Xử Lý Vết Bầm Tím đúng Cách

- Advertisement -

bầm tím trên da

Ai trong chúng ta đều ít nhất một lần bị bầm tím ở đâu đó trên cơ thể. Bạn có thể bị chúng trong khi chơi thể thao, va chạm giao thông trên đường, hoặc lỡ bị thứ gì đó rơi vào chân … Hầu hết các vết bầm đều không đáng lo và sẽ tự hồi phục, nhưng trong một số tình huống thì vết bầm là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm hơn. Sẽ là rất tốt nếu bạn học được cách phân biệt và xử lý vết bầm tím.

Bầm tím xuất hiện do đâu?

nguyên nhân gây ra bầm tím

- Advertisement -

Một vết bầm tím xuất hiện khi một chấn thương nào đó làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gây ra tình trạng xuất huyết. Da của bạn có thể vẫn nguyên lành, nhưng máu không có chỗ để thoát đi, chúng sẽ tụ tập lại với nhau và hình thành cục máu đông, làm thay đổi màu của bề mặt da vùng bị chấn thương. Những chấn thương với lực mạnh hơn có thể dẫn đến bầm tím diện rộng và sâu hơn – còn gọi là ĐỤNG DẬP.

Các loại bầm tím

các loại bầm tím

Một vết bầm tím mỏng xuất hiện khi máu chảy vào lớp trên cùng của da được gọi là một “Vết chàm” (ecchymosis). “Mắt gấu trúc” là ví dụ về bầm tím kiểu này. Một khối máu tụ (hematoma) là cách gọi khi máu tụ lại thành một khối ở dưới da, vùng bị máu tụ thường sưng nề nhiều, đau, và tăng nhanh kích thước. “Quả trứng ngỗng” nổi trên trán sau khi ngã là một ví dụ. Lưu ý rằng khối máu tụ không giống với “xuất huyết” (Hemorrhage) – thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng chảy máu nặng nề bên trong hoặc ngoài cơ thể.

Nhiều màu sắc

màu sắc của vết bầm tím

Trong quá trình hồi phục, các phân tử chứa sắt ở trong tế bào hồng cầu, gọi là hemoglobin sẽ bị phân hủy thành các chất đơn giản hơn. Điều này làm cho vết bầm tím dần chuyển màu.

  • Màu đỏ ngay sau khi bị chấn thương
  • Màu tím, hoặc đen, hoặc xanh sau 1-2 ngày
  • Màu vàng hoặc xanh lá sau 5-10 ngày
  • Màu vàng nâu hoặc nâu nhạt sau 10-14 ngày

Vết bầm sẽ biến mất sau khoảng 2 tuần.

Phải làm gì khi bị bầm tím?

chườm đá vào vết bầm tím

Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm giảm sưng nề và thu nhỏ kích thước mảng bầm tím trên da. Sở dĩ như vậy bởi nhiệt lạnh làm chậm dòng chảy trong mạch máu, khiến máu chậm hoặc không thoát vào mô dưới da nữa. Bạn nên xử lý vết bầm tím ngay sau khi bị chấn thương, hãy lấy một ít nước đá trong tủ lạnh, bỏ chúng vào túi nhựa và bọc xung quanh bằng một chiếc khăn rồi chườm lên vùng bị thương. Để túi nước đá ở đó khoảng 15-20 phút, sau đó bỏ ra khoảng 30 phút và lặp lại quy trình.

nâng cao chân - xử lý vết bầm tím

Hạn chế vận động là yêu cầu quan trọng để vết bầm mau phục hồi. Hãy nằm nghỉ và nâng cao phần chân/tay bị chấn thương. Điều này giúp giảm sưng nề do làm giảm áp lực lên các mạch máu đang bị tổn thương. Sau khoảng 2 ngày, hãy đặt một túi chườm ấm lên vùng bầm tím. Sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen nếu bạn cần.

Không nên …

xử lý vết bầm tím không nên bôi cao nóng

Kinh nghiệm sai lầm của nhiều người là dùng cao nóng, dầu xoa bóp, mật gấu … bôi vào vết bầm tím ngay sau khi bị chấn thương. Các chất này làm giãn mạch và khiến quá trình chảy máu, sưng nề thêm trầm trọng.

Khi nào phải đến gặp bác sĩ?

đến gặp bác sĩ để xử lý vết bầm tím

Bạn sẽ cần tới bác sĩ để xử lý vết bầm tím nếu như:

  • Bạn nghĩ rằng tình trạng gãy xương hoặc bong gân gây ra nó.
  • Vết bầm tiếp tục sưng to lên sau ngày thứ nhất.
  • Vết bầm làm cho chân/tay to lên và căng bóng.
  • Vết bầm kéo dài trên 2 tuần hoặc xuất hiện trở lại mà không rõ lí do.
  • Vết bầm xuất hiện ở xung quanh mắt của bạn và sau đó bạn gặp khó khăn khi nhìn hoặc đảo mắt.
  • Vết bầm do chấn thương vào đầu, ngực, bụng.

Tại sao tôi dễ bị bầm tím hơn mọi người?

vết bầm tím

Tuổi, giới tính và gen di truyền đều có ảnh hưởng đến bầm tím. Khi bạn già đi, lớp da của bạn cùng với mô mỡ dưới da trở nên mỏng hơn. Thiếu đi những “miếng đệm” này, mạch máu sẽ dễ bị tổn thương hơn. Phụ nữ có xu hướng dễ bị bầm tím hơn nam giới, nhất là với những chấn thương ở cánh tay, đùi và mông. Dễ dàng bị bầm tìm đôi khi xuất hiện ở những người trong cùng gia đình. Một số bệnh lý khiến bầm tím dễ xuất hiện như:

  • Các bệnh lý về máu như Hemophilia, bệnh Von Willebrand
  • Bệnh về gan, như xơ gan
  • Bệnh giảm tiểu cầu
  • Một số loại ung thư như ung thư máu, ung thư hạch, đa u tủy xương …

♥ Đọc thêm: Gan nhiễm mỡ không do rượu, chớ nên chủ quan !

♥ Đọc thêm: Bệnh … Giáng sinh (Bệnh Christmas hay Hemophilia B)

Có thể nhầm lẫn giữa bầm tím và bệnh gì khác?

chẩn đoán phân biệt bầm tím với các bệnh lý khác

Một số tình trạng bệnh lý có thể trông giống vết bầm. Thường gặp nhất là BAN XUẤT HUYẾT. Đó là những chấm nhỏ màu đỏ hoặc tím xuất hiện trên da, có thể tập trung thành đám.

♥ Đọc thêm: Infographic đầy đủ nhất về sốt xuất huyết

Ăn uống có vai trò gì không?

ăn uống đủ dinh dưỡng để phòng tránh bầm tím

Axit Folic và Vitamin C, K, B12 giúp sức cho hình thành cục máu đông, ngăn ngừa chảy máu. Nếu bạn không nạp đủ các vi chất này, bạn có thể dễ bị bầm tím nặng hơn. Các trái cây có vị chua rất giàu vitamin C; thịt bò và ngũ cốc chế biến chứa nhiều vitamin B12; các loại rau có lá màu xanh thẫm là nguồn bổ sung axit Folic và Vitamin K rất tốt.

Thuốc uống có ảnh hưởng gì đến bầm tím không ?

thuốc ảnh hưởng đến vết bầm tím

Có. Các chất làm loãng máu, aspirin, thuốc giảm đau chống viêm Steriod, và các hóa chất chống ung thư đến có thể là nguyên nhân dẫn đến bầm tím. Tuy nhiên đừng ngừng thuốc nếu bạn thấy các vết bầm tím xuất hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ – họ có thể đổi thuốc hoặc thay đổi liều lượng để giảm nhẹ tác dụng phụ này.

Làm gì để phòng ngừa bầm tím?

phòng ngừa bầm tím ở nhà

Tất nhiên bạn khó có thể tránh khỏi bầm tím, nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ gặp phải nó bằng nhiều cách đơn giản:

  • Để đèn ngủ vào ban đêm để tránh bị va chạm khi đi lại trong bóng tối.
  • Kê đồ đạc gọn gàng, tránh vướng vào lối đi trong nhà.
  • Mang đồ bảo hộ phù hợp khi chơi thể thao.
  • Và trên hết, đừng vội vàng !

Nguồn : Webmd.com

- Advertisement -

Từ khóa » Cách Xử Lý Vết Bầm Tím