Xuất Gia Gieo Duyên: Mặt Trái Của Một Vấn đề :: HOA LINH THOAI ::

  • Trang chủ
  • Nhạc Phật giáo
  • Pháp âm
  • Thơ - Văn
  • Blog
  • Thiệp Phật giáo
  • Thư viện sách
  • Lời ngỏ
  • Tin tức - Sự kiện
  • Bài học cuộc sống
  • Văn hóa Phật giáoLịch sử - Nhân vậtPhim ảnh - Âm nhạc Phật giáoDi sản - Kiến trúc - Mỹ thuật
  • Giáo dục Phật giáoXã hội - Tôn giáoBài Tiểu Luận - Tham luậnVăn học Phật giáoÝ kiếnGiáo dục - Các trường Phật học
  • Phật giáo và đời sốngẨm thực chay - Sức khỏe - Y họcTâm sự - chia sẻ
  • Nghiên cứu Phật họcThiền Tịnh song tuTriết - Tâm lý học Phật giáoPhật giáo và Khoa họcCác vấn đề Phật học
  • Phật giáo Thế giới
  • Hoạt động CLB Hoa Linh Thoại
Từ điển Phật học
Bài mới cập nhật
Thơ - Văn mới cập nhật
Xuân Thi
Cảm Tác Nỗi Lòng Lưu Dân
Cảm Ơn Cuộc đời
Chúc Mừng Năm Mới 2018
Dòng ĐỜI
Tâm Thiền
Chuông Ngân
Kính mừng Phật Đản
Anh không chết đâu em
Kiếp này
Liên kết website
Thông tin bình chọn Nhờ đâu bạn biết đến website Hoa Linh Thoại của chúng tôi ?
Sự giới thiệu của bạn bè
Tình cờ bắt gặp trên Google
01:15, Thursday.November 28 2024
Ý kiến »Trở về
Xuất gia gieo duyên: Mặt trái của một vấn đề
Hình ảnh những cô cậu choai choai vừa cạo đầu chưa sạch tóc tập tu, liền được bao nhiêu người cung kính, cung phụng cúng dường, sau này về đời, nếu gặp cuộc sống khó khăn, họ sẽ nghĩ lại những tháng ngày hạnh phúc trong chùa, giờ mà vào lại thì không thích, đành phải làm công việc “dễ ăn” này để kiếm sống ... Mô hình “xuất gia gieo duyên”, trên thực tế không có gì là mới lạ và tôi đã ít nhiều suy nghĩ về nó. Chỉ đến khi được đọc bài “Nhân rộng mô hình tu tập cho giới trẻ: tại sao không?” của tác giả Nhật Nguyệt đăng trên Hoa Linh Thoại, tôi mới mạnh dạn viết để nói lên một vài ưu tư của mình về vấn đề này. Truyền thống Tại một số quốc gia mà Phật giáo được xem như là quốc giáo như: Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma v.v, việc “xuất gia gieo duyên” đã trở thành một truyền thống văn hóa có cả ngàn năm. Việc “xuất gia gieo duyên” tại các quốc gia ấy được quan niệm như là bổn phận của mỗi người con Phật. Do đó, bất cứ ai trong một giai đoạn nào đó của đời người cũng đều phấn đấu thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng ấy. Truyền thống này ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống của mọi người trong xã hội. Thực tế cho thấy, những ai được sự giáo dục theo hệ tư tưởng Phật giáo ít nhiều cũng đều có cơ duyên trở thành những người sống hiền thiện, tốt đẹp. Đây chính là ưu điểm của việc xuất gia gieo duyên trong các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy. Tuy nhiên, mặc dù mục đích của việc xuất gia gieo duyên là hướng con người đến Chân-Thiện-Mỹ, nhưng không phải nó không nảy sinh các tệ nạn gây phương hại đến uy tín Phật giáo tại một số quốc gia này. Các tệ nạn: cưỡng dâm, trộm cắp, giả sư đi khất thực v.v đều do các “vị sư xuất gia gieo duyên” này gây ra mà báo chí quốc tế đã phản ảnh trong những năm vừa qua. Nguy cơ Ở Việt Nam, Phật giáo Nam tông của bà con Khmer tại một số vùng miền Tây Nam bộ cũng có truyền thống xuất gia gieo duyên. Tuy nhiên, hệ phái Phật giáo Nam tông của các sư người Kinh thì chưa có truyền thống xuất gia này. Mãi cho đến gần đây nhất, vào ngày 7/72009, Thiền viện Phước Sơn ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, là ngôi chùa tiên phong tổ chức khóa tu “xuất gia gieo duyên hàng năm” lần thứ I, thời gian 01 tháng, cho 150 phật tử, trong đó phần đông là học sinh và sinh viên, theo truyền thống Phật giáo Nam Tông nhân mùa an cư kiết hạ.

Khóa tu “xuất gia gieo duyên hàng năm” lần thứ I tại Thiền viện Phước Sơn ngày 7/7/2009. Ảnh: PTVN

Việc vận động và tạo môi trường khuyến khích giới trẻ tu tập với quy mô và tầm cỡ như Thiền viện Phước Sơn vừa qua để lại nhiều lợi ích thiết thực không thể vài lời mà nói hết được và ít nhiều đã có những hiệu ứng xã hội tích cực, như một chiếc phao cứu sinh đối với một số người khi bị rơi vào tình trạng bế tắc và khủng hoảng tinh thần trong cuộc sống, làm phong phú thêm mô hình tu tập để tạo niềm tin cho giới trẻ vào năng lực chuyển hóa của đạo Phật. Bên cạnh việc xuất gia gieo duyên đã tạo ra vài ấn tượng khá sâu sắc trong cách nghĩ, cách nhìn nhận về vấn đề của một số người, thì đằng sau nó không phải không tiềm ẩn những nguy cơ đáng quan ngại. Có lẽ ai cũng biết nạn “sư giả” đang hoành hành ở nhiều nơi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các nhà sư tu hành chân chính, hiện là một vấn nạn nan giải mà Giáo hội gần như “bó tay”. Thậm chí, ở Nghệ An có cả một làng chuyên làm “nghề sư giả”. Đọc bài báo “Về thăm làng nghề “giả sư” Nghĩa Đồng” đăng trên Hoa Linh Thoại mới cảm thấy giật mình xót xa!!! Có người sẽ nói, đừng nên nhìn vào mặt trái của nó, bởi thực tế việc gì cũng có hai mặt cả. Vì cuộc sống trôi chảy theo một định luật rất khách quan mà. Nhưng nếu không nhìn nhận vào thực tế để khắc phục thì vấn đề chẳng phải càng nan giải hay sao? Những thanh niên kia, sau thời gian hết hạn tập tu gieo duyên sẽ trở về với cuộc sống thường nhật, nếu tốt thì đáng mừng, còn không, sẽ xảy đến một tình trạng cái tốt bị lạm dụng và họ sẽ trở thành những “sư giả” rất chuyên nghiệp vì đã được huấn luyện một thời gian trong chùa. Hình ảnh những cô cậu choai choai vừa cạo đầu chưa sạch tóc tập tu, liền được bao nhiêu người cung kính, cung phụng cúng dường, sau này về đời, nếu gặp cuộc sống khó khăn, họ sẽ nghĩ lại những tháng ngày hạnh phúc trong chùa, giờ mà vào lại thì không thích, đành phải làm công việc “dễ ăn” này để kiếm sống. Chính điều này sẽ làm chúng ta thêm ngậm ngùi!

Hình ảnh những cô cậu choai choai vừa cạo đầu chưa sạch tóc tập tu, liền được bao nhiêu người cung kính, cung phụng cúng dường. Ảnh: PTVN.

Mô hình Sau 3 năm trải qua 3 kỳ tổ chức khóa tu mùa Hè tại chùa Hoằng Pháp ở TP.HCM, số lượng phụ huynh gửi con em họ đến tham dự khóa tu này tăng tiến theo mỗi năm. Nhất là năm nay, số lượng bạn trẻ đăng ký tham dự tăng gấp đôi so với năm 2008. Điều này cho thấy lợi ích thiết thực của khóa tu mùa Hè đã kiểm nghiệm nơi mỗi gia đình có con em tham dự khóa tu trong những năm trước. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, năm nay lần đầu tiên mở khóa tu mùa Hè cho các cậu ấm cô chiêu cũng gây tiếng vang sâu rộng bởi kết quả trên cả sự mong đợi mà nó mang lại sau khóa tu cho chính bản thân các em và phụ huynh. Có thể nói, hiện nay, mô hình các khóa tu cho giới trẻ của Phật giáo rất được xã hội quan tâm, thậm chí nhà nước cũng rất mong muốn những mô hình đó được phát triển và nhân rộng. Gần đây, báo chí đã liên tục có những tiếng nói của mình, ca ngợi những hoạt động tích cực đó, thật là điều đáng mừng. Tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả Nhật Nguyệt, cho rằng : “việc mở các lớp học làm người, lớp học Phật Pháp, khóa tu mùa Hè cho giới trẻ, hội trại v.v không nhất thiết chỉ làm ở những ngôi chùa to Phật lớn, đủ điều kiện cơ sở vật chất mà bất cứ chùa nào, dù là thôn quê hay thị thành, đều có thể mở những lớp tu học dành cho giới trẻ”. Quả thật, việc mở các khóa tu một tháng, một tuần, thậm chí một ngày dành cho các giới trẻ sẽ rất có lợi ích hơn là việc xuất gia gieo duyên, bởi lẽ nó không để lại di họa của “mặt trái của một vấn đề” nào cả trong tương lai. Điều quan trọng là những hoạt động này cần được làm một cách đồng bộ từ trung ương xuống các địa phương chứ không nên chỉ giới hạn một vài nơi. Vậy, khóa tu dành cho giới trẻ đã được tổ chức tại một số tự viện và việc xuất gia gieo duyên, mô hình nào cần phát huy và nhân rộng trong thực tế xã hội ngày nay? Tiểu Tử -------------------- * Lời HLT: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
» Trở về Facebook Twitter Google Google+
Các bài viết phản hồi
Về việc xuất gia gieo duyên ( 30/11/-1 ) Tịnh Vinh (congtytuvananphu@gmail.com) Đọc bài viết "xuất gia gieo duyên:mặt trái của vấn đề" của Tiểu Tử,Tịnh Vinh thấy rằng Tiểu Tử nên thống kê có bao nhiêu sư giả đã từng xuất gia gieo duyên?để mình đánh giá lại vấn đề. Theo quan điểm của Tịnh Vinh việc xuất gia phải có nhân duyên với Phật Pháp,việc gì cũng có nhân quả của nó,việc xuất gia gieo duyên để người ta quay về bản tâm của mình,khi quay về đời người ta sẽ giảm bớt tham,sân,si và làm việc thiện nhiều hơn.
GỬI Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Họ Tên :
Email :
Tiêu đề
Nội dung :
Các tin tức khác
  • Văn hóa báo chí ( 03/01/2015 )
  • UBND TP đề nghị PG TP.HCM không để tu sĩ khất thực ( 27/12/2014 )
  • Giáo hội lên tiếng về việc báo chí đăng tin chưa kiểm chứng ( 25/12/2014 )
  • Phật giáo Khánh Hòa có ý kiến về vụ ĐĐ.Thích Chúc Min ( 18/12/2014 )
  • Nhà sư có nên sắm iPhone 6, đi xe sang? ( 01/10/2014 )
  • Kết thúc Đại lễ tưởng niệm ( 02/03/2014 )
  • Thông tin truyền thông Phật giáo trước những vấn đề.... ( 29/11/2013 )
  • Trả lời thắc mắc về Hội thảo Khoa học "50 năm Phong trào Phật giáo ở Miền Nam (1963-2013) ( 26/06/2013 )
  • Nhận sai lầm về Thiền học trên hình thức nghệ thuật ( 11/05/2013 )
  • Đạo tràng tự phát: nên hay không? ( 18/04/2013 )
  • Tín hiệu đáng mừng của Phật tử tại gia ( 14/01/2013 )
  • Giáo bất nghiêm Sư chi đọa ( 19/11/2012 )
  • Trách nhiệm của người Phật tử khi gặp vấn nạn gây ảnh hưởng đến Tam Bảo ( 19/11/2012 )
  • Vài góp ý về bài viết: "Nhà sư mua rượu làm từ thiện, nhận nụ hôn của Đàm Vĩnh Hưng" ( 08/11/2012 )
  • Mổ xẻ cái gọi là Thiền Minh Triết của “đạo sư” Duy Tuệ ( 24/10/2012 )
  • Sự kiện chùa Cao Linh - Hải Phòng ( 09/09/2012 )
  • Người hộ tống sư Nhất bộ nhất bái lý giải… “mạnh tay” ( 22/08/2012 )
  • “Sư phụ thầy Tâm Mẫn chịu trách nhiệm về... nhóm hộ tống” ( 22/08/2012 )
  • Nhóm "đệ tử" hộ tống nhà sư nhất bộ nhất bái: Sao lại có côn đồ lẩn vào đây? ( 19/08/2012 )
  • Trò con khỉ của những tên vô ý thức ( 09/08/2012 )
1234Trang kế Trang cuối
English 中文 Tiếng Việt
English 中文 Tiếng Việt
Tìm kiếm thông tin
.:: Tìm kiếm theo ::. Âm nhạc Bản Tin Blog Pháp Âm Thơ - Văn
Thư viện hình ảnh
Video
Hôm nay ta về đây CLB Hoa Linh Thoại tham gia hội trại hè 2011 Đại lễ cầu an cầu siêu cho các nạn nhân động đất sóng thần Nhật Bản Phật Đản ca - Ca sĩ Võ Thu Nga Cuộc hành trình du lịch tâm linh tại vương quốc Campuchia 2011
Blog mới cập nhật
Đại học Hoa Phạm Đài Loan - Mùa hoa Tuyết
Thầy ơi, con đã nhận ra Thầy rồi!
Nhớ thầy Truyền
Bây giờ tôi mới hiểu vì sao...
Hoa tháng Năm
Cổ phần công đức
Tôi mắc nợ ông Sáu
Đi tìm vũ khúc mùa hè
Mơ màng Phật dạy....
Lời thú tội của chị gái nhỏ nhen
Slide Powerpoint
Bài học cuộc sống Các ngôi chùa Việt Nam Lời Phật dạy Lời thì thầm của hoa Phật pháp Tổng hợp Vu Lan Báo Hiếu
CLB Hoa Linh Thoại
Lời ngỏ Gửi bài viết Ban thực hiện Về đầu trang Bản quyền thuộc Website Hoalinhthoai.com © 2008 - 2024Ghi rõ nguồn hoalinhthoai.com khi đăng tải lại thông tin từ website này

Từ khóa » Khoá Xuất Gia Gieo Duyên