Xuất Huyết Tiêu Hóa Mức độ Nặng Do Giãn Vỡ Tĩnh Mạch Phình Vị

Phân loại giãn tĩnh mạch phình vị

Theo kích thước búi giãn:

  • Độ I < 5 mm.
  • Độ II 5 10 mm.
  • Độ III > 10 mm.

Theo giải phẫu:

  • GOV 1 giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày phía bờ cong nhỏ: chiếm 78%, nguy cơ xuất huyết 28%.
  • GOV 2 giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày phía phình vị: chiếm 21%, nguy cơ xuất huyết 55%.
  • IGV 1 giãn tĩnh mạch dạ dày đơn độc type 1: chiếm 7%, nguy cơ xuất huyết 78%.
  • IGV 2 giãn tĩnh mạch dạ dày đơn độc type 2: chiếm 2%, nguy cơ xuất huyết 9%.

Các biện pháp can thiệp

  • Điều trị xuất huyết tiêu hóa giãn vỡ tĩnh mạch phình vị bao gồm hồi sức, điều chỉnh rối loạn đông máu, dùng thuốc và can thiệp cầm máu qua nội soi hoặc chẩn đoán hình ảnh.
  • Bệnh nhân cần được duy trì thể tích tuần hoàn, tuy nhiên cần hạn chế truyền máu để ngăn ngừa tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây chảy máu tái phát.
  • Chỉ truyền máu cho bệnh nhân có huyết sắc tố < 70 g/l. Bên cạnh đó nên duy trì tiểu cầu > 50 G/L, Fibrinogen > 1 g/l và INR < 1.5.

Điều trị thuốc

  • Thuốc co mạch: giảm lưu lượng máu tĩnh mạch cửa.
  • Kháng sinh dự phòng: Kháng sinh được lựa chọn tác dụng lên vi khuẩn đường tiêu hóa hay được khuyến cáo là quinolon và cephalosporin.

Can thiệp nội soi

  • Tiêm xơ tĩnh mạch phình vị bằng Cyanoacrylates. Cyanoacrylates là chất keo tổng hợp, đông cứng nhanh khi tiếp xúc với bazơ yếu như nước hay máu.
  • Chúng thường được trộn với lipiodol để làm giảm tốc độ đông và có thể chụp lại hình ảnh sau can thiệp. Tỷ lệ cầm máu ban đầu khi tiêm xơ là 80 90% và tỷ lệ xuất huyết tái phát dao động 7 28%.
  • Hemospray: là phương pháp cầm máu bằng cách phun loại bột cầm máu vào vùng chảy máu, bột sẽ trở nên kết dính khi tiếp xúc với máu hoặc niêm mạc đường tiêu hóa, tạo thành hàng rào cơ học bao phủ vị trí chảy máu do đó đạt được cầm máu nhanh chóng,

Can thiệp điện quang

  • TIPS: nối thông cửa chủ
  • Kỹ thuật BRTO.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Từ khóa » Tĩnh Mạch Phình Vị Là Gì