Xuất Khẩu Nông Sản Sang Hoa Kỳ: Thích ứng Quy định Mới

Đánh giá về thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T - nhận định, đây là thị trường tiềm năng lớn cho trái cây nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung. Từ khi trái thanh long được chính thức xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2008, đến nay Việt Nam đã có 8 mặt hàng trái cây được phép xuất khẩu sang thị trường này với kim ngạch ngày càng tăng và dự kiến trái bưởi đã sắp sửa được cấp phép xuất khẩu sang thị trường này.

Xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ: Thích ứng quy định mới

Nông sản Việt dần đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu

Ngoài trái cây, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng đang tăng theo từng năm. Điều đặc biệt là không chỉ dừng lại ở gạo phục vụ chế biến, gạo cho các nhà hàng, người tiêu dùng Hoa Kỳ hiện cũng đã biết nhiều đến gạo chất lượng cao nấu ăn ở nhà của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Sỹ Hòe - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phú Tài, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khiến hoạt động giao thương trở lên thông suốt. Tuy nhiên, với việc “siết chặt” các tiêu chuẩn, điều kiện khiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó. Chẳng hạn, nếu như trước đây thị trường Hoa Kỳ cho phép trái dừa xuất khẩu chỉ cần gọt hết vỏ xanh thì nay họ lại yêu cầu phải gọt đến tận sọ.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho hay, thị trường này quy định về gọt vỏ nhưng cách hiểu của mỗi chuyên gia Hoa Kỳ lại khác nhau. Trước đây, họ cho rằng chỉ cần gọt hết vỏ xanh là được, nhưng hiện lại cho rằng việc này không được và yêu cầu phải gọt hết vỏ trắng và đến tận sọ dừa. Sự thay đổi này ít nhiều gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ngược lại, nếu chúng ta làm được như Thái Lan thì sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển rất lớn. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan.

Chia sẻ về kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn cho nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng cho hay, mọi vấn đề đều được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu. Các vùng trồng đều phải được cấp mã số, cùng với đó, các nhà máy đóng gói cũng phải được phía Hoa Kỳ cấp và khi chiếu xạ cũng có nhân viên chuyên môn của Hoa Kỳ kiểm tra từng lô hàng. Do đó, để có thể xuất khẩu được vào thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt và nắm rõ các tiêu chuẩn mà phía bạn yêu cầu.

Để phát huy được tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, các hợp tác xã và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tạo ra một vùng trồng quy mô lớn, theo một tiêu chuẩn đồng nhất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn về nguồn cung và cũng có thể xuất khẩu đi nhiều thị trường khác nhau như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Australia hay cả Trung Quốc. Nếu làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí trong việc kiểm soát chất lượng đầu vào của nông sản.

Ông Nguyễn Sỹ Hòe tin tưởng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. Sự đa dạng về khách hàng, mặt hàng xuất khẩu sẽ là một trong những yếu tố hỗ trợ cho doanh nghiệp…
Đến nay, Hoa Kỳ đã cấp phép nhập khẩu 6 loại quả tươi từ Việt Nam, gồm: Xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng vẫn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.

Từ khóa » Hoa Kỳ Là Nước Xuất Khẩu Nông Sản Lớn Vì