Xử Lý Ra Hoa Xoài: Cơ Sở & Biện Pháp - Hợp Trí
Có thể bạn quan tâm
CƠ SỞ SINH LÝ CỦA VIỆC XOÀI RA HOA:
Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của Xoài:
1. Yếu tố khí hậu (bao gồm nhiệt độ và quang kỳ):
Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra hoa và đậu quả của cây xoài.
Về nhiệt độ: nếu thời tiết quá lạnh hay quá nóng thì cây xoài sẽ chuyển qua trạng thái hưu miên (dormancy) và không ra hoa, ngưng tăng trưởng trong một thời gian nhất định. Nhiệt độ thích hợp đề xoài ra hoa từ 24-28,8oC. Do đó vĩ độ và cao độ càng cao thì thời vụ ra hoa của xoài càng chậm.
Về thời gian chiếu sáng (quang kỳ): sự phân hóa mầm hoa của xoài thường xảy ra trong điều kiện ngày ngắn. Một số năm vẫn thấy Xoài cho hoa tự nhiên vào tháng 6 DL (ngày dài), tuy nhiên xoài ra hoa vào thời gian này thì số lượng hoa lưỡng tính ít và thường bị mất mùa. Ngoài ra ở tán lá phía Đông (mặt trời mọc) nhận số giờ chiếu sáng nhiều hơn nên có thể trổ hoa sớm hơn phía Tây vài ngày, nhưng chúng lại có số hoa lưỡng tính thấp hơn.
2. Đặc tính của cây:
Sự ra hoa của xoài phụ thuộc rất nhiều vào giống, tuổi cây và tuổi cành.
Giống xoài bưởi, xoài tứ quí, xoài thanh ca, xoài cát ghép, xoài Hòn, xoài Lữ Phụng Tiên dễ ra hoa hơn xoài cát Hoà Lộc, cát trắng Cần Thơ, cát chu. Giống xoài cát thơm, cát bồ, xoài tượng là nhóm khó ra hoa nhất.
Về tuổi cây, nếu cây có tuổi càng cao (càng lâu năm) thì tỷ lệ hoa lưỡng tính trên một phát hoa cao hơn ở cây còn tơ.
Về tuổi cành, thường xoài ra đọt từ 2-3 đợt/năm, nếu đợt ra đọt sau quá muộn thì xoài đến mùa ra hoa sẽ khó ra hoa vì lá chưa đủ tuổi. Theo quan sát, lá có độ già ít nhất là 7 tháng tuổi mới có thể ra hoa tốt.
3. Yếu tố dinh dưỡng và tác động của tỉ lệ C/N lên sự ra hoa:
Khi xoài ra hoa thì tỉ lệ C/N (tỉ lệ Carbohydrates/Đạm) ở chồi cao hơn so với các thời kỳ khác. Vì vậy để cho xoài ra hoa tốt thì cần phải tăng cường bón P, K, Ca, Mg vào thời kỳ cây bắt đầu phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên vai trò của N trong thời kỳ này cũng rất quan trọng. Khi phân tích ở các chồi mang trái thấy rằng hàm lượng N, P, K, Ca và Mg đều cao hơn ở những chồi không mang trái. Có nghĩa khi cây suy kiệt, thiếu dinh dưỡng hay thừa N mà thiếu P, K, Ca, Mg đều khó ra hoa, đậu trái. Do đó để cây ra hoa và cho trái tốt cần phải bón cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng bên trên.
4. Vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng trong sự ra hoa của xoài:
Hàm lượng và tỉ lệ các chất điều hòa sinh trưởng quyết định rất cao đến quá trình cây ra hoa hay ra lá.
Qua rất nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng Auxins, Cytokinin, Paclobutrazol, Ethylene...thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa (ra hoa) trong khi Gibberellin (GA3) thúc đẩy quá trình tăng trưởng chồi (ra lá).
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA XOÀI
Dựa vào cơ sở bên trên, nhiều biện pháp xử lý xoài ra hoa sớm hay ra hoa trái vụ đã được ứng dụng. Tuy nhiên tại các tỉnh ĐBSCL và ĐNB biện pháp sử dụng Paclobutrazol kết hợp biện pháp canh tác, chăm sóc cây đúng cách được áp dụng phổ biến nhất.
Biện pháp tỉa bớt hoa và trái khi Xoài trúng mùa:
Tỉa bỏ bớt hoa và trái trên cây vào những năm xoài trúng mùa nhằm làm cho cây xoài không bị kiệt sức từ đó xoài có khả năng cho hoa và trái trong nhiều năm (hạn chế hiện tượng ra hoa cách niên). Dựa trên cơ sở nầy, Chadha và ctv., (1979); Pal và ctv., (1982) đã sử dụng chất cản như: Ethephon (Ethrel), Cyclohexamide, Carbaryl, Gebutox, Pikoff... để phun làm rụng bông xoài. Kết quả cho thấy xoài rất dễ rụng hoa khi phun 500 ppm Ethephon hoặc 250 ppm Cyclohexamide.
Biện pháp xén tỉa cành (pruning) và khấc cây (girdling):
Tỉa bớt các cành già vào khoảng 4 tháng trước khi cây ra hoa. Biện pháp nầy đã giúp cho cây sử dụng dinh dưỡng hiệu quả hơn nên đã góp phần vào việc ra hoa, cho trái nhiều hơn. Mallik (1951) cũng đề nghị khấc cành của cây vào những năm trúng mùa để lượng dưỡng chất tích tụ và vào năm thất mùa cây cũng sẽ dễ được ra hoa và trái hơn.
Biện pháp ung khói (smudging):
Vào năm 1916, De Leon đã đề cập đến vấn đề ung khói. Đến nay đã có rất nhiều kết quả trong việc ung khói để tạo sự ra hoa cho xoài, ung khói liên tục trong vòng 2 tuần; mỗi ngày ung từ 12-24 giờ bằng cỏ, rơm hay trấu ẩm; có thể tạo điều kiện cho xoài ra hoa ở mọi thời điểm trong năm (trừ các tháng mưa nhiều có thể làm giảm hiệu quả ra hoa và đậu trái). Tuy nhiên nếu 2 tuần sau khi xử lý mà xoài vẫn chưa ra hoa, các tác giả đề nghị ngưng xử lý 2 tuần và sau đó xử lý tiếp tục như ban đầu. Cơ chế của việc ung khói là cung cấp một lượng khí Ethylene (C2H4) cho cây, giúp cây xoài được kích thích ra hoa. Ngoài Ethylene trong khói còn chứa nhiều CO2, CO và Acetylene (C2H2) cũng góp phần đáng kể cho việc kích thích ra hoa trên cây xoài (Bondad, 1989). Tuy nhiên biện pháp này trong thực tế khó áp dụng.
Biện pháp xử lý với khí Ethylene:
Tại Ấn Độ, Ethrel rất hiệu quả để xử lý ra hoa trên giống xoài Langra. Sengupta (1991) đã báo cáo các thí nghiệm thực hiện từ năm 1977-1981 trên giống xoài Langra 20 năm tuổi, kết quả cho thấy hiệu quả xử lý có tác động tốt đến số trái trên cây; kết quả nầy cũng cho thấy rõ nét nhất ở những năm xoài bị thất mùa hơn những năm xoài trúng mùa; công thức xử lý phun: Ethrel 200 ppm + Urea 1%, kế đó là KNO3 1%, Urea 1% hoặc Ethrel 1-2%. Hay công thức xử lý là: Ethrel 200 ppm, KNO3 1%, Ortho Phosphoric acid 1% cũng cho kết quả tương tự với công thức trên. Một thí nghiệm khác của Chacko và ctv., (1974) là sử dụng Ethrel 200 ppm từ 4-5 lần cách nhau 15-20 ngày/lần từ tháng 9 DL (tại Ấn Độ) xoài sẽ cho ra hoa tốt và dễ dàng hơn.
Biện pháp xử lý thúc đẩy ra hoa với Thiourea:
Thời điểm xử lý Hợp Trí BON (Thiourea 99%)
Thiourea là hóa chất có tác dụng phá vỡ miên trạng của mầm ngủ (mầm lá hoặc mầm hoa) nên có tác dụng thúc đẩy ra tược hoặc ra hoa sớm đồng loạt. Tác dụng của Thiourea giống Nitrate Kali (KNO3) nhưng hiệu quả cao hơn gấp 2-3 lần. Nguyễn Lê Lộc Uyển (2001) cho biết trên cây xoài cát Hoà Lộc 3 năm tuổi (nhân giống bằng phương pháp tháp) phun Thiourea ở nồng độ 0,5-0,75% có thể kích thích ra hoa 10% trong mùa nghịch, trong khi Nitrate Kali ở nồng độ 2% không có hiệu quả. Ở cây 9 năm tuổi (nhân giống bằng hột) cây ra hoa 40% trong mùa nghịch khi phun Thiourea ở nồng độ 0,5%, cao gấp hai lần so với phun Nitrate Kali ở nồng độ 2%. Ở Thái Lan, Thiourea thường được dùng để kích thích mầm hoa, thúc đẩy quá trình ra hoa sau khi đã xử lý PBZ (Paclobutrazole). Charnvichit (1989) cho biết Thiourea có thể thúc đẩy sự phá miên trạng và đạt tỉ lệ ra hoa từ 79,2% và 100% sau khi xử lý PBZ từ 106 và 120 ngày. Tương tự, Tongumpai và ctv. (1997) cho biết trên giống xoài Kiew Savoey, cây sẽ ra hoa 100% khi phun Thiourea ở nồng độ 0,5% ở giai đoạn 120 ngày sau khi tưới gốc PBZ với liều lượng 6 g a.i./cây. Tuy nhiên, nếu xử lý Thiourea trước 75 ngày sau khi tưới gốc PBZ thì cây sẽ ra đọt 100%.
Biện pháp xử lý ra hoa sớm bằng Paclobutrazole kết hợp canh tác:
1. Sau thu hoạch:
- Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu tạo tán thưa để cây nhận được nhiều ánh sáng.
- Phun thuốc Norshield 86.2WG (300g/200 lít nước) để rửa vườn phòng trừ nấm, mốc, rêu tảo trên cành, tán.
- Rải NPK kết hợp Hợp Trí Super Humic (hữu cơ sinh học 70%) để tái tạo rễ mới và phục hồi sinh trưởng cây (10kg Hợp Trí Super Humic /ha).
2. Thúc ra tược đồng loạt:
- Phun Hợp Trí BON (thioure 99%): 1 kg/200 lít nước.
- Dưỡng tược: phun Bud Booster để dưỡng đọt mập, lá to khỏe; phun Norshield 86.2WG và Permecide 50EC để phòng trừ sâu bệnh.
- Tùy tình trạng sinh trưởng của cây, tùy điều kiện thực tế mà có thể để từ 1 đến 3 cơi đọt thì có thể tiến hành xử lý ra hoa.
3. Xử lý phân hóa mầm hoa: khi tầng lá cuối cùng ra được 15 – 20 ngày tuổi (lá nở hết cỡ và có màu đồng) thì tiến hành xử lý bằng Brightstar 25SC (Paclobutrazol 25%).
Thời điểm xử lý Brightstar 25SC (Paclobutrazole 25%) |
- Xới nhẹ đất quanh gốc xoài (từ gốc ra khoảng 20 – 30cm).
- Pha từ 20 đến 80ml Brightstar 25SC với 4-6 lít nước tưới quanh thân cây xoài từ trên cao khoảng 1m xuống mặt đất (cứ mỗi 1 mét đường kính tán cây cần 4-5ml Brightstar 25SC).
- Sau khi xử lý Brightstar 25SC cần tưới đủ ẩm cho cây trồng vòng 1 tuần lễ.
4. Hiệu chỉnh tỉ lệ C/N để cây tạo mầm hoa mạnh: sau khi xử lý Brightstar khoảng 10 -15 ngày, lúc lá chuyển sang màu xanh thì tiến hành phun Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE và Hydrophos Zn giàu lân, kali, các chất trung vi lượng để tăng tỉ lệ C/N.
- Liều lượng: 500g Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE và 500ml Hydrophos Zn/phuy 200 lít.
- Phun 2-3 lần cách nhau 10 ngày/lần
5. Thúc ra hoa đều, đồng loạt: sau xử lý Brightstar 25SC khoảng 2 – 2,5 tháng (đối với giống xoài dễ ra hoa) hoặc 3,5 – 4 tháng (đối với giống xoài khó ra hoa), khi thấy lá có màu xanh thẫm, gân lá nổi rõ mép lá gợn sóng, bóp lá thấy giòn, đầu cành có thể nhú cựa gà thì tiến hành phun Hợp Trí BON (Thioure 99%).
- Liều lượng: 1kg/phuy 200 lít
- Phun 1 lần
6. Tăng khả năng thụ phấn và chống rụng trái non:
Khi phát hoa dài 10 – 15cm và khi trái non vừa đậu (hạt bắp) thì tiến hành phun Bortrac + Hợp Trí CaSi để tăng khả năng thụ phấn cho hoa và chống rụng trái non.
- Liều lượng: 300ml Bortrac + 300ml Hợp Trí CaSi/phuy 200 lít
- Để phòng trừ sâu bệnh giai đoạn này có thể sử dụng Brightin 4.0EC, Permecide 50EC, Thiamax 25WG, Envio 250SC, Tepro Super 300EC.../.
TS Hồ văn Chiến
KS Nguyễn Hữu Nhịnh
Từ khóa » Xoài Ra Hoa Có Nên Tưới Nước Không
-
Chăm Sóc Xoài Ra Hoa Nuôi Trái - Dân Việt
-
Cách Chăm Sóc Cây Xoài Ra Hoa đậu Quả Tốt Nhất - Wiki Phununet
-
Quy Trình Chăm Sóc Và điều Khiển Cho Xoài Ra Hoa, đậu Trái
-
Chăm Sóc Xoài Ra Hoa Nuôi Trái
-
Biện Pháp Xử Lý Xoài Ra Hoa đồng Loạt, đậu Nhiều Quả Bằng Hóa Chất
-
Dinh Dưỡng Cho Cây Xoài Giai đoạn Ra Trái
-
Kinh Nghiệm, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Xoài Giai đoạn Ra Hoa Và đậu ...
-
Hiệu Quả Phương Pháp Mới Xử Lý Xoài Ra Hoa | Kiến Thức Nông Nghiệp
-
KỸ THUẬT XỬ LÝ XOÀI RA HOA NGHỊCH VỤ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
-
Kỹ Thuật Xử Lý Xoài Ra Hoa Nghịch Mùa Bằng Paclobutrazol
-
Phương Pháp Cho Xoài Ra Hoa, đậu Quả Theo ý Muốn
-
Cây Xoài
-
Xử Lý Xoài Ra Hoa ở Phía Bắc
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Xoài Không Ra Hoa, Xoài Ra Hoa ...