Xử Trí Những Cơn ớn Lạnh Khi Ngủ đêm
Có thể bạn quan tâm
Bạn có thể cảm thấy lạnh ngay cả khi nhiệt độ của bạn là bình thường và nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức trung bình. Có nhiều lý do bạn có thể cảm thấy ớn lạnh trong khi bạn đang ngủ. Một số lý do không phải là quá lớn và có thể bỏ qua, nhưng một vấn đề sức khỏe có thể cần giải quyết.
Điểm mặt thủ phạm gây ớn lạnh buổi đêm
Nhược giáp: Hormon tuyến giáp có thể có nồng độ thấp. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và là hệ thống điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Khi nồng độ hormon tuyến giáp thấp, bạn không có đủ năng lượng để sưởi ấm bản thân. Hormon tuyến giáp thấp có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác, bao gồm tóc khô, móng giòn, tăng cân, mệt mỏi và yếu cơ, giảm thị lực, cảm giác lạnh trong người ngay cả khi da nóng, táo bón và da khô. Tình trạng này cần được can thiệp y tế kịp thời.
Hormon tuyến giáp thấp có thể gây ra hiện tượng cơ thể ớn lạnh buổi đêm.
Thiếu máu: Thiếu máu xảy ra khi lượng sắt và hồng cầu của cơ thể quá thấp. Sắt giúp các tế bào máu tái sản sinh và mang oxy cùng chất dinh dưỡng cho các bộ phận khác nhau của cơ thể. Thiếu máu có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ mang thai, trẻ em gái ở tuổi thanh thiếu niên và trẻ sơ sinh không dùng đủ công thức bổ sung chất sắt. Người lớn có thể trở nên thiếu máu do mất máu hoặc chế độ ăn uống nghèo nàn. Cảm thấy ớn lạnh vào ban đêm là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu máu. Các triệu chứng khác bao gồm yếu người, mất thèm ăn, da nhợt nhạt, thở dốc, đau ngực, nhịp tim bất thường và nhức đầu. Tình trạng này cần được can thiệp y tế.
Trọng lượng cơ thể thấp: Nếu bạn thiếu cân, bạn có thể không có đủ chất béo trong cơ thể để giữ nhiệt cho cơ thể. Nhiệt độ cơ thể tự nhiên giảm vào ban đêm khi bạn ngủ. Trọng lượng cơ thể thấp khi chỉ số khối cơ thể BMI dưới 18,5. Bạn có thể có các dấu hiệu khác khi trọng lượng cơ thể của bạn quá thấp, bao gồm mất thèm ăn, không có hoặc rối loạn kinh nguyệt, táo bón, khô tóc, dễ bị bầm tím da, nhịp tim chậm, chóng mặt và các dấu hiệu trầm cảm.
Thiếu ngủ: Không ngủ đủ giấc có thể khiến bạn cảm thấy ớn lạnh vào ban đêm. Đó là vì cơ thể bạn cần nghỉ ngơi đủ để duy trì sự trao đổi chất tạo ra nhiệt. Nếu bạn quá mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể bạn sẽ giảm xuống để tiết kiệm năng lượng và làm cho bạn cảm thấy ớn lạnh. Các triệu chứng khác khi không ngủ được, bao gồm thiếu tập trung trong ngày, giảm trí nhớ, buồn ngủ ban ngày, tăng thèm ăn, tăng cân, dễ kích thích.
Các vấn đề tuần hoàn: Khi các mạch máu co lại, lưu lượng máu đến các cơ quan ít hơn. Máu giúp duy trì nhiệt độ cơ thể của chúng ta. Nếu tuần hoàn máu kém, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh. Một số việc bạn làm trước khi đi ngủ có thể làm giảm tuần hoàn máu như hút thuốc, bơi lội trong nước lạnh, uống cà phê, ăn đường và dùng một số loại thuốc nhất định. Nếu bạn bị rối loạn tự miễn dịch, bạn cũng có thể bị hội chứng Raynaud, gây co thắt các mạch máu đột ngột và làm giảm nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm thay đổi màu da ở bàn tay và chân, chóng mặt, cảm giác ngứa ran, tăng huyết áp, nhức đầu và chuột rút trong cơ.
Khối lượng cơ thấp: Các cơ giúp tạo ra năng lượng và giữ nhiệt bên trong cơ thể. Khối lượng cơ thấp có thể làm giảm sự trao đổi chất và khiến bạn ớn lạnh vào ban đêm. Các triệu chứng khác bao gồm yếu cơ, phản xạ chậm.
Không đủ nước: Nếu bạn bị mất nước và không uống đủ chất lỏng, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh vào ban đêm. Uống đủ nước cũng làm tăng quá trình trao đổi chất, tạo ra năng lượng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, thiếu mồ hôi, khô da, mắt và miệng khô, cảm giác rất khát, tăng tình trạng đói và chóng mặt.
Xử trí cảm giác ớn lạnh vào ban đêm
Có một số cách có thể làm để giúp ngăn ngừa và giữ cho mình khỏi ớn lạnh vào ban đêm.
Uống đủ nước và chất lỏng trong ngày.
Ăn chất béo lành mạnh để tăng chất béo trong cơ thể như bơ, dầu ôliu và ăn các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó, hạt hướng dương.
Rèn luyện thể dục làm tăng khối lượng và sức mạnh của cơ và tăng protein trong chế độ ăn uống của bạn.
Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và ngủ đủ 6 - 8 giờ.
Ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi, thịt đỏ nâu, mật mía và ngũ cốc giàu sắt.
Dùng bổ sung vitamin B12 theo chỉ dẫn để ngăn ngừa thiếu máu.
Mang bộ đồ ngủ thoáng và ấm khi ngủ.
Có thể sử dụng các thiết bị sưởi ấm như chăn điện.
Massage cơ thể trước khi đi ngủ để làm tăng nhiệt.
Hãy thử một tách ấm của đồ uống không có caffein trước khi đi ngủ như trà thảo dược và sữa ấm.
Lời khuyên của thầy thuốcNếu bạn cảm thấy lạnh vào ban đêm trong thời gian lâu hơn một vài tuần và đã thực hiện đầy đủ những cách xử trí thông thường nhưng không đỡ, bạn cần phải trao đổi với bác sĩ để được can thiệp. Những dấu hiệu sau đây cho thấy ớn lạnh ban đêm có thể là một rối loạn sức khỏe tiềm ẩn và có thể nghiêm trọng, bao gồm: Xuất hiện chóng mặt và ớn lạnh đột ngột; Cảm giác ớn lạnh đi kèm sốt cao; Ớn lạnh không thuyên giảm khi đã bù nước và chất lỏng; Ngất và ớn lạnh; Ớn lạnh đi kèm đau ngực; Tê và cảm giác lạnh đối với tay, chân và/hoặc bàn chân ở một bên cơ thể; Ớn lạnh kèm rối loạn ý thức.
Từ khóa » Thế Nào Là Cảm Giác ớn Lạnh
-
Triệu Chứng ớn Lạnh Trong Người - Tìm Hiểu Từ A đến Z
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Cảm Giác Lạnh Nói Lên điều Gì Về Sức Khỏe Của Bạn? | Vinmec
-
Đừng Lơ Là Cảm Giác ớn Lạnh Nhức Mỏi đột Ngột | Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Gây Nên Hiện Tượng ớn Lạnh đột Ngột | Medlatec
-
Cơ Thể Thường Xuyên Cảm Thấy Lạnh: Lời Cảnh Báo 'khẩn Cấp' Cho ...
-
[Cảnh Giác] Triệu Chứng Ớn Lạnh Ra Mồ Hôi Là Bệnh Gì? Cách Xử ...
-
Ớn Lạnh, đau Mỏi Người Sau Mưa Nắng Thất Thường, Làm Sao Biết Bị ...
-
Buồn Nôn ớn Lạnh Cảnh Báo Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Ớn Lạnh Hậu Covid-19: Xử Trí Thế Nào? | Báo Dân Trí
-
Thường Xuyên Bị Mệt Tim, Cảm Giác ớn Lạnh Và Tim đập Loạn Xạ Là ...
-
Ớn Lạnh, Lạnh Run Sau Mắc COVID-19 Và Tiêm Vắc Xin, Vì Sao?
-
Thành F0 Rồi, Tôi Phải Làm Gì Khi Có Các Triệu Chứng? - Tin Tổng Hợp
-
CẦN LÀM GÌ KHI LIÊN TỤC BỊ ỚN LẠNH?