Xử Trí Vết Rết Cắn.

1. Đặc điểm loài rết

- Rết là động vật chân đốt có nọc độc săn mồi, ăn thịt hầu hết các động vật không xương sống khác, một số loài có thể tấn công và giết chết các loài động vật có vú nhỏ, dơi và động vật lưỡng cư, rắn.

Hình ảnh loài rết (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

- Đặc điểm hình thái:

+ Cơ thể phân đoạn bao gồm 15 đến gần 200 đoạn với một đôi chân trên mỗi đoạn.

+ Răng nanh của chúng là một cặp có chứa các tuyến nọc độc.

- Có khoảng 3500 loài rết được xác định, nhưng chỉ có 15 loài lọc độc gây các biểu hiện lâm sàng và nguy cơ gây tử vong cho người bệnh.

- Rết thích khí hậu ấm áp, chúng thích hoạt động về đêm. Bệnh nhân rết cắn thường bị vào các đêm mùa hè.

- Đặc điểm độc tố: Độc tố loài rết rất đa dạng và có tác dụng mạnh

+ Các protein hoạt tính sinh học, peptit và các phân tử nhỏ, độc tố có thể tác dụng gây độc cho cơ, độc tim và độc thần kinh.

+ Có khoảng 50 thành phần đã được xác định của nọc rết, tất cả đều có các đặc tính khác nhau để chặn hoặc kích hoạt các kênh ion.

+ Quá trình sản xuất nọc độc diễn ra trong một tuyến trong chỗ ức loài rết.

+ Độc tố độc gây ra cơn đau dữ dội và các các biểu hiện trên lâm sàng. Một số trường hợp gây biến chứng như sốc phản vệ, thiếu máu cục bộ cơ tim và nhiễm độc thần kinh.

2. Rết cắn có biểu hiện gì ?

Khi một con rết cảm thấy bị đe dọa, nó sẽ xuyên qua da bằng các đầu nhọn của chân gần đầu nhất, được gọi là chân châm. Vết cắn trông giống như hai vết đỏ trên da, tạo thành hình chữ V do vị trí của các đốt của con rết.

Hình ảnh tổn thương tại chỗ do rết cắn (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

3. Triệu chứng tại chỗ

- Vị trí rết cắn thường ở chân, tay. Đôi khi bị vào vị trí có thể gây nguy hiểm vùng cổ họng.

- Đau cục bộ, sưng và đỏ.

- Chảy máu tại chỗ

- Ngứa hoặc rát bỏng

- Tê, ngứa ran và đau

- Vết đỏ trên da

- Nhiễm trùng cục bộ, hoại tử

- Sưng hạch bạch huyết

4. Triệu chứng toàn thân

- Sốc phản vệ biểu hiện các mức độ có thể sảy ra sau vài phút khi bị rết cắn.Bệnh nhân cần phải nhận biết và nhập viện điều trị sớm.

Độ I

Chỉ có triệu chứng ngoài da: Mày đay,ngứa, phù mạch

Độ II

  • Mày đay,ngứa, phù mạch xuất hiện nhanh
  • Khó thở, tức ngực, thở rít
  • Đau bụng quặn, nôn
  • Huyết áp chưa tụt hoặc tăng
  • Không có rối loạn ý thức

Độ III

  • Đường thở: khàn tiếng, thở rít thanh quản
  • Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp
  • Tuần hoàn: da nhợt, lạnh, ẩm, huyết áp hạ
  • Rối loạn ý thức: Hôn mê, rối loạn cơ tròn

-Triệu chứng thần kính

Sảy ra do độc tố loài giống hóa chất xuất hiện tự nhiên trong não như serotonin và histamine. Các triệu chứng này hiếm gặp.

+ Đau đầu, Lo sợ

+ Chóng mặt,

+ Cảm giác mất ý thức

+ Một số hưng cảm, rối loạn ý thức sau rết cắn

- Một số biến chứng thường gặp khác như:

+ Thiếu oxy cho cơ tim, gây nhồi máu cơ tim.

+ Hội chứng tiêu cơ vân cấp

+ Rối loạn đông máu

+ Nhiễm trùng tại chỗ, hoại tử

5. Điều trị gì khi bị rết căn

- Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho điều trị nọc độc của rết.

- Khi có các dấu hiệu phản vệ xử trí theo phác đồ phản vệ.

- Điều trị tại chỗ:

+ Sát khuẩn tại chỗ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

+ Chườm đá lạnh vì cái lạnh làm tăng ngưỡng đau, cản trở sự dẫn truyền thần kinh và co mạch để ngăn phù nề mô.

+ Một số bệnh nhân cho biết cơn đau được cải thiện khi ngâm trong nước nóng, vì nó được cho là làm biến tính bất kỳ chất độc không bền nhiệt nào trong nọc độc. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cũng cho biết đau tăng khi tiếp xúc với nước nóng.

+ Có thể gây tê cục bộ bằng lidocain tại vết cắn sẽ giúp giảm đau đáng kể.

- Điều trị toàn thân:

+ Tiêm SAT dự phòng uốn ván

+ Có thể dùng thuốc kháng histamine, corticosteroid và thuốc giải lo âu.

+ Kháng sinh dùng khi có dấu hiệu nhiễm trùng

+ Điều trị các biến chứng nặng khác nếu có như: Hội chứng tiêu cơ vân

6. Tiên lượng

- Hiếm khi có triệu chứng nghiêm trọng nào do rết cắn.

- Các triệu chứng thường hết sau và ngày hoặc vài giờ.

- Một số trường hợp mắc bệnh mạn tính như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…sẽ làm nhiễm trùng tại chỗ nguy hiểm hơn.

7. Trường hợp lâm sàng:

Bệnh nhân: Trương Thị G, nữ 55 tuổi,

Địa chỉ: Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình.

Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Ngày 15/7/2019, ở nhà bị loài rết màu đen dài khoảng 20 cm cắn vào mu bàn tay trái. Sau cắn sưng nóng đỏ đau nhiều. Tức ngực, khó thở, sẩn ngứa toàn thân. Tại chỗ sưng nề, nóng, đỏ đau. Bệnh nhân chẩn đoán phản vệ độ II do rết cắn. Bệnh nhân được xử trí theo phác đồ phản vệ, sát khuẩn tại chỗ, giảm đau, SAT. Bệnh nhân tình trạng ổn định ra viện sau 2 ngày điêu trị.

Bs . Lê Văn Chế - Khoa hồi sức tích cực và phòng chống độc

Từ khóa » Giảm đau Khi Bị Rết Cắn