy sinh cũng cung cấp một lượng oxy đáng kể do các hoạt động quang hợp của chúng.
Để xử lý nước thải sinh hoạt có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp đầu tư xây dựng ít tiền nhất, hoạt động hiệu quả nhất và chi phí vận hành thấp nhất thì không phải ai cũng biết. >>> Xem thêm |
2. Phân loại thực vật thủy sinh
Có 3 loại thực vật thủy sinh chính:
Loại sống trôi nổi trên mặt nước:
Bộ rễ của loại thực vật thủy sinh này không bám vào đất mà lơ lửng trong nước, thân và lá của nó phát triển trên mặt nước. Bộ rễ của loại thực vật thủy sinh này vừa lấy chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước để phát triển, đồng thời cũng là môi trường bám dính để nhóm vi sinh vật hữu ích bám vào, tiêu thụ các chất dinh dưỡng góp phần xử lý nước. Loại thực vật thủy sinh này là loại chính được sử dụng trong việc xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật thủy sinh.
Có thể kể ra một vài loại như: Hoa lục bình, rau muống nước, hoa súng, cây bèo cái.
Loại thực vật thủy sinh sống vươn lên mặt nước:
Loại thực vật thủy sinh này có rễ ăn vào đất nhưng thân và lá phát triển vươn lên trên mặt nước do đó khả năng quang hợp tốt, che nắng dẫn đến ngăn chặn sự phát triển của tảo trong nước. Nhóm này cũng được sử dụng để xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh.
Có thể kể đến như: Cây cỏ nến, Cây bấc, cây hương bồ, cây bồn bồn
Nhóm sống chìm dưới nước (rong):
Loại thực vật thủy sinh này phát triển hoàn toàn dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các vùng nước có đủ ánh sáng. Khi phát triển quá nhiều chúng gây ra các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, cản trở sự khuếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó các loài thủy sinh thực vật này không thích hợp trong việc xử lý nước thải.
Ví dụ như: Rong tóc tiên, rong đuôi chó (contail), rong đuôi chồn (Hydrilla)…
3. Cơ chế xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh
Gồm 2 quá trình xử lý chính sau:
- Thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, các chất ô nhiễm trong nước thải sinh ra sinh khối để phát triển.
- Bộ rễ với mật độ rất cao là giá thể bám dính của hệ vi sinh vật phát triển trong nước; tăng mật độ tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải. Đồng thời hệ vi sinh này cũng di chuyển cùng với thực vật thủy sinh. Do đó phạm vi xử lý cao hơn; tránh trường hợp các vi sinh vật không có chỗ bám dính và lắng xuống đáy.
4. Mục đích, vai trò, ưu nhược điểm xử lý nước thải của thực vật thủy sinh
4.1 Mục đích:
- Xử lý nước thải.
- Góp phần loại bỏ dinh dưỡng trong nước thải.
- Thu hồi dinh dưỡng và các chất hữu cơ vào sinh khối.
- Sử dụng sinh khối thực vật vào mục đích khác.
4.2 Ưu điểm thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải
- Tốc độ xử lý chậm nhưng ổn định đối với các loại nước thải có nồng độ COD, BOD thấp. Thường được áp dụng trong khâu xử lý cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải, bố trí tại hồ điều hòa để nâng chất lượng nước lên loại A. Hoặc sử dụng trong các hồ chứa nước trong nội đô.
- Chi phí đầu tư xử lý không cao.
- Quá trình xử lý cực kỳ đơn giản, chi phí vận hành cực thấp.
- Quá trình xử lý tạo ra sinh khối được sử dụng vào nhiều mục đích như: làm nguyên liệu cho công việc thủ công mỹ nghệ, làm thực phẩm cho gia súc gia cầm, làm phân Comport.
- Bộ rễ thân cây ngập nước là giá thể rất tốt đối với vi sinh vật; sự vận chuyển của cây đưa vi sinh vật đi theo.
- Sử dụng thực vật xử lý nước trong nhiều trường hợp không cần cung cấp năng lượng. Do vậy có thể ứng dụng ở những vùng hạn chế năng lượng.
4.3 Nhược điểm thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải
- Tốc độ xử lý chậm dẫn đến diện tích cần dùng để xử lý nước thải phải lớn.
- Không gian mặt thoáng sinh trưởng phải thoáng để có đủ ánh sáng.
- Rễ thực vật có thể là nơi cho vi sinh vật có hại sinh sống; chúng là tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường mạnh.
5/5 - (2 bình chọn)Tìm hiểu về chúng tôi
- Website: Công ty Môi trường CCEP
- Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
- Hotline: 091.789.6633
- Email: ccep.vn@gmail.com
- Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
- VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Từ khóa » Cây Thủy Sinh Xử Lý Nước Thải
-
Ứng Dụng Thực Vật Thủy Sinh Trong Xử Lý Nước Thải Phân Tán, Chi Phí ...
-
Thực Hư Chuyện Xử Lý Nước Thải Bằng Cây Thủy Sinh? - Công Nghệ MET
-
Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Bằng Thực Vật Thủy Sinh
-
Các Loại Cây Xử Lý Nước Thải Hiệu Quả Nhất
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Thủy Sinh Thực Vật
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Các Cây Thuỷ Sinh
-
Các Loại Cây Thủy Sinh Có Khả Năng Lọc, Xử Lý Nước Tốt
-
Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Thủy Trúc
-
Xử Lý Nước Thải Bằng Thực Vật Thủy Sinh Theo Nhiều Cách
-
Cây Thủy Trúc Có Tác Dụng Gì Trong Việc Xử Lý Nước Thải?
-
Cây Thủy Trúc Và Khả Năng Xử Lý Nước Thải
-
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Bằng Thực Vật