Xuất Khẩu Gạo: Thách Thức Lớn!
Có thể bạn quan tâm
- Đặt Mua Báo Cáo
- Trang Chủ
- Giới thiệu Giới thiệu chung Cơ cấu tổ chức Các lĩnh vực chuyên môn Kinh nghiệm Giá trị cốt lõi Đối tác
- Tin tức Tin tức Ðiều Hồ tiêu Lâm sản &gỗ Rau quả Chè Sữa Cà phê Mía đường Cao su Thịt & thực phẩm Phân bón Thức ăn chăn nuôi Thủy sản Lúa gạo
- Hoạt động Bản tin Các dự án,hoạt động đã làm Các dự án
- Nhân sự Ban lãnh đạo Phòng Tổng hợp Phòng Thông tin truyền thông
- Sản phẩm Dữ liệu Thư viện
Sản xuất còn nhỏ lẻ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm cung cấp trên 51% sản lượng lúa và khoảng 80-90% sản lượng gạo xuất khẩu cả nước. Với sản lượng lúa sản xuất lớn nhất của cả nước nên mức sống của nông dân được nâng lên trong những năm gần đây
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thuộc Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Trong những năm qua, sản xuất lúa gạo của ĐBSCL đã có nhiều đổi mới, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá thành còn cao và giá trị gia tăng thấp. Mặc dù mỗi năm ĐBSCL sản xuất ra gần 20 triệu tấn lúa, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo, góp phần đưa Việt Nam lên vị thế của một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Song, điều làm cho chúng ta băn khoăn là hiện nay cuộc sống của người nông dân vẫn còn thấp, thu nhập và tăng trưởng của ngành này vẫn còn nhiều khó khăn”. Lý giải cho vấn đề này, tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc cho biết thêm, có nhiều nguyên nhân làm cho cuộc sống của người nông dân còn khó khăn. Nhưng, một vấn đề quan trọng được đặt ra là việc quản lý chuỗi cung ứng gạo cũng như tính toán chuỗi giá trị gạo khu vực ĐBSCL còn nhiều hạn chế, nên giá thành và chất lượng hạt gạo làm ra còn kém sức cạnh tranh, chưa có nhãn hiệu cạnh tranh cao như gạo Thái Lan.
Đặc biệt, trong đó những hoạt động trong chuỗi cung ứng như nhà cung ứng đầu vào, người sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng chưa thật sự gắn kết với nhau để xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm chất lượng ổn định, uy tín trên thị trường. Đây chính là thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng như gạo nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO.
Thực tế, trong những năm gần đây khi lúa thu hoạch rộ mùa đều rơi vào tình trạng rớt giá. Điều này chứng tỏ mối liên kết giữa người sản xuất và hệ thống phân phối chưa gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, ở các khâu sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo còn nhiều hạn chế.
Ông Bùi Phong Lưu, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí công - nông nghiệp Bùi Văn Ngọ, nhận xét: “Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL còn nhiều hạn chế, đó là sản xuất theo quy mô nhỏ, tự phát, một cánh đồng trồng nhiều loại giống. Các chi phí dùng cho sấy, tồn trữ, xay xát và chế biến lúa gạo còn thấp, khoảng 7%/tổng giá trị sản xuất; các phụ phẩm trấu, cám, tấm chưa được quan tâm chế biến thành sản phẩm cao cấp như trích ly và tinh luyện dầu cám, sử dụng trấu cho nhà máy điện trấu, bêtông nhẹ...
Chất lượng gạo chưa ổn định dẫn đến giá bán ra thị trường xuất khẩu thấp, đặc biệt là gạo của chúng ta luôn bán thấp hơn gạo Thái Lan xuất khẩu cùng loại từ 30-40 USD/tấn; gạo chất lượng cao xuất khẩu còn thấp...”.
Không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trong nước; nhất là tại các thành phố lớn, vẫn có mặt gạo Thái Lan. Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá trình tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, bên cạnh các yếu tố về đảm bảo chất lượng, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối... cần phải xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.
Để hạt gạo “bay cao”!
Theo các chuyên gia kinh tế, để nâng cao khả năng cạnh tranh, gạo ĐBSCL nói riêng, gạo Việt Nam nói chung cần chú trọng cả hai vấn đề: giá và chất lượng.
Để làm được điều này, ngay từ khâu thu hoạch phải được làm tốt, chú trọng đầu tư cho khâu chế biến và công nghiệp chế biến để giảm tỷ lệ tổn thất (hiện nay tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của nước ta là 13-16%, Thái Lan khoảng 7-10%), nâng cao chất lượng gạo ở Việt Nam (80% tổng lượng lúa được xay xát tại các cơ sở nhỏ không được trang bị đồng bộ về sân phơi, sấy và kho chứa, trong khi đó đối với Thái Lan có trên 90% là nhà máy quy mô lớn, được trang bị đồng bộ, nên chất lượng gạo cao hơn).
Một vấn đề nữa là mặc dù Việt Nam nước xuất khẩu gạo lớn, nhưng chưa có thương hiệu, nhóm thương hiệu gạo nổi tiếng hoặc đặc trưng cho gạo Việt Nam, trong khi các thương hiệu gạo “Hương nhài - Jasmine”, gạo Basmati được gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan trên thị trường thế giới. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường, rất cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
Làm gì để xây dựng thương hiệu cho hạt gạo? Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết: “Song song với việc đầu tư sản xuất, tạo giống nhằm cho ra sản phẩm gạo chất lượng cao, các doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng thương hiệu cho hạt gạo để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Muốn thực hiện điều này, doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động thường xuyên dựa trên các thành tố tạo nên giá trị của thương hiệu như: đầu tư sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến lược marketing phù hợp, thường xuyên tổ chức nắm tình hình thị trường, nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách bán hàng và mạng lưới phân phối. Về quản lý thương hiệu phải đảm bảo thế “kiềng ba chân” bằng các hoạt động: Luôn giữ vững bản sắc thương hiệu, lập hồ sơ quản lý để đảm bảo tính nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng thương hiệu, cử cán bộ chuyên trách về thương hiệu...”.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thương hiệu cho hạt gạo cũng như đầu tư sản xuất, đảm bảo chất lượng bao giờ cũng cần sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu sản xuất, thương lái, tiêu dùng... Tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển thuộc Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường đại học Cần Thơ), cho biết: “Sản xuất một sản phẩm bao gồm những hoạt động kết nối với nhau nhằm mục đích tăng giá trị của sản phẩm đó.Và những hoạt động đó cùng tạo thành chuỗi giá trị của sản phẩm. Đó là những hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm hoạt động cung ứng đầu vào, sản xuất, chế biến, phân phối, tiếp thị và tiêu dùng”.
Còn ông Bùi Phong Lưu, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí công - nông nghiệp Bùi Văn Ngọ, cho rằng: “Để có được thương hiệu gạo đủ sức cạnh tranh, có uy tín trên thị trường, chúng ta cần tạo sự gắn kết 4 nhà bằng cách xây dựng công ty cổ phần, gồm các cổ đông là nhà nông, nhà chế biến, nhà đầu tư kinh doanh, nhà khoa học. Công ty cổ phần này nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh lúa gạo chất lượng cao và xây dựng thương hiệu để đưa sản phẩm tạo ra “bay cao” trên thị trường”.
“Trong thời kỳ hội nhập WTO, thương hiệu là tài sản vô hình quan trọng, là “vũ khí “ cạnh tranh bên cạnh các yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối. Chúng ta bỏ qua việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là tự mình từ bỏ một tiềm lực lớn trong nền kinh tế hội nhập “- Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khẳng định.
Theo baothuongmai.com.vn Các Tin Khác Bản tin thực phẩm tuần từ 21/04 - 26/04/08 24 | 04 | 2008 Tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người 10 | 10 | 2007 Environment ministry calls for more controls on water resources 10 | 10 | 2007 Nghị định về điều lệ bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật (03/6/2002) 10 | 10 | 2007 Khốn khó trên vùng đất khát 10 | 10 | 2007 Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc: Cần đánh thức tiềm năng! 10 | 10 | 2007 Giá dầu xuống dưới 59 USD một thùng 10 | 10 | 2007 Chính phủ hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm 10 | 10 | 2007 Kiều hối năm nay sẽ đạt trên 4 tỷ USD 10 | 10 | 2007 Nga dọa cấm nhập khẩu các sản phẩm thịt từ EU 10 | 10 | 2007 Tin Liên Quan Myanmar gia tăng xuất khẩu gạo 8/21/2012 12:00:00 AM Tìm cách đưa gạo Viet GAP ra thế giới 11/11/2011 12:00:00 AM Việt Nam có thể vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo 6/30/2010 12:00:00 AM FAO: Việt Nam và Ấn Độ dẫn đầu giảm xuất khẩu gạo trong năm 2016 11/5/2016 12:00:00 AM “Làm giá” cho gạo 3/16/2009 12:00:00 AM Xuất khẩu gạo - Bài toán tính kỹ với doanh nghiệp 2/17/2011 12:00:00 AM Thách thức lớn nhất trong xuất khẩu gạo là việc điều tiết cho đảm bảo an ninh lương thực và đời sống người dân 4/2/2008 12:00:00 AM Xuất khẩu lúa gạo năm 2011: Cơ hội nhiều hơn thách thức 1/5/2011 12:00:00 AM Xuất khẩu lúa gạo năm 2011: Cơ hội nhiều hơn thách thức 1/5/2011 12:00:00 AM Cần nâng cao tính cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới 9/25/2007 12:00:00 AM Báo cáo phân tích thị trườngTrung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thônViện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 024.66883264 Email: info@agro.gov.vn ©2009 Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.
Từ khóa » Chuỗi Cung ứng Lúa Gạo Thái Lan
-
Nghiên Cuu Chuoi Cung ứng Lúa Gạo Của Thái Lan Và Bài Học Cho Việt ...
-
Nghiên Cuu Chuoi Cung ứng Lúa Gạo Của Thái Lan Và Bài Học ... - 123doc
-
Thái Lan Hỗ Trợ Nông Dân Sản Xuất Gạo - Bộ Công Thương
-
Quốc Sách Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo Của Thái Lan
-
Thái Lan Triển Khai Hàng Loạt Chính Sách Thúc đẩy Xuất Khẩu Gạo
-
Xuất Khẩu Gạo Của Thái Lan Có Nguy Cơ Giảm Trong Thập Kỷ Tới
-
Xây Dựng Chuỗi Cung ứng Xuất Khẩu Gạo Bền Vững
-
[PDF] BC Lua Gao-DT_Layout 1
-
Xuất Khẩu Gạo "tê Liệt" Do đứt Gãy Chuỗi Cung ứng - VnEconomy
-
[PDF] BÀN VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG GẠO XUẤT KHẨU ...
-
[PDF] 2015 Trang 121 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO ...
-
CĐLOGT25C_CLC Chủ đề: Chuỗi Cung ứng Ngành Lúa Gạo Thái Lan
-
Điểm Yếu Nhất Trong Chuỗi Giá Trị Lúa Gạo Là Những Người Trồng Lúa