Xử Lý Vết Bỏng Nặng Do Cháy Nắng
Có thể bạn quan tâm
Mọi hình thức tiếp xúc với các tia UVA, UVB, UVR dưới ánh Mặt Trời trong thời gian dài đều có hại cho da. Vào những khi thời tiết khắc nghiệt và bạn sơ ý để làn da của mình bị bỏng do nắng, bạn sẽ làm gì? Ở bài viết này, Phòng khám gia đình Việt Úc hướng dẫn bạn cách xử lý vết bỏng nặng do cháy nắng, hãy đọc hết bài viết để có thêm kiến thức cho bản thân bạn nhé!
Nội dung bài viết
Bị bỏng do cháy nắng
Hầu hết bỏng nắng đều được coi là bỏng mặt da độ một – mức bỏng nhẹ nhất. Nếu đã tiếp xúc với ánh mặt trời và khó chịu với một vết bỏng nắng, tổn thương hiện hữu là không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp bạn giảm đau và khó chịu trong lúc chờ vết thương lành lại. Đồng thời, thật may mắn, hầu hết mọi vết bỏng nắng đều có thể được chữa trị tại nhà.
Bỏng nắng nguy hiểm như thế nào?
Ngộ độc nắng là thuật ngữ được dùng để mô tả tình trạng bỏng nắng và phản ứng trước tia UV (viêm da) ở mức trầm trọng. Nếu da xuất hiện tình trạng phồng rộp, vết bỏng rất đau hoặc kèm theo đó là hiện tượng sốt, cực kỳ khát hay mệt mỏi, hãy tìm đến chăm sóc y tế ngay lập tức.
Chúng có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng hơn. Có thể đó là do mẫn cảm mang tính di truyền. Ngoài ra, nguyên nhân liên quan đến quá trình trao đổi chất cũng có thể bắt nguồn từ thiếu hụt vitamin B3 hay niacin. Bài viết này đề cập đến những triệu chứng điển hình và cách điều trị của bỏng nắng. Trong đó, triệu chứng nghiêm trọng nhất, đòi hỏi chăm sóc y tế, bao gồm:
- Phồng rộp – có thể bạn sẽ cảm thấy ngứa và phồng ở vùng da tiếp xúc quá mức với ánh nắng.
- Phát ban – cùng với sưng hay phồng rộp, vùng da bị tổn thương rất dễ phát ban dù có thể ngứa hoặc không. Những vết phát ban này có thể trông giống với chàm da.
- Sưng tấy – vùng da tiếp xúc quá mức với ánh nắng có thể sẽ đau và đỏ ửng.
- Sốt, buồn nôn, đau đầu và ớn lạnh – chúng có thể là kết quả của việc mẫn cảm với ánh nắng và tiếp xúc nhiệt quá mức.
- Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, hãy tìm đến chăm sóc y tế ngay lập tức để được kiểm tra kỹ mức nghiêm trọng của tình trạng bỏng nắng ở bạn.
Có khả năng gây uy thư da
Ung thư tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy là hai dạng ung thư da phổ biến nhất hiện nay. Chúng liên quan trực tiếp đến việc tiếp xúc với ánh mặt trời và xuất hiện chủ yếu ở mặt, tai và tay.
Nguy cơ ung thư tế bào hắc tố – dạng ung thư da nghiêm trọng nhất, tăng gấp đôi ở người có từ năm vết bỏng nắng trở lên. Quan trọng là, nếu bị bỏng nắng nặng, nguy cơ ung thư tế bào hắc tố sẽ cao hơn.
Các bước xử lý vết bỏng nắng
Chúng tôi đã chia sẻ cách sơ cứu vết thương bị bỏng rất chi tiết ở link đính kèm, còn dưới đây là các bước xử lý vết bỏng nắng bạn cần biết.
1. Rửa sạch vùng bị bỏng
Dùng xà phòng dịu nhẹ và nước mát / nước hơi ấm
Bạn có thể dùng khăn mát và ẩm chườm lên vùng bị bỏng. Tuy nhiên, cần chú ý tránh bất kỳ hình thức chà xát nào bởi điều đó có thể sẽ làm da bị kích ứng. Nhẹ nhàng đặt khăn lên da. Đảm bảo nhiệt độ nước không quá lạnh – ngay khi bị bỏng, dùng nước quá lạnh có thể dẫn đến những tác động tiêu cực lên da (làm mát da bị bỏng quá nhanh với độ lạnh quá mức sẽ làm giảm tốc độ phục hồi và gia tăng nguy cơ tổn thương do tê cóng ở phần trên vết bỏng)
Nếu vết bỏng tiếp tục bị kích ứng, bạn có thể giảm bớt triệu chứng này bằng cách thường xuyên dùng vòi sen hoặc ngâm trong nước mát (vừa phải)
Đừng làm khô hoàn toàn vết thương, độ ẩm còn sót lại sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục của da.
2. Nhận sự tư vấn của bác sĩ nếu vết bỏng do cháy nắng bị rộp
Khi bị bỏng do cháy nắng nghiêm trọng, có thể bạn sẽ phải đối mặt với các vết phồng rộp và mủ rỉ ra từ chúng. Điều quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ vùng bị thương bằng cách rửa dưới vòi nước với xà phòng dịu nhẹ. Phồng rộp da cho thấy bạn đang bị bỏng cấp hai và cần quan tâm đến vấn đề nhiễm trùng vết thương.
Lúc này, việc khám bác sĩ là cần thiết. Bạc sulfadiazin (1% kem, Thermazene) có thể được dùng để điều trị bỏng nắng. Nó hoạt động như một chất kháng sinh, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng da nhạy cảm và bị tổn thương.
Dù có thể rất muốn tự mình chọc vỡ những chỗ phồng rộp, làm vậy sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao. Bởi da đã bị tổn thương, nó không thể chống đỡ hiệu quả trước sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, tốt nhất hãy để bác sĩ xử lý vết bỏng nặng với dụng cụ và môi trường vô trùng
3. Bôi gel lô hội lên vùng bị cháy nắng
Gel lô hội hay kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ đậu nành là lựa chọn hàng đầu bởi chúng làm mát vết bỏng. Những nghiên cứu chỉ ra rằng lô hội giúp bỏng mau lành hơn. Nghiên cứu tài liệu khoa học hiện có cho thấy bệnh nhân được điều trị bằng lô hội lành nhanh hơn (trung bình) gần chín ngày so với những người không dùng lô hội.
Nhìn chung, theo khuyến nghị của chuyên gia y tế, lô hội có tác dụng tốt nhất khi được dùng cho các vết bỏng nhỏ và kích ứng da. Đồng thời, đừng bao giờ dùng lô hội cho vết thương hở.
Với kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ đậu nành, hãy tìm thành phần tự nhiên và hữu cơ được thể hiện trên bao bì. Một ví dụ tốt là nhãn hiệu Aveeno, có thể dễ dàng tìm thấy trên các cửa hàng trực tuyến như Lazada. Đậu nành là cây có khả năng làm ẩm tự nhiên, giúp duy trì độ ẩm và phục hồi da bị tổn thương.
Tránh sử dụng sữa dưỡng hoặc kem có chứa benzocaine hoặc lidocaine. Dù từng được sử dụng rộng rãi trong quá khứ, chúng có thể gây kích ứng và dị ứng. Tránh dùng dầu mỏ (còn được biết đến dưới nhãn hiệu Vaseline). Dầu mỏ có thể làm bít lỗ chân lông, khiến da không thể thoát nhiệt và phục hồi một cách bình thường.
4. Giữ vết bỏng do cháy nắng sạch và ẩm
Tránh dùng sữa dưỡng quá mạnh và có mùi thơm bởi chúng có thể khiến da bị kích ứng hơn.
Tiếp tục dùng lô hội, kem dưỡng ẩm từ đậu nành hoặc sữa dưỡng dịu nhẹ cùng bột yến mạch. Những sản phẩm này hiện đang được nhiều bác sĩ khuyên dùng và chúng sẽ giúp giữ ẩm cho da với mức kích ứng tối thiểu, nhờ đó, hỗ trợ quá trình tự phục hồi của cơ thể.
Tiếp tục rửa với nước mát bằng vòi sen hoặc bồn trong cả ngày nếu vẫn còn cảm thấy bất kỳ sự bỏng rát nào. Có thể làm nhiều lần nhằm duy trì độ ẩm cho da.
5. Tránh mặt trời khi da đang trong quá trình hồi phục
Tiếp xúc thêm có thể sẽ khiến da tổn thương hơn và trong nhiều trường hợp, sẽ cần đến chăm sóc y tế. Da cần được bảo vệ, do đó, hãy đảm bảo rằng nó đã được che chắn cẩn thận khi phải tiếp xúc với ánh mặt trời hay bất kỳ nguồn UVR mạnh nào khác.
- Dùng vải không gây kích ứng da để che chắn vết bỏng nắng (đặc biệt, tránh dùng len và cashmere).
- Không có vải “tốt nhất”. Bất kỳ loại vải thông thoáng, dễ chịu và rộng rãi nào (chẳng hạn như cotton) cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và góp phần bảo vệ da khỏi ánh mặt trời.
- Đội mũ nhằm bảo vệ da mặt trước tia UV độc hại từ mặt trời. Da mặt đặc biệt nhạy cảm và che chắn bằng mũ khi ra ngoài là điều nên làm.
- Khi cân nhắc các loại vải và quần áo bảo vệ, quan sát vải dưới ánh sáng là một cách kiểm tra tốt. Hầu hết quần áo có khả năng bảo vệ da sẽ cho phép rất ít ánh sáng đi qua.
Tránh ở ngoài đường từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Đây là quãng thời gian dễ dàng bị bỏng nắng nhất.
6. Kiên nhẫn
Bỏng nắng sẽ tự khỏi. Hầu hết trường hợp bỏng nắng đều tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần. Nếu bị bỏng cấp hai cùng phồng rộp, thời gian hồi phục có thể sẽ dài hơn, lên đến xấp xỉ 3 tuần. Khi được chăm sóc y tế, bỏng phồng rộp độ hai sẽ lành nhanh hơn. Thông thường, bỏng nắng có thể khôi phục hoàn toàn mà không để lại dấu vết gì hoặc nếu có, cũng sẽ rất mờ.
Xem thêm một số bài viết về các vết thương do bỏng mà Việt Úc cung cấp
- Dịch vụ chăm sóc vết thương tại nhà
- Những nhầm tưởng khi chăm sóc vết thương
- Sơ cứu vết thương bỏng do nước sôi
Cách kiểm soát cơn đau khi xử lý vết bỏng cháy nắng
1. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần.
Tuân thủ mọi hướng dẫn về liều lượng được quy định bởi hãng sản xuất khi xử lý vết bỏng.
- Ibuprofen: là thuốc không kê đơn có tác dụng làm giảm viêm, tấy đỏ và đau đớn. Khi xử lý vết bỏng nắng, ibuprofen thường được dùng cho người lớn trong thời gian ngắn với liều lượng 400mg mỗi sáu giờ. Hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng ibuprofen. Hãy làm đúng theo hướng dẫn trên thân chai.
- Naproxen: Bác sĩ có thể chọn dùng naproxen nếu ibuprofen không có tác dụng với bạn. Điểm mạnh của thuốc này là tác dụng kháng viêm và giảm đau sẽ kéo dài lâu hơn một khi bắt đầu. Naproxen có thể được tìm thấy trong thuốc không kê đơn, chẳng hạn như Aleve.
Naproxen là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và do đó, có thể dẫn đến một số khó chịu trong dạ dày.
2. Dùng giấm để giảm đau
Axít acetic có trong giấm có tác dụng giảm đau, ngứa và viêm tấy. Cho một cốc giấm táo trắng vào nước tắm ấm và ngâm vết thương. Hoặc, một cách khác, bạn có thể dùng gạc cotton tẩm giấm và chấm nhẹ lên vùng đau nhất của vết bỏng. Chỉ chấm nhẹ, đừng lau. Bạn sẽ không muốn có bất kỳ cọ xát nào ở bề mặt vết bỏng.
3. Dùng nước cây phỉ nguyên chất
Tẩm ướt gạc cotton hoặc khăn mặt với dung dịch làm se khít và kháng viêm này rồi sau đó, chườm lên da ba đến bốn lần một ngày, mỗi lần 20 phút, nhằm giảm thiểu đau, ngứa.
Nước cây phỉ nguyên chất có rất ít tác dụng phụ và hoàn toàn an toàn với trẻ em.
Đánh giá postBài viết cùng chủ đề
- Vitamin D Giúp Ngăn Ngừa Và Chữa Trị Ung Thư?
- 5 Cách Tốt Nhất Để Giảm Nguy Cơ Ung Thư Da
- Khó thở nên làm gì? Một số biện pháp khắc phục hiệu quả
- Bài Tập Phục Hồi Tay Với Đồ Gia Dụng Hàng Ngày Sau Đột Quỵ
- Tuyển Dụng Điều Dưỡng Trưởng
- Dịch Vụ Chăm Sóc Giảm Nhẹ Tại Nhà
Từ khóa » Hiện Tượng Da Bị Bỏng Rát
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Cảnh Báo Viêm Da Tiếp Xúc | Vinmec
-
Các Cấp độ Của Bỏng | Vinmec
-
Nóng Rát Một Vùng Da Có Phải Dấu Hiệu Của Ung Thư Da? - VIETSKIN
-
Rộp Da (phồng Rộp) - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Miệng Bỏng Rát: Nguyên Nhân Do đâu, điều Trị Thế Nào?
-
Mô Tả Các Tổn Thương Da - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Bong Vảy - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Zona Thần Kinh Và Những điều Cần Biết - Tin Tức Sự Kiện
-
Điểm Danh Những Nguyên Nhân Bong Tróc Da Mặt Và Cách Khắc ...
-
9 Câu Hỏi Giúp “giải Mã” Các Phát Ban Trên Da
-
Mắt Bị Nóng Rát Là Dấu Hiệu Cho Biết Bạn đang Gặp Vấn đề Gì Về Sức ...
-
Chuyên Gia Giải đáp: Da Bị Cháy Nắng Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Da Bị Cháy Nắng Và Bỏng Rát, Phải Làm Sao? - Cool Mate
-
Bỏng Da Do Nắng, Phải Làm Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống