Xử Trí đúng Cách Khi Bị Ong đốt

Sốc phản vệ sau khi bị ong đốt

Một cụ ông 99 tuổi ở Yên Bái vừa được các bác sĩ cấp cứu thành công sau khi nhập viện với các dấu hiệu của sốc phản vệ do bị ong đốt.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng sốc, khó thở tím tái toàn thân, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, vã mồ hôi chân tay lạnh, được các bác sĩ Phòng khám ĐKKV Thác Bà (Yên Bình, Yên Bái) nhanh chóng cấp cứu kịp thời, chẩn đoán sốc phản vệ độ II do ong đốt.

Sau xử trí, sức khỏe người bệnh ổn định, huyết áp lên 120/80mmHg, tình trạng khó thở tím tái đỡ dần, tiếp tục theo dõi sau 24h, được xuất viện.

Xử trí đúng cách khi bị ong đốt - Ảnh 1.

Sức khỏe cụ ông đã ổn định sau khi được các bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Khi nào ong đốt gây sốc phản vệ?

BS. Vũ Đức Cường - Trưởng PKĐK Thác Bà cho biết: Các loại ong thường gây nhiễm độc và nguy hiểm là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số loài ong chưa rõ ở các vùng rừng núi.

Nọc ong là một hợp chất có tính acid, thông thường ong đốt hiếm khi gây ra phản ứng nghiêm trọng. Hầu hết các phản ứng là đau chói, ngứa và sưng nề tại chỗ, có thể tự hết sau một vài ngày.

Tuy nhiên, nếu đã từng bị dị ứng với ong đốt, đã từng bị ong đốt nhiều lần, hoặc bị nhiều nốt đốt tại một thời điểm. Cần theo dõi y tế ngay lập tức bởi các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, ngộ độc nọc ong có thể xuất hiện nhanh chóng.

Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử trí cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây, vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

- Phản ứng ở da, bao gồm phát ban, ngứa và da ửng đỏ hoặc tái nhợt

- Khó thở

- Cổ họng và lưỡi sưng phồng

- Mạch đập nhanh và yếu

- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

- Chóng mặt hoặc ngất xỉu

- Mất ý thức

Khi có một trong các dấu hiệu trên cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

Cách xử trí khi bị ong đốt

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.

Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt cần nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng cách:

- Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.

- Uống nhiều nước để loại thải độc tố.

- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

- Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Xử trí đúng cách khi bị ong đốt - Ảnh 3.

Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngày khi có các dấu hiệu như đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, số lượng nước tiểu ít dần...

Lưu ý: Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi có một trong các dấu hiệu sau:

- Bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,...

- Xác định loài ong đã đốt nạn nhân để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm.

- Trường hợp người bị đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu… cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi khám.

Phòng tránh ong đốt bằng cách:

- Không chọc phá tổ ong;

- Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.

- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động.

- Đối với những trường hợp nuôi ong lấy mật, thường xuyên phải tiếp xúc với ong cần mặc áo quần phòng hộ, không để lộ da để hạn chế tối đa nguy cơ bị ong đốt

- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.Việc cần làm ngay khi bị ong đốtViệc cần làm ngay khi bị ong đốt

SKĐS-Mùa hè là mùa có nhiều loại cây ăn trái như dứa, nhãn, vải... thu hút rất nhiều các loại ong đến làm tổ và hút mật. Thông thường, ong đốt có thể không gây nguy hiểm, nhưng nếu bị đốt nhiều vết hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ... hoặc nếu cơ địa bị dị ứng, đề kháng kém... thì nhiều nguy cơ có thể xảy ra, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Từ khóa » Cách Xử Lý Ong đốt