Xử Trí Nôn ói 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Xử trí nôn ói 3 tháng cuối thai kỳ
Buồn nôn hay ốm nghén thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó, các triệu chứng sẽ dịu đi hẳn. Nhưng trong 3 tháng cuối thai kỳ, mặc dù ít hơn, thai phụ vẫn có thể gặp triệu chứng buồn nôn. Đây có thể là diễn biến bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu dự báo một số nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn.
Nôn ói vào giai đoạn nào cũng làm cho thai kỳ trở nên khó khăn hơn. Quan trọng hơn, bạn nên tìm hiểu xem liệu nôn ói trong 3 tháng cuối thai kỳ có là bình thường không và tại sao nó lại xảy ra.
Nguyên nhân gì gây ra buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ợ nóng: Buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu là do ợ nóng, còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Cơ thể có một cái van ở dưới cùng của thực quản đóng lại khi thức ăn đã vào trong dạ dày, nhưng đôi khi nó mở ra và khiến cho axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Điều này gây ra cảm giác nóng bỏng vùng thực quản cùng với buồn nôn. Chứng ợ nóng là thông thường trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì đây là thời gian thay đổi hoóc môn làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa. Cảm giác buồn nôn do ợ nóng gây ra đau đớn vùng thượng vị nhưng không đáng lo lắng. Để khắc phục vấn đề này, thai phụ nên chia nhỏ các bữa ăn và tránh thức ăn cay. Ngoài ra, nên giảm ăn hoặc uống thực phẩm có chứa caffein và không nằm ngay ít nhất trong một giờ sau khi ăn.
Chứng tiền sản giật: Biến chứng này có thể phát triển sau khi thai phụ mang thai 20 tuần. Xét nghiệm có thể protein trong nước tiểu và huyết áp cũng sẽ tăng lên. Khoảng 8% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này, biến chứng có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối. Tiền sản giật có thể là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cả em bé và người mẹ. Nếu thai phụ bị buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ với các triệu chứng đi kèm như đau bụng, nặng mặt, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác thì cần nghĩ tới chứng tiền sản giật.
Sắp sinh nở: Buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ đôi khi có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng thai phụ sắp chuyển dạ. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo nếu buồn nôn là do chuyển dạ.
Thai phụ uống nhiều nước để tránh mất nước do nôn.Thay đổi hormon: Sự dao động của hormon có thể là lý do tại sao thai phụ cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cũng giống như giai đoạn đầu của thai kỳ, giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ gây ra sự biến động mạnh lượng hormon của người phụ nữ. Sự mất cân bằng này sẽ dẫn đến buồn nôn, nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Thai nhi phát triển nhanh chóng: Kích thước tử cung phát triển nhanh chóng trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây buồn nôn. Em bé gần như đã sẵn sàng để rời khỏi tử cung trong 3 tháng cuối thai kỳ, vì vậy thai nhi đã lớn và sẽ đè ép các cơ quan khác trong ổ bụng như ruột và dạ dày của người mẹ. Điều này sẽ dẫn đến buồn nôn và ợ nóng. Đồng thời, sự di chuyển của thực phẩm từ dạ dày vào ruột non có thể rất chậm do sự đè ép, gây ra một tình trạng được gọi là chứng ứ trệ dạ dày.
Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng có thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Như đã đề cập, tử cung đang phát triển sẽ đè ép lên dạ dày của thai phụ, để lại ít khoảng trống cho thức ăn chứa trong dạ dày, vì vậy ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến buồn nôn. Ăn thực phẩm bổ dưỡng với số lượng nhỏ hơn, chia làm nhiều bữa hơn trong ngày để tránh triệu chứng này.
Phòng ngừa buồn nôn, nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nếu thai phụ gặp triệu chứng buồn nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ, có một số cách đơn giản có thể áp dụng để giúp giảm bớt triệu chứng này: Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, tránh dùng nhiều chất lỏng đi kèm với bữa ăn. Đừng ăn ngay trước khi đi ngủ. Tránh thực phẩm nhiều gia vị và có chứa caffein. Hãy hoạt động và tập thể dục thường xuyên (có sự tư vấn của bác sĩ) để cải thiện tình trạng buồn nôn. Nghỉ ngơi nhiều hơn và ít nhất một giờ vào giữa ngày. Có thể ngủ với đầu nâng cao lên để giúp làm giảm trào ngược dạ dày.
Uống nhiều nước để tránh bị mất nước do buồn nôn và nôn. Sử dụng một số loại thảo mộc như bạc hà, gừng và trà chanh để giảm buồn nôn. Tránh suy nghĩ về buồn nôn và dùng vitamin B6 để kiểm soát buồn nôn.
Trong những trường hợp nặng, những biện pháp trên không làm thuyên giảm, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giảm axit trong dạ dày và làm tăng co bóp dạ dày để làm dạ dày nhanh vơi. Nếu tình trạng nôn ói quá trầm trọng, bác sĩ có thể dùng thuốc chống nôn cho bà mẹ nhưng chọn loại ít ảnh hưởng đến thai nhi.
(Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống)
Leave a reply- Nam Thai Pham
- sức khoẻ
Từ khóa » Nôn Ra Dịch Mật Khi Mang Thai
-
Bà Bầu Nôn Ra Dịch Vàng đắng Có Nguy Hiểm Không?
-
Bà Bầu Nôn Ra Dịch Vàng đắng Có Sao Không? - Sức Khỏe Là Số 1
-
Buồn Nôn Và Nôn Trong Giai đoạn Sớm Của Thai Kỳ - MSD Manuals
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Nôn Ra Dịch Mật | Vinmec
-
Hậu Quả Của Trào Ngược Dịch Mật | Vinmec
-
Bà Bầu Nôn Ra Máu Có Phải Là Chuyện Bình Thường? - Hello Bacsi
-
Nghén Nôn Ra Máu Có Nguy Hiểm đến Sức Khỏe Của Mẹ Và Bé Không?
-
PHỤ NỮ CÓ THAI CẦN BIẾT VỀ NHIỄM ĐỘC THAI NGHÉN
-
Buồn Nôn Khi Mang Thai: Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Có Nguy Hiểm Không Khi Bà Bầu Bị Nôn Ra Máu? - MarryBaby
-
Mẹ Bầu Bị Nôn Ra Dịch Vàng Nên ăn Gì để Bảo Vệ Sức Khỏe Thai Nhi?
-
Nôn Ra Dịch Màu Vàng đắng Những điều Mẹ Chưa Biết
-
Nguyên Nhân Nôn Ra Dịch Vàng đắng Khi Mang Thai Và Cách Xử Lý
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục