Xử Trí Ho Ra Máu - Bệnh Viện Quân Y 4
Có thể bạn quan tâm
I. CHẨN ĐOÁN
- Định nghĩa ho ra máu
Ho ra máu là máu tự nhiên từ đường hô hấp dưới (vùng dưới thanh môn) được ho, khạc, trào, ọc ra ngoài qua đường miệng, mũi.
- Phân loại ho ra máu
– Ho ra máu nhẹ < 50ml/24 giờ
– Ho ra máu trung bình từ 50 – 200ml/24 giờ
– Ho ra máu nặng trên 200ml/24 giờ hoặc ho ra một lượng máu đủ để gây rối loạn trao đổi khí
II. ĐIỀU TRỊ
- Nguyên tắc điều trị và chăm sóc chung
– Bất động (nằm nghỉ tuyệt đối nơi yên tĩnh, tránh vận động, đi lại), giảm ho, an thần, cầm máu, điều trị nguyên nhân.
– Ăn lỏng (sữa, súp nguội) hoặc nửa lỏng (cháo nguội); uống nước mát, lạnh
- Xử trí ho ra máu nhẹ
– Áp dụng nguyên tắc điều trị và chăm sóc chung như trên
– Thuốc:
+ Toplexil, uống 1-2 viên, ngày 3 lần; hoặc Terpincodein, uống 1-2 viên, ngày 3 lần;
+ Tranexamic acide (viên500mg), uống 1 viên, ngày 3 lần hoặc Tranexamic acide (ống 250mg/5ml), tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 ống/lần, mỗi ngày 2-4 lần.
+ Chlorpheniramine (viên 4mg) hoặc Diazepam (viên 5mg), tối uống 1 viên.
- Xử trí ho ra máu vừa
– Áp dụng nguyên tắc điều trị và chăm sóc chung như trên
– Thuốc:
+ Tranexamic acide (ống 250mg/5ml), tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 ống/lần, mỗi ngày 2-4 lần.
+ Toplexil, uống 1-2 viên, ngày 3 lần; hoặc Terpincodein, uống 1-2 viên, ngày 3 lần.
+ Chlorpheniramine (viên 4mg) hoặc Diazepam (viên 5mg), tối uống 1 viên.
+ Có thể dùng thêm: Sandostatin (Ống 0.1mg/ml) 0,05 – 0,1mg tiêm dưới da hoặc pha trong 500ml Natriclorua 0,9% truyền tĩnh mạch.
- Xử trí ho ra máu nặng
– Áp dụng nguyên tắc điều trị và chăm sóc chung như trên
– Thuốc:
+ Cho thở Oxy 3 lít/phút
+ Tranexamic acide (ống 250mg/5ml), tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 ống/lần, mỗi ngày 2-4 lần.
+ Toplexil, uống 1-2 viên, ngày 3 lần; hoặc Terpincodein, uống 1-2 viên, ngày 3 lần.
+ Chlorpheniramine (viên 4mg) hoặc Diazepam (viên 5mg), tối uống 1 viên hoặc Diazepan (ống 10mg/2ml) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
+ Có thể dùng thêm: Sandostatin (ống 0.1mg/ml) 0,05 – 0,1mg tiêm dưới da hoặc pha trong 250ml Natriclorua 0,9% truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút.
+ Truyền dịch, truyền máu bồi phụ khối lượng tuần hoàn, điện giải.
+ Truyền theo lượng máu mất, trung bình 250-750ml, tùy trường hợp, nên ưu tiên truyền hồng cầu lắng.
- Xử trí ho ra máu tắc nghẽn
– Xử trí như ho ra máu nặng nhưng trước tiên phải đảm bảo thông khí phế nang; hút thông đường thở, đặt nội khí quản, mở khí quản, cho thở oxy, nếu cần thì chỉ định thông khí cơ học.
– Không dùng các thuốc giảm ho, an thần khi đang có tình trạng tắc nghẽn.
- Xử trí ho ra máu sét đánh
Thường do đứt, vỡ một mạch máu, phình mạch trong hang ở vùng phổi bị tổn thương. Bệnh nhân ho ra máu rất nhiều, thường chết ngay không kịp điều trị. Nếu có thời gian thì can thiệp như ho ra máu tắc nghẽn.
III. THEO DÕI
– Tình trạng tri giác
– Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp, SpO2, nhịp thở
– Còn tiếp tục ho ra máu hay không, ước lượng số lượng mất máu.
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Ho Ra Máu
-
Một Số Phương Pháp điều Trị Ho Ra Máu Phổ Biến Hiện Nay
-
Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị Ho Ra Máu Dứt điểm
-
Điều Trị Ho Ra Máu Bằng Phương Pháp Nút động Mạch Phế Quản
-
Ho Ra Máu Có Thể Cảnh Báo Bệnh Gì? | Vinmec
-
Xử Trí Ho Ra Máu - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Ho Ra Máu: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách Chữa Ho Ra Máu Tại Nhà
-
Phải Làm Gì Khi Bị Ho Ra Máu? - Báo Thanh Niên
-
Cách Điều Trị Ho Ra Máu An Toàn, Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Ho Ra Máu - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Dấu Hiệu Ho Ra Máu Là Bệnh Gì? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Ho Ra Máu: Biểu Hiện Nguy Hiểm Của Bệnh Phổi
-
Nguyên Nhân Nào Gây Ho Ra Máu | BvNTP
-
Bài Thuốc Trị Ho Ra Máu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Ho Ra Máu Là Bệnh Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị • Hello ...