Xuất Huyết Sau Sinh Như Thế Nào Là Bình Thường? - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Băng huyết sau sinh là gì? Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh
  • Nguyên nhân gây băng huyết ‌sau sinh
  • Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh

Cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai và chúng sẽ tự điều chỉnh lại sau khi sinh con. Ví dụ, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để thích hợp với việc mẹ bị thiếu ngủ vì phải thức đêm để chăm sóc bé. Ngoài ra, cơ chế điều chỉnh này cũng là điều cần thiết để giúp mẹ phục hồi phần nào hoặc phục hồi hoàn toàn và trở về với hình dáng trước đây sau chín tháng mang thai. Chảy máu sau khi sinh là một hiện tượng của cơ chế tự điều chỉnh này, chúng mang lại khá nhiều lo lắng và phiền phức cho nhiều sản phụ.

Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên được gọi là sản dịch. Sản dịch xuất hiện bất kể mẹ sinh con bằng phương pháp sinh thường tự nhiên hay bằng cách sinh mổ lấy thai. Đó là cách cơ thể loại bỏ các chất nhầy dư thừa, mô nhau thai, và máu còn sót lại trong bụng sản phụ sau khi sinh. Nó tương tự như chu kỳ kinh nguyệt của mẹ, nhưng nó nhiều hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, khi nào thì chảy máu sau sinh trở nên nguy hiểm hay trở thành hiện tượng băng huyết sau sinh?

Tham khảo: Chăm sóc mẹ sau sinh

Băng huyết sau sinh là gì? Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Hiện tượng băng huyết sau sinh là tình trạng khi máu chảy trên 500ml đối với trường hợp sinh thường hoặc trên 1000ml đối với trường hợp sinh mổ. 

Các dấu hiệu băng huyết sau sinh thường gặp gồm có:

  • Ra máu nhiều một cách bất thường trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh;
  • Máu chảy có màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục;
  • Mạch nhanh, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi, da xanh xao. Trường hợp ra máu nhiều có thể gây sốc.
  • Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích: đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.

Có thể phân chia băng huyết sau sinh thành 2 loại dưới đây:

  • Băng huyết nguyên phát: Tình trạng băng huyết xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. 
  • Băng huyết thứ phát: Tình trạng băng huyết xảy ra từ 24 giờ - 12 tuần sau sinh hoặc hơn. 

Nguyên nhân gây băng huyết ‌sau sinh

Quá trình chuyển dạ thường diễn ra qua các giai đoạn: cổ tử cung xóa mở - sổ thai - sổ nhau - cầm máu. 

Theo cơ chế bình thường, sau giai đoạn sổ nhau, tử cung sẽ bắt đầu tiến trình co thắt, giúp ngưng chảy máu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bất thường khiến tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và nhau không sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.

Một số nguyên nhân chính gây xuất huyết ở phụ nữ sau sinh như:

  • Đờ tử cung
  • Tử cung căng giãn quá mức 
  • Bánh nhau bất thường
  • Đường sinh dục bị tổn thương
  • Rối loạn đông máu

Nếu mẹ có bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng được liệt kê ở trên, mẹ có thể đã bị hiện tượng băng huyết sau sinh. Điều này xảy ra do cổ tử cung không co lại được (đơ tử cung) dẫn đến xuất huyết ồ ạt. Hiện tượng băng huyết sau sinh là một triệu chứng khá nguy hiểm nên mẹ đừng ngần ngại gọi ngay bác sĩ của bạn mẹ để được tư vấn và khám chữa.

Tham khảo: Sản phụ sau sinh thường

 Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh

Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh

Nhằm phòng ngừa tình trạng băng huyết sau sinh con, mẹ bầu cần lưu các một số điều sau:

  • Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển cũng như các bất thường trong thai kỳ. Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần biết
  • Mẹ nên thực hiện đầy đủ các siêu âm, kiểm tra, xét nghiệm được yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa để tầm soát dị tật thai nhi nếu có 
  • Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thể dục, lao động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng
  • Mẹ bầu cần bổ sung sắt và acid folic để phòng ngừa thiếu máu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ 
  • Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra dịch âm đạo, chảy máu âm đạo, chóng mặt, thai máu yếu,.. mẹ không nên chủ quan mà nên đến bệnh viện để được tham khám kịp thời. 

Trên thực tế, không phải tình trạng chảy máu sau sinh nào cũng là băng huyết, mẹ bỉm cần theo dõi tình trạng cơ thể của mình và tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị và có những phương án tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, mẹ nhé!

Tham khảo các vấn đề sau sinh với chuyên mục Chăm sóc sau sinhĐể bé yêu luôn khoẻ mạnh, tham khảo chuyên mục  Chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tìm hiểu  Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, mời mẹ tham khảo thêm các Sản phẩm bỉm Huggies  với nhiều quà tặng và ưu đãi hiện hành!

Từ khóa » đẻ Thường Có Bị Băng Huyết Không