Xử Trí Ra Sao Với Trẻ Chậm Nói? - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám khi có biểu hiện chậm nói - Ảnh: XUÂN MAI
Phần lớn trẻ chậm nói, cha mẹ không biết nguyên nhân, coi đó là chuyện bình thường, thậm chí đi chữa trị ở những nơi không có chuyên môn.
Chờ đợi một ngày con sẽ nói
Bé Thuận Khang 2 tuổi nhưng chỉ bập bẹ hai từ giống nhau như "ba ba, bà bà". Mẹ bé Khang cho hay khi bé Khang 2 tháng tuổi, hai vợ chồng đi làm nên phải để bé ở nhà với bà nội. Bà nội tuổi già nên ít trò chuyện với bé.
"Con của hàng xóm chỉ hơn con tôi 1 tháng tuổi đã nói bô bô, rõ chữ, lại nói được câu dài. Bé nhà tôi vừa chậm nói vừa khó dạy. Khi không cho xem tivi hay nghịch các thiết bị điện tử, bé ú ớ rồi lăn ra khóc. Bây giờ ai chỉ cách gì tôi cũng làm, từ cho con ăn lưỡi heo đến giật đồ ăn của người khác cho bé nói được" - chị Hoa, mẹ bé Khang, bộc bạch.
Nặng hơn, con trai út gần 5 tuổi của chị Lê Quyên (37 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định) đến nay vẫn chưa thể nói rõ tiếng mặc dù bé có cố gắng diễn đạt và liên kết các từ. "Chắc tôi cho con xem tivi nhiều quá nên mới như vậy, không biết con có bị tự kỷ hay không" - chị Quyên lo lắng chia sẻ.
Theo các bác sĩ tâm lý, ở trẻ nhỏ, chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời và sau một thời gian trẻ có thể tự nói được. Tuy nhiên, đôi khi chậm nói là một dấu hiệu bệnh báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn như chậm phát triển não bộ, trục trặc vòm miệng với lưỡi hoặc hở hàm ếch, tự kỷ, thậm chí khiếm khuyết thính giác...
Chú ý giai đoạn "phát cảm ngôn ngữ"
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung cho biết não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trước năm 3 tuổi và đây cũng là thời kỳ vàng trong việc phát triển ngôn ngữ, hay còn được gọi là giai đoạn "phát cảm ngôn ngữ".
"Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói nêu trên... thì môi trường sống, phương pháp giáo dục của cha mẹ, người thân dành cho trẻ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nói của trẻ" - ThS Trang Nhung nhận định.
Theo bác sĩ Bùi Xuân Mạnh (khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2), việc phụ huynh quá bận rộn hoặc cho rằng khả năng nói của trẻ sẽ tự hình thành mà bỏ qua khâu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ những năm đầu đời có thể khiến trẻ chậm nói.
Ngoài ra, ThS Nhung cho biết nếu phụ huynh quá chiều con hoặc muốn dỗ dành trẻ nên tập cho trẻ thói quen xem tivi hoặc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên, phụ huynh ít nói chuyện với trẻ hoặc nói quá nhiều, nói quá ít hoặc dùng từ phức tạp, hoặc không có sự thống nhất về phương pháp giáo dục... cũng là những nguyên nhân dẫn đến chậm nói tâm lý ở trẻ.
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa ở Mỹ năm 2017, trẻ nhỏ dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng và trò chơi điện tử có nguy cơ cao mắc chứng chậm nói tới 49%.
Làm gì khi trẻ chậm nói?
ThS Nhung cho rằng khi có con chậm nói, phụ huynh phải truy xét ngay nguyên nhân chậm nói. Nếu chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chậm nói tâm lý thì trước hết phụ huynh cần rà soát các cách thức giao tiếp hằng ngày của mình với trẻ.
Dưới đây là những khuyến cáo mà các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đưa ra khi bé chậm nói tâm lý:
* Phụ huynh cần có sự điều chỉnh cách dùng từ, tốc độ giao tiếp, thời lượng giao tiếp mỗi ngày với trẻ.
* Mọi thứ xung quanh trẻ cần được gọi bằng tên chính xác, ngắn gọn để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.
* Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trực quan sinh động với ngôn ngữ. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay thứ đó cho trẻ thấy, tăng cường giao tiếp mắt với trẻ...
* Thay đổi vật dụng, môi trường tập nói cho trẻ để tạo hứng thú tương tác cho trẻ cũng là điều cần làm.
* Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ, đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.
Cách xác định trẻ chậm nói
Theo ThS Nguyễn Thị Trang Nhung, trẻ chậm nói được hiểu là những trẻ có khả năng ngôn ngữ chậm, kém hơn so với cột mốc phát triển ngôn ngữ ở từng giai đoạn độ tuổi.
* Lúc trẻ 2 đến 6 tháng tuổi: trẻ không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa (2 tháng), không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh (4 tháng) hoặc không biết tự cười (6 tháng).
* Lúc trẻ 6 đến 12 tháng tuổi: trẻ không bập bẹ ê a được từ nào (8 tháng), không phản ứng lại với giọng nói hoặc âm thanh to, không nói được những từ như "ba ba", "ma ma", "măm măm", không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ như "không", "tạm biệt".
* Lúc trẻ 12 đến 24 tháng tuổi: trẻ không nói được các từ đơn (khoảng 15 tháng), không tìm cách giao tiếp với cha mẹ khi trẻ muốn điều gì đó, không nói được ít nhất 6 từ (khoảng 18 tháng), không dễ học hoặc bắt chước một từ mới (khoảng 19-24 tháng).
* Từ 24 đến 25 tháng tuổi: trẻ không thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản của cha mẹ, không ghép được hai từ để nói, không nói được câu có từ 2-4 từ, không hỏi được người khác những câu đơn giản.
Từ khóa » Con 2 5 Tuổi Chưa Biết Nói
-
Bé 2,5 Tuổi Chưa Biết Nói Có đáng Lo - VnExpress Đời Sống
-
Trẻ 2,5 Tuổi Chưa Biết Nói, Thích Chơi Một Mình Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Dấu Hiệu điển Hình Cảnh Báo Trẻ Chậm Nói | Vinmec
-
Con 2 Tuổi Chưa Biết Nói, Mẹ Tưởng Chậm Bình Thường, Bác Sĩ Bảo ...
-
Trẻ 2 Tuổi Chưa Biết Nói: Nguyên Nhân Và Cách Giúp Trẻ Hoạt Ngôn Hơn
-
Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Có Đáng Lo ??? - Tự Tin Làm Cha Mẹ - Meviet
-
Bé 2,5 Tuổi Chưa Biết Nói - Webtretho
-
Trẻ Chậm Nói Và Lý Do Không Thể Ngờ Tới
-
Con 5 Tuổi Chỉ Nói được 2 Từ "xin Chào", Bố Mẹ đứng Ngồi Không Yên
-
Trẻ Chậm Nói: Khi Nào Cần Can Thiệp?
-
Bé 2 Tuổi Chưa Biết Nói Phải Làm Sao? Tiết Lộ 4 Cách Giúp Bé Tập Nói
-
Trẻ 2 Tuổi Chậm Nói Và Những Dấu Hiệu để Nhận Biết
-
Trẻ Chậm Nói: Cách Dạy Và Điều Trị Từ Chuyên Gia âm Ngữ