Xuất Bản Phẩm Không Kinh Doanh Phải đề Nghị Cấp Giấy Phép?

Lĩnh vực xuất bản là việc các tổ chức, khai thác bản thảo và biên tập thành mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Việc xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép trong một số trường hợp được quy định. Vậy Các trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép? được quy định cụ thể như thế nào? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý: Luật Xuất Bản 2018

Tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Quy định của pháp luật về Hoạt động phát hành xuất bản phẩm

Tại Luật Xuất Bản 2018  Điều 36. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm quy định:

1. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).

Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

2. Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.

3. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;

b) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

4. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:

a) Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

Như vậy, đối với Hoạt động phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và hộ kinh doanh xuất bản phẩm và thực hiện phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật. Lưu ý về các Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định, Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Và Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh phải được thực hiện đầy đủ.

Xem thêm: Mẫu quyết định xuất bản, tái bản xuất bản phẩm và hướng dẫn chi tiết nhất

2. Các trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép?

Việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật xuât bản 2018 và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cơ quan và các tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định và thực hiện theo sau đây:

– Các Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

+ Cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam và các cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh như sau:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định của pháp luật

+  Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định của pháp luật.

4. Trường hợp nào nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm quy định tại Luật xuât bản 2018 như sau:

– Các Tài liệu phục vụ hội thảo và hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức theo quy định.

– Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng và Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân, Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Xử phạt tái bản xuất bản phẩm không có quyết định tái bản

– Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan và các tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

–  Xuất bản phẩm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này sau khi sử dụng phải tái xuất; trường hợp chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật Xuất Bản 2018 quy định. Các Xuất bản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 42. Các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép không được kinh doanh dưới mọi hình thức.

– Các Cơ quan và tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm do mình nhập khẩu. Xuất bản phẩm có nội dung vi phạm khoản 1 Điều 10 của Luật này không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức

5. Trong các trường hợp muốn Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm thì phải làm thế nào?

5.1. Điều kiện để Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm

Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm được quy định tại điều 45 Luật Xuất bản 2018 với các nội dung hướng dẫn như sau:

Thư nhất  đối với Việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép theo quy định đầy đủ

Thứ hai, đối với Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm đó là: Thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ quan và các tổ chức ở trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, và thẩm quyền của các cơ quan như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan và các tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương; chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức ở trung ương đặt tại địa phương theo quy định.

Xem thêm: Hướng dẫn việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm

5.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm 

– Đơn đề nghị cấp giấy phép trong đó ghi rõ mục đích và  thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ vfa các Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ theo mẫu quy định của pháp luật

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều Điều 44. Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩmphải cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

5.3. Trách nhiệm của Cơ quan và các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm 

– Phải Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép, Kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày và giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ theo quy định.

– Không được đưa vào triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật xuất bản 2018, xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp theo quy định

– Các cơ quan tổ chức Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm đưa vào triển lãm, hội chợ và hoạt động tổ chức triển lãm và hội chợ xuất bản phẩm.

– Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đưa ra khỏi danh mục xuất bản phẩm để triển lãm và hội chợ đối với các xuất bản phẩm đó là  Việc Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật Xuất bản và Xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ không có nguồn gốc hợp pháp theo quy định,  Xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành và thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy theo quy định về xuất bản.

trên đây là thông tin chúng tôi tư vấn về nội dung Các trường hợp xuất bản phẩm không kinh doanh phải đề nghị cấp giấy phép? và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Từ khóa » Thế Nào Là Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm