Xử Lý Tiêu Chảy ở Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Phân của trẻ sơ sinh thường mềm và lỏng, do đó, đôi lúc sẽ khiến mẹ khó nhận biết tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Mẹ có thể nghi ngờ con bị tiêu chảy nếu có những thay đổi như: trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày hoặc phân lỏng hơn bình thường.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi do đâu?
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phần lớn do vi rút. Ngoài ra, bé cũng có thể bị tiêu chảy do:
- Chế độ ăn uống của trẻ có thay đổi hoặc chế độ ăn của mẹ thay đổi trong trường hợp mẹ cho con bú.
- Bé hoặc mẹ đang cho con bú dùng kháng sinh.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Nhiễm ký sinh trùng.
- Mắc các bệnh hiếm gặp như xơ nang.
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nguy hiểm thế nào?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, trẻ rất dễ bị mất nước nhanh chóng và gặp nguy hiểm khi bị tiêu chảy. Do đó, khi có các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ba mẹ cần theo dõi kỹ sức khỏe của trẻ để nhận biết các dấu hiệu mất nước. Cụ thể:
- Khóc ít hoặc không ra nước mắt
- Mệt mỏi, ít hoạt động hơn bình thường
- Hay cáu kỉnh
- Khô miệng
- Da khô, để lại vết hằn không đàn hồi khi bị ép nhẹ
- Mắt trũng
- Thóp trên đỉnh đầu mềm
Cách xử lý tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Điều quan trọng đầu tiên khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị tiêu chảy là cần cho trẻ nhận đủ chất lỏng để tránh mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên nếu trẻ bú mẹ. Sữa mẹ giúp trẻ tăng sức để kháng, ngăn ngừa tiêu chảy để bé phục hồi nhanh hơn. Nếu bé dùng sữa công thức, vẫn tiếp tục cho trẻ dùng trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà bác sĩ có thể cho trẻ uống thêm các chất lỏng có chứa chất điện giải như Pedialyte hoặc Infalyte cứ sau 30-60 phút.
Lưu ý:
- Không cho trẻ dùng các đồ uống thể thao.
- Không tùy tiện cho trẻ dùng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé sạch sẽ, nên vệ sinh cho trẻ bằng nước thay vì dùng khăn lau. Mẹ cũng có thể dùng thêm kem dưỡng để làm da bé dễ chịu hơn. Đồng thời giữ môi trường xung quanh bé thông thoáng, khô ráo. Người lớn sau khi chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay cẩn thận để tránh lây lan vi trùng gây bệnh.
Cuối cùng, cần đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có dấu hiệu: mất nước, sốt và tiêu chảy kéo dài hơn 2 đến 3 ngày, đi tiêu chảy hơn 8 lần trong 8 giờ, nôn ói liên tục trong hơn 24 giờ, phân có chứa máu/chất nhầy hoặc mủ…
Theo Medlineplus
Từ khóa » Con 2 Tháng Tuổi Bị đi Ngoài
-
Nguyên Nhân Tiêu Chảy ở Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi Và Cách Xử Lý
-
Trẻ 2 Tháng Tuổi đi Ngoài Mấy Lần Một Ngày Là Bình Thường? | Vinmec
-
3 Cách Chữa đi Ngoài Cho Trẻ Sơ Sinh – Trẻ Nhỏ Bằng Bài Thuốc Dân Gian
-
Trẻ Sơ Sinh Bị đi Ngoài Nhiều Lần Thì Phải Làm Sao?
-
Trẻ 1 đến 2 Tháng đi Ngoài Nhiều Lần Và Có Chất Nhầy | TCI Hospital
-
Trẻ Sơ Sinh đi Phân Lỏng Có Phải Tiêu Chảy? Cách Nhận Biết Và Chăm ...
-
Trẻ 2 Tháng Tuổi đi Ngoài Mấy Lần Một Ngày Là Bất Thường? - MarryBaby
-
Trẻ 2 Tháng Tuổi Bị Táo Bón: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Ngừa
-
Trẻ 2 Tháng Tuổi Bị Tiêu Chảy Mẹ Phải Làm Thế Nào? - Gas Bimbi
-
Trẻ 3 Tháng Tuổi Bị Táo Bón: Đâu Là Giải Pháp điều Trị Tối ưu?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý | Huggies
-
Bé 2 Tháng 10 Ngày Bụng Hay Sôi | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Trẻ 8 Tháng Bị Tiêu Chảy - Cha Mẹ Nên Làm Gì? - Tràng Phục Linh