Xử Phạt Hành Vi Quảng Cáo Sai Sự Thật Thế Nào? - Luật Long Phan
Có thể bạn quan tâm
Xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật thế nào? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi phát hiện có hành vi quảng cáo không đúng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Trên thực tế, việc xử lý hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính lẫn xử lý hình sự. Bài viết dưới đây cung cấp thêm thông tin cho quý bạn đọc.
Tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sai sự thật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
>>>Xem thêm: MỨC XỬ PHẠT CỤ THỂ VỚI NHỮNG VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN COVID-19
Mục Lục
- 1 Thế nào được xem là quảng cáo sai sự thật?
- 2 Quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo sai sự thật
- 2.1 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018
- 2.2 Luật Cạnh tranh 2018
- 3 Hướng xử lý khi phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật
- 4 Xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật
- 4.1 Xử phạt hành chính
- 4.2 Xử lý hình sự
Thế nào được xem là quảng cáo sai sự thật?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 thì quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Có thể hiểu, hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi do một cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động quảng cáo nhưng nội dung của quảng cáo lại không đúng với sự thật, có khả năng gây ảnh hưởng đến cá nhân hoặc tổ chức khác.
Quảng cáo sai sự thật có khả năng gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân khác
Quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo sai sự thật
Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018
Hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Cụ thể khoản 9, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định các hành vi bị cấm gồm:
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Luật Cạnh tranh 2018
Theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 thì hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác bị xem là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thuộc vào nhóm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, hành vi quảng cáo sai sự thật là hành vi bị cấm, một khi đã thỏa mãn các yếu tố được quy định trong Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh năm 2018.
>>> Xem thêm: Quy định pháp luật về hoạt động khuyến mại giảm giá
Hướng xử lý khi phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật
Theo quy định tại Điều 11, Luật Quảng cáo 2012 sđ, bs 2018:
- Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy trong trường hợp phát hiện hành vi quảng cáo sai sự thật, người bị hại có thể tố giác đến cơ quan điều tra, nếu như bị thiệt hại do hành vi quảng cáo sai sự thật thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngoài hướng xử lý nêu trên thì theo khoản 1, Điều 77 Luật Cạnh tranh 2018 thì tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nếu áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
Xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật
Xử phạt hành chính
Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại nghị định số 158/2013/NĐ-CP, cụ thể khoản 5, Điều 51 Nghị định quy định rằng:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;
- Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;
- Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo;
- Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia;
- Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.
Cần lưu ý mức phạt tiền ở quy định này là mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 3 NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2013/NĐ-CP. Đối với trường hợp tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức phạt tiền gấp 2 lần so với cá nhân cũng theo quy định tại khoản 2, Điều 3 NGHỊ ĐỊNH này.
Bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền, cá nhân tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7, Điều 51 nghị định số 158/2013/NĐ-CP như sau:
- Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
- Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
- Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều này.
Xử lý hình sự
Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị xử lý hình sự đối với cá nhân tái phạm. Theo quy định tại Điều 197, Bộ luật Hình sự 2015:
“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử lý hình sự
Trên đây là bài viết của chúng tôi về câu hỏi xử phạt hành vi quảng cáo sai sự thật thế nào? Nếu còn có thắc mắc về hành vi quảng cáo sai sự thật hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Nói Sai Sự Thật Bị Phạt Như Thế Nào
-
Hành Vi Vu Khống Nói Sai Sự Thật Phải Chịu Trách Nhiệm Gì ? Có Phải ...
-
Bịa đặt, Xuyên Tạc, Loan Truyền Thông Tin Sai Sự Thật Có Phạm Tội Vu ...
-
Đặt điều Nói Xấu Người Khác Vi Phạm Quyền Gì? Mức Xử Phạt?
-
Chế Tài đối Với Các Hành Vi đưa Thông Tin Sai Sự Thật Trên Không Gian ...
-
Nói Sai Sự Thật Trên Mạng Xã Hội Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Bị Hàng Xóm đặt điều Nói Xấu Có Kiện được Không? - LuatVietnam
-
Hàng Xóm Nói Sai Sự Thật Xử Phạt Thế Nào 2022?
-
Người Làm Chứng Khai Sai Sự Thật Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Bịa đặt, Nói Xấu Người Khác Bị Xử Lý Thế Nào? - Thư Viện Pháp Luật
-
Người đưa Thông Tin Sai Sự Thật Về Covid-19 Thì Bị Xử Lý Như Thế Nào?
-
Vu Khống – Nói Xấu, Biện Pháp Xử Lý Thực Tiễn Theo Quy ... - Le & Tran
-
XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI TỐ CÁO SAI SỰ THẬT
-
Chế Tài áp Dụng đối Với Người Có Hành Vi Cố Tình Tố Cáo Sai Sự Thật
-
Vu Khống Người Khác Có Thể Bị Xử Lý Hình Sự Như Thế Nào?