Xử Trí Tăng Huyết áp Nặng

  1. Chẩn đoán

– Tăng huyết áp nặng: Huyết áp tâm thu > 180 mmHg và hoặc/huyết áp tâm trương > 120 mmHg

+ Tăng huyết áp cấp cứu: khi có tổn thương cơ quan đích (TKTƯ, tim, thận, mắt). Cần được điều trị làm giảm huyết áp ngay.

+ Tăng huyết áp khẩn cấp: không có tổn thương cơ quan đích. Cần điều trị làm giảm huyết áp trong 24 – 48 giờ.

  1. Điều trị

2.1. Tăng huyết áp khẩn cấp: chiếm phần lớn người bệnh tăng huyết áp nặng nhập viện (huyết áp tâm thu > 180mmHg, huyết áp tâm trương > 120mmHg)

– Dùng thuốc uống để làm giảm huyết áp từ từ trong 24 – 48 giờ.

– Làm giảm huyết áp quá nhanh có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm do làm giảm tưới máu não, động mạch vành, thận dẫn tới thiếu máu hoặc nhồi máu.

– Điều trị tăng huyết áp khẩn cấp

ThuốcLiềuKhởi phát/

thời gian tác dụng

Thận trọng
Captopril

(LOPRIL viên 25mg)

25-50mg uống hay ngậm dưới lưỡi, lặp lại nếu cầnUống: 15-30 phút/6-8 giờ

Ngậm: 15-30 phút /2-6 giờ

Tụt HA, suy thận, tăng kali máu
Furosemide

(LAXIX viên 40mg)

20-40mg30-60 phút/6-8 giờHạ kali máu
Propranolol

(INDERAL viên 40mg)

20-40mg15-30 phút/3-6 giờCo thắt phế quản, bock tim, tụt HA tư thế
Nifedipine

(ADALAT viên 10mg)

10mg, lặp lại nếu cần15-30 phútBệnh mạch vành, tai biến mạch máu não

2.2. Tăng huyết áp cấp cứu (thường huyết áp > 220/140mmHg)

– Điều trị tại khoa HSCC và theo dõi sát

– Dùng thuốc có tác dụng ngắn, truyền tĩnh mạch liên tục và gia giảm liều

– Chọn thuốc tùy theo cơ quan bị tổn thương

– Mục tiêu cấp thời là giảm huyết áp tâm trương 10 – 15% hoặc đến khoảng 110mmHg trong 30 – 60 phút

– Nếu bóc tách động mạch chủ phải làm giảm huyết áp nhanh trong 5 – 10 phút, với đích là huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg

– Khi huyết áp đã ổn định và tổn thương cơ quan đích giảm đi, có thể bắt đầu cho thuốc uống trong khi thuốc truyền tĩnh mạch được giảm liều dần

– Trước khi cho thuốc truyền tĩnh mạch phải đánh giá tình trạng nước cơ thể người bệnh vì người bệnh có thể bị giảm thể tích do tăng huyết áp (tác dụng lợi tiểu do áp lực)

– Bù nước (Nacl 0.9%) ở người bệnh thiếu nước sẽ giúp duy trì sự tưới máu cơ quan và ngăn ngừa sự tụt huyết áp khi cho thuốc.

– Điều trị tăng HA cấp cứu

ThuốcLiềuKhởi phát/

thời gian

tác dụng

Tác dụng phụChỉ định

ưu tiên

Furosemide

(LASIX ống 20mg)

20-40mg tiêm TM trong 1-2 phút, lặp lại với liều cao hơn nếu có suy tim, suy thận5-15 phút/2-3 giờGiảm thể tích, hạ Kali máuSuy tim, suy thận, có quá tải thể tích
Nitroglycerin

(ISOKET ống 10mg/10ml)

Truyền tĩnh mạch 5-100 µg/phút2-5 phút /5-10 phútNhức đầu, đỏ mặt, nhịp tim nhanh, mét Hb, lờn thuốcNhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực
Nicardipine

(LOXEN ống 10mg/10ml)

Tiêm TM 10mg/10 phút. Duy trì truyền TM 0.5-2mg/giờ tùy tình trạng người bệnh, liều tối đa: 15mg/giờ1-5 phút/15-30 phútNhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn ói, nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, hạ HA kéo dàiBệnh não do THA
Verapamil

(ISOPTINE ống 5mg/2ml)

Tiêm TM 5-10mg. Duy trì truyền TM 3-25mg/giờ1-5 phút/30-60 phútNhịp chậm, blốc tim (đặc biệt khi dùng chung với digitalis hay ức chế beta)Nhịp tim nhanh và/hoặc TMCT
  1. Cần lưu ý trong điều trị tăng huyết áp khẩn cấp

– Nên tránh dùng Nifedipine ngậm dưới lưỡi trong xử trí cấp cứu tăng HA đặc biệt là người bệnh có bệnh mạch vành hay tai biến mạch máu não.

– Thường đòi hỏi phối hợp thuốc mới đạt được mục tiêu điều trị (khởi đầu bằng phối hợp 2 thuốc, thêm thuốc thứ 3 khi cần thiết).

– Người bệnh nên được lưu lại theo dõi tại bệnh viện trong 24-48 giờ để chắc chắn có đáp ứng điều trị và không gặp tác dụng phụ hay biến chứng tổn thương cơ quan đích.

– Theo dõi HA mỗi 15 phút trong giờ đầu, mỗi 30 phút trong giờ thứ 2 và sau đó mỗi giờ trong 6 giờ tiếp theo.

Từ khóa » Thuốc Hạ Huyết áp Cấp Tốc Captopril