XUÂN DIỆU & TÔ HOÀI: VÀ “MỐI TÌNH TRAI” (2004) - Ccihp

Đăng nhập / Đăng ký Menu
  • Giới thiệu
    • Lịch sử hình thành
    • Tầm nhìn và Sứ mệnh
    • Kế hoạch chiến lược 2018 - 2022
    • Sơ đồ tổ chức
  • Lĩnh vực
    • Sức khoẻ sinh sản, Tình dục và Quyền
    • Bình đẳng giới và Bạo lực trên cơ sở giới
    • Sức khỏe tâm thần và khuyết tật
    • Các vấn đề mới
  • Hoạt động
    • Nghiên cứu
    • Đào tạo
    • Vận động chính sách và truyền thông
    • Hoạt động thanh niên và tình nguyện
    • Tư vấn
  • Ấn phẩm
    • Ấn phẩm CCIHP
      • CCIHP - Kết nối
      • Chuyên san: Giới - Tình dục - SKSS
      • Tăng cường hài lòng của người bệnh
      • Bản tin "Nhịp sống trẻ"
      • Bản tin của Teen Council
      • Mẹ con vui khỏe 247
    • Thư viện ảnh
      • Chúng tôi thấy - chúng tôi nói - triển lãm ảnh về vấn đề giới tại A Lưới
    • Phim và clip
    • LGBT Archive
  • Liên hệ
Trang chủ » Archive » Sáng tác và biên khảo trên mạng về dòng văn học đồng tính »

Danh mục -Chọn Danh mục- Các hiện vật về cuộc đời của người LGBTCác bài báo trên mạng internet về đồng tínhTư liệu in trước năm 2000Tài liệu in từ 2000 đến naySáng tác và biên khảo trên mạng về dòng văn học đồng tínhThảo luận về đồng tính luyến ái trên các mạng xã hộiVận động xã hội về quyền LGBTTruyền thông đa phương tiện về LGBTMỹ Thuật và Nhiếp Ảnh về LGBT

Nhập từ cần tìm

Tên tài liệu

Năm

Sáng tác và biên khảo trên mạng về dòng văn học đồng tính

XUÂN DIỆU & TÔ HOÀI: VÀ “MỐI TÌNH TRAI” (2004) (CCIHP/Lit-e2)

XUÂN DIỆU & TÔ HOÀI: VÀ “MỐI TÌNH TRAI” (2004)

Trần Nghi Hoàng

Cuối thế kỷ 20, bước qua đầu thế kỷ 21, “đồng tính luyến ái” gần như được “bình thường hóa” trong xã hội con người của nhiều vùng đất trên thế giới.

Đã có một thời, ở Việt Nam người ta xếp loại đồng tính luyến ái là một căn bệnh. Những người đồng tính luyến ái, cả nam lẫn nữ thường hay bị dè bĩu, diễu cợt, xem thường… Trong nhiều thập niên cận đại, những người đồng tính đã chứng minh cho thấy sự thông minh, khả năng nhạy cảm và hiệu quả trong công việc làm của họ. Ở hầu hết mọi lãnh vực, nhất là nghệ thuật sáng tạo, người đồng tính thường có nhiều phát kiến đi trước thời đại. Phải chăng, điều này nảy sinh từ tâm thức tự do, phá vỡ những cái bình thường của suy tưởng tiềm thức “vượt mọi biên giới” trong con người đồng tính, đã cho họ nguồn lực quý giá của một con người sáng tạo?

Giới văn học, đặc biệt Tây Phương, nhiều tác giả lừng danh vốn là người đồng tính. André Gide cuối thế kỷ XIX của Pháp, Allen Ginsberg cuối thế kỷ XX của Mỹ .v.v… chẳng phải là hai tên tuổi lừng lẫy trên khắp địa cầu sao?

Xuân Diệu dĩ nhiên là một trong những tài danh khai phá của nền Thơ Tiền Chiến Việt Nam. Xuân Diệu còn là nhà thơ đồng tính của thi ca Việt Nam đầu tiên được ghi nhận. Tôi nói là “đầu tiên được ghi nhận”, vì biết đâu trong giới thi, văn sĩ Việt Nam từ thời xa xưa, đã có những người đồng tính. Nhưng những người này vì bối cảnh xã hội thời đó, vì những quan niệm, lề thói đạo đức phong kiến và thành kiến, nên đã suốt đời đành dấu diếm, nén đè đi cái con người thực của chính mình!

Tô Hoài, tác giả Cát Bụi Chân Ai, cuốn hồi ký do nhà Thanh Văn Paris xuất bản và đã giới thiệu nơi trang bìa cuối những dòng trang trọng như sau:

“Quyển sách không hề tỏ lộ một lời bào chữa hay kết tội nào đối với cái chế độ mà Tô Hoài phục vụ nửa thế kỷ ròng rã. Chỉ là những cảm nghĩ, những điều mắt hấy tai nghe. Chỉ là những lời thuật lại không hơn không kém., không cường điệu cũng như bi thảm hóa. Cái lối kể chuyện của một bà già nhà quê, ngồi beat xuống đất, ngay lề đường, ngay đầu ngõ. Cái lối kể chuyện luôn luôn bắt đầu bằng cách lấy gấu quần lau những giọt mồ hôi, có thể giấu trong những giọt mồ hôi này đôi ba giọt lệ mà người nghe phải tinh ý mới nhận thấy. Chính vì thế mà thái độ chính trị mới mạnh làm sao. Nó làm những người nghe phải đau noun quằn quại cho sự that. Một chế độ thản nhiên chà đạp lên tấm long của mọi con người, chế độ đó không thể nào tồn tại được. Một chế độ dựa vào sự dối trá và bạo lực cho dù có khống chế được xã hội, thì cũng chỉ khống chế được một thời khoảng nào đó. Khi mọi con người trong xã hội đó đã không còn sợ hãi, khi mà những nhà văn đã biết khát khao sự that, khi mà những công thần đã phải đổi giọng thì đó chính là giờ cáo chung của chế độ”.

(Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, trang bìa sau)

Tuy nhiên, trong bài viết này tôi sẽ chỉ nói về chuyện “Tình Trai” của Xuân Diệu với Tô Hoài trong Cát Bụi Chân Ai, qua chính lời kể của Tô Hoài một cách hêtá sức nồng nàn và cảm động.

Chuyện tình giữa Xuân Diệu và Tô Hoài, thực ra, từ bao lâu đã có nhiều lời đồn và nghi vấn. Lần này, khi viết hồi ký về đời mình, Tô Hoài đã ngang nhiên kể lại mối tình đó. Một hành động vô cùng chân thật đầy tính “cách mạng” với xã hội Việt Nam hãy còn rất nhiều những thành kiến; một thái độ can đảm dứt khoát để nói với Đảng và Nhà Nước Việt Cộng về hai chữ Tự Do.

Tô Hoài ghi:

“Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ lấm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước năm 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết đề tài Thanh Niên Với Quốc Văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội. Xuân Diệu nói “Hoài ơi đi ủng hộ Diệu”. Anh Hiến sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lung túng. Không sao, Xuân Diệu áo Tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng sẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ “tâm hồn” – như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện, không ai kịp sững sốt.

Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống.Bốn mắt nhìn nhau name đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ Thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố hàng Buồm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gợn, không phải chữ gỗ giẹp đét.”

(Tô Hoài, Cát Bụi Chân Ai, Thanh Văn (không thấy ghi năm xb), trang 188 & 189)

Điều trước hết phải nên ghi nhận, Xuân Diệu quả là một người mê đắm và đỏm dáng! Những đặc tính rõ nét của một người đồng tính. Áo Tuýt so lụa mỡ gà, cà vạt lấm tấm vàng sẫm… Xem ra, nét ăn mặc của Xuân Diệu từ hơn nửa thế kỷ trước, so với những tay đỏm dáng hiện đại chả có gì thua sút lạc điệu. “Hoài đi ủng hộ Diệu”. Câu nói nhẹ nhàng, mỏng manh đầy nữ tính nhưng quyêát liệt. Và hai chữ “tâm hồn” nói nhịu. Tại sao? Nói nhịu như một bà già bán bánh đúc trong làng có tật nói nhịu nhảm! Đó là cái ám ảnh của bản chất, hay là sự thể phản ảnh của một nỗi cuồng si?

Xuân Diệu cầm tay Tô Hoài và âu yếm vuốt lên, vuốt xuống. Nhưng là “bốn mắt nhìn nhau đắm đuối”. Có nghĩa, Tô Hoài cũng đã đắm đuối nhìn vào mắt Xuân Diệu. Cái đắm đuối mà Tô Hoài chẳng thể nào hiểu nhưng nó có làm Tô Hoài cảm động và rung động!

Tô Hoài kể tiếp. Rành mạch, rõ ràng với một trí nhớ xanh tươi:

“Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ mặt sùi trứng cá, chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi, đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh vợ đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.”

(Tô Hoài, sđd, trang 189)

Tô Hoài hôm nay đã là một ông già. Nhưng ông già Tô Hoài vẫn chưa hiểu lắm về sự khác biệt giữa “Tình Trai” và những nghịch phá của tuổi học trò con nít. Chắc rằng Tô Hoài lúc bé ẻo lã và giống con gái. Cho nên lũ bạn tiểu học mới dỡ những trò chơi tinh quái đó. Nhưng với Xuân Diệu thì khác! Đúng như Tô Hoài đã xác định: Xuân Diệu yêu Tô Hoài. Tình yêu thật sự của tuổi thanh niên trưởng thành. Tình trai, tuy là “tình trai”, ai cấm giai đoạn mở đầu vẫn khai mào bằng những gì đằm thắm, thơ mộng. Tay cầm tay. Mắt nhìn mắt. … Đắm đuối. Nồng nàn…

Nhưng mối tình của Xuân Diệu với Tô Hoài không chỉ có thế. Không chỉ là tay cầm tay, mắt nhìn mắt. Tô Hoài làm tôi ngạc nhiên ở đoạn tôi sắp trích dẫn dưới đây, khi họ Tô kể lại, miêu tả lại bằng giọng văn tài tình có tay nghề của ông:

“Mới xế chiều đã chập tối, chẳng còn người thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong, nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quẳng bát đũa nay, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm xong rồi cũng chuồn mất. Dẫy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng người trở mình, giát giường không ken két. Im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven ngõ giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội tôi ngủ lại.

Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan. Cả dạo mưa gió, Xuân Diệu ở lại u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa goọ về những đêm ma quái, rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu rờn vào. Không phải. Tay người, bàn tay người nay đặn, ấm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần khắp mình trần truồng trong mảnh chăn dạ. Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm dần lên. Chẳng còn biết đương ở đâu, mình là ai, hai cơ thể con người quằn quại, quấn quit, cánh tay, cặp đùi thong chão trói lại, thít lại, giằng ra. Niềm hoan lạc trong tôi vỡ ra, dữ dội giằng ngửa cái xác thịt kia.

(Tô Hoài, sđd, trang 190 & 191)

Tôi có thể thấy như trước mắt cái đìu hiu hoang sơ trên triền Tam Đảo. Và những cuồng mê xác thịt giữa mưa gió, bóng tối và những khảng trống vắng trơ lạnh giữa núi rừng Yên Dã. Bao vò rượu nếp của kiến trúc sư Võ Đức Diên hẳn nhiên sẽ nung nấu dòng máu nóng của những chàng thanh niên như Tô Hoài, Xuân Diệu. Và thế là cơn đồng thiếp được gọi lên. Chỉ là ở một người. Bắt đầu ở một Xuân Diệu thi sĩ Tình Trai. Tô Hoài là kẻ bị cuốn vào cơn sóng dập dờn đó. Bằng vô thức. Không suy nghĩ suy luận phân tích gì hết. Nhưng tôi thấy rõ ở những dòng chữ kể lại của Tô Hoài một ý thức rất tỉnh táo. Và nhất là không chút mặc cảm hay vò xé (cầm thiết) theo thói thường của một cái gì đó gọi là Truyền Thống Việt Nam hay Luân Thường Đạo Lý kiểu áo dài khăn đóng!

Tô Hoài tiếp tục tỉ mĩ, rất văn chương với những dòng kể tiếp theo:

“Rồi như chiêm bao, tôi ngã ra, thống khoái. Im lặng. Nghe mưa rơi xuống tàu lá chuối trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thou nóng như than bò vào mắt, xuống vú, xuống roan, xuống bẹn… Cơn sướng lại cồn lên cho đến lúc ngã cả ra, rúc vào nhau. Rồi bàn tay dịu dàng lại vuốt lên mặt. Lần này thì tôi lữ lả, tôi nguôi ra rên ư ử, như con điếm mê tơi không nhớ nổi người thứ mấy, thứ mấy nữa.”

(Tô Hoài, sđd, trang 191)

Tôi đã đọc Hồ Trường An, Ngô Nguyên Dũng, Hoàng Mai Đạt.v.v… viết về đồng tính. Tội cũng từng đọc vài nhà văn nữ Việt Nam ở hải ngoại viết về những mối tình, những cơn ái ân đồng tính. Theo tôi, chưa có ai xuất sắc như Ông Già Tô Hoài khi viết lại mối tình trai của ông và Xuân Diệu.

Tô Hoài táo bạo mà vẫn nên thơ. Buông thả một cách tận cùng nhưng đồng lúc lại vẫn như e dè muốn níu lại hết. Níu lại một cái gì đó rất mơ hồ ngay chính họ Tô chẳng hề biết hiểu, chẳng hề phân biệt được:

“Trời rạng sáng. Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trơ ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa mưa.”

(Tô Hoài, sđd, trang 191)

Những níu lại vô ích vô thức. Những hứng thú quả tình khủng khiếp! Nhưng vẫn là những hứng thú kỳ bí “nồng nàn kích thích”. Trong bóng tối.

Bởi ánh sáng bạch bình minh ban ngày sẽ làm tan rã hết. Sẽ làm “lạnh” đi những “nồng nàn kích thích” trong đêm mưa gió giữa núi rừng.

Tô Hoài chạy trốn những “khủng khiếp” của cơn hứng thú. Trong cái khựng lại e dè (tôi không thấy nói chút gì đến niềm sợ hãi hay ân hận!), vẫn có một sự “tuôn chạy băng băng” vào “chốn đó”. Dù cái “nơi chốn đó” có là thiên đàng hay địa ngục. Xin nghe Tô Hoài kể tiếp:

“Nhưng đêm mai lại vào cuộc dữ dội. Trong đêm quái quỉ lại thấy mình như không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời lại sáng. Cho đến khi that thấy rạng sáng mới rờn rợn.”

(Tô Hoài, sđd, trang 191)

Chỉ là rờn rợn khi ánh sáng mặt trời đã trở về với không gian. Rờn rợn như một phản ứng thiên nhiên tự nhiên không lý giải. Do đó, khi đêm về, Tô Hoài đã không có ý niệm, không biết là rồi trời sẽ lại sáng!

Nhưng một mối, hay những mối tình trai trong thời “kháng chiến” như vậy làm sao qua mắt nổi “cơ quan”! Và hậu quả của những cơn “hứng thú khủng khiếp” là ánh sáng. Là phải phô bày, tự thú. Là phải lôi từ đêm thẳm, từ gió mưa của rừng núi ra những lời bộc bạch. Phải mang bóng tối ra trình diện trước ánh sáng.

“Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang như thế, tối cũng lẳng lặng vác cái ghi tar a đi. Bốn bên im như tờ. . . . .

. . . . chiếc màn một trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lân, của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm nay. Chẳng biết đêm hôm có ông kễnh nào bị bàn tay nhung sờ vào roan không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo liền hai tối. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mace màn sẵn đi ngủ từ chập tối, bỏ ngoài tai mọi việc.

Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đêm tối quyến rũ, chính mình cũng điên kia ma.ø Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Xuân Diệu nức nở “tình trai của tôi… tình trai…” rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.”

(Tô Hoài, sđd, trang 193)

Hẳn là còn may mắn, vì “hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn”, nên Xuân Diệu chỉ bị mắng mỏ là “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Chỉ tội nghiệp cho cái gọi là “tư sản”! Làm như chỉ có những con người “tư sản” mới biết đến “đồng tính luyến ái”!

Chẳng có đấu tố, khai tội và phỉ nhổ chửi bới. Chẳng có ném đá hay hành hạ cụ thể tức thì. Nhưng sau đó ít lâu, thì Xuân Diệu bị đưa ra khỏi ban thường vụ.

“Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu thành một người được nhiều thời giờ chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng như xa lánh mọi công tác.”

(Tô Hoài, sđd, trang 193)

Xem ra, hình phạt như vậy đối với những “tội tình, bê bối” mà Xuân Diệu đã làm ra đã là quá nhẹ. Đảng Việt Cộng vì trọng tài Xuân Diệu nên nương tay? Hay vì là giai đoạn can kết nạp, cần những cán bộ tiếng tăm, có tài, nên Đảng đã ngó lơ phần nào cho Xuân Diệu? Tôi lại nghĩ những lí do vừa nêu ra có thể là vài chục phần trăm. Nhưng nhiều phần trăm chính yếu là Đảng đã “mắc cỡ”! Đảng ngượng ngùng chẳng biết… kết tội ra làm sao với trường hợp Xuân Diệu.

Và như thế, Xuân Diệu, theo như Tô Hoài đã ghi, vốn là một người “đào hoa” với những mối tình trai. Xuân Diệu không biết chung thủy. Xuân Diệu chỉ biết mê đắm. Tô Hoài hồi ức:

“Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt nghiêng ngả vuốt ve nhau. Ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa những mối tình trai. Buổi chiều trong kháng chiến, đã hết lo đám máy bay lên đánh bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở Ấm Thượng xuống sông tắm táp xong lên dạo phố. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm xít quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bỉu môi, dáng xóc cổ áo, bãi nước bọt. Đằng này, con gái đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xít vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau còn đến chơi. Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa mâm mê như chọn đẵn mía, và nhìn dõi vào mắt…

(Tô Hoài, sđd, trang 196)

Xuân Diệu quả là một tay đào hoa với những mối tình trai. Qua ngòi bút Tô Hoài, chúng ta thấy một Xuân Diệu đồng tính thản nhiên và ngây thơ không mặc cảm. Mặc cảm, một trạng thái gần như (đương nhiên và thậm chí cần thiết) bắt buộc phải có ở những con người đồng tính chẳng những vào thời thi sĩ Xuân Diệu, mà ngay cả ở thời nay tại Việt Nam!

Và như Tô Hoài đã kể, Xuân Diệu chẳng phải là một tay chung tình. Tuy nhiên, để kết luận về Xuân Diệu, Tô Hoài viết:

“Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu…”

(Tô Hoài, sđd, trang 193)

Để dứt bài này, tôi xin chép lại nay một bài thơ “Tình Trai” của Xuân Diệu, gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường. Bạn đọc nếu không biết trước, chắc chắn sẽ nhầm đây là một bài thơ Tình Gái, do một chàng trai viết gửi cho người yêu bé nhỏ của mình:

EM ĐI

Tặng Hoàng Cát

Em đi, để tấm lòng son mãi

Như ánh đèn chong, như ngôi sao

Em đi, một tấm lòng lưu lại

Anh nhớ thương em, lệ muốn trào

Ôi Cát! Hôm vừa tiễn ở ga

Chưa chi ta đã phải chia xa!

Nụ cười em nở, tay em vẫy,

Ôi mặt em thương như đóa hoa

Em hỡi! Đường kia vướng những gì

Mà anh mang nặng bước em đi!

Em ơi, anh thấy như anh đứng

Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa

Nhưng bóng em đi đã khuất rồi.

Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!

Tình ta như mối dây muôn dặm

Buộc mãi đôi chân, dẫu cách vời

Em hẹn sau đây sẽ trở về

Sống cùng anh lại những say mê…

Áo chăn em gửi cho anh giữ,

Xin gửi cùng em cả hẹn hề!

Một tấm lòng em sâu biết bao

Để anh thương mãi, biết làm sao!

Em đi xa cách, em ơi Cát

Em chớ buồn, nghe! Anh nhớ yêu…”

(Đêm 11/7/1965 * 23 giờ 30)

Virginia, Aug 10 – 2004

TNH

http://www.gio-o.com/trannghihoangXuanDieu.html

Bạn cần đăng nhập để xem link Tải về Tags: Xuân Diệu và Tô Hoài, mối tình trai

Archive khác

Bùi Anh Tấn - Bùi Anh Tấn: 'Thiên Hạ Nghĩ Tôi Đồng Tính Cũng Chẳng Sao' (2007)

Bùi Anh Tấn - Bùi Anh Tấn: 'Thiên Hạ Nghĩ Tôi Đồng Tính Cũng Chẳng Sao' (2007)

Nhà văn chuyên viết về đồng tính Bùi Anh Tấn trả lời phỏng vấn năm 2007[Chi tiết] Sự mập mờ văn hóa trong các biểu thị về đồng tính luyến ái tại Việt Nam đương đại: Thử đọc tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn theo chủ nghĩa Lịch Sử Mới 

Sự mập mờ văn hóa trong các biểu thị về đồng tính luyến ái tại Việt Nam đương đại: Thử đọc tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn theo chủ nghĩa Lịch Sử Mới 

Văn nghệ Trẻ: Tham luận “Sự mập mờ văn hóa trong các biểu thị về đồng tính...[Chi tiết]

Archive

  • Các hiện vật về cuộc đời của người LGBT
  • Các bài báo trên mạng internet về đồng tính
  • Tư liệu in trước năm 2000
  • Tài liệu in từ 2000 đến nay
  • Sáng tác và biên khảo trên mạng về dòng văn học đồng tính
  • Thảo luận về đồng tính luyến ái trên các mạng xã hội
  • Vận động xã hội về quyền LGBT
  • Truyền thông đa phương tiện về LGBT
  • Mỹ Thuật và Nhiếp Ảnh về LGBT

TRUNG TÂM SÁNG KIẾN SỨC KHỎE VÀ DÂN SỐ

Địa chỉ: Số 48 Tổ 39 Ngõ 251/8 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84-4) 35770261 - Fax: (84-4) 35770260 Email: ccihp@ccihp.org - Website:https://ccihp.org

  • Giới thiệu

    • Lịch sử hình thành
    • Tầm nhìn và Sứ mệnh
    • Kế hoạch chiến lược 2018 - 2022
    • Sơ đồ tổ chức
  • Lĩnh vực

    • Sức khoẻ sinh sản, Tình dục và Quyền
    • Bình đẳng giới và Bạo lực trên cơ sở giới
    • Sức khỏe tâm thần và khuyết tật
    • Các vấn đề mới
  • Hoạt động

    • Nghiên cứu
    • Đào tạo
    • Vận động chính sách và truyền thông
    • Hoạt động thanh niên và tình nguyện
    • Tư vấn
  • Ấn phẩm

    • Ấn phẩm CCIHP
      • CCIHP - Kết nối
      • Chuyên san: Giới - Tình dục - SKSS
      • Tăng cường hài lòng của người bệnh
      • Bản tin "Nhịp sống trẻ"
      • Bản tin của Teen Council
      • Mẹ con vui khỏe 247
    • Thư viện ảnh
      • Chúng tôi thấy - chúng tôi nói - triển lãm ảnh về vấn đề giới tại A Lưới
    • Phim và clip
    • LGBT Archive

Website thành viên:

Chuyển động xã hội Tâm sự bạn trẻ 360 Nhóm hành động Công bằng sức khỏe Facebook - Why not? A365 Copyright © 2016 Bản quyền thuộc về Trung tâm Sáng kiến Sức Khỏe và Dân số Powered by Công ty Thiết kế website chuyên nghiệp

Từ khóa » Tô Hoài Xuân Diệu