Xuất Khẩu Sản Phẩm Xoài Sang Châu Âu (tiếp Theo)
- Home
- Giới thiệu
- Chức năng - Nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Xúc tiến thương mại
- Hội chợ triển lãm
- Thông tin thị trường
- Cơ hội giao thương
- Nghiên cứu - Khảo sát thị trường
- Xúc tiến đầu tư
- Dự án mời gọi đầu tư
- Chính sách ưu đãi đầu tư
- Thủ tục đầu tư
- Thông tin đầu tư
- Tài liệu Mời gọi đầu tư
- Xúc tiến du lịch
- Tin tức du lịch
- Tiếp cận thị trường
- Ban Quản lý KLD Núi Cấm
- Thông tin
- Thông tin doanh nghiệp
- Hội nghị, hội thảo
- Đào tạo tập huấn
- Hoạt Động Đoàn Thể
- Thông tin pháp luật
Yêu cầu của người tiêu dùng được chia thành các nhóm:
(1) yêu cầu bắt buộc (các yêu cầu mà bạn phải đáp ứng để có thể lưu thông sản phẩm trên thị trường) ví dụ như yêu cầu pháp lý;
(2) các yêu cầu chung (là các yêu cầu mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh với bạn đã thực hiện), đây là các yêu cầu mà bạn phải tuân thủ thì mới có thể cạnh tranh trên thị trường;
(3) các yêu cầu thị trường ngách dành từng phân khúc cụ thể.
Các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với xoài tươi tương tự như với các loại rau quả tươi khác.
5. Các yêu cầu pháp lý và yêu cầu phi pháp lý mà sản phẩm phải tuân thủ
Tối thiểu hoá dư lượng thuốc trừ sâu
Dư lượng thuốc trừ sâu là một vấn đề quan trọng đối với các nhà cung cấp rau quả. Với mục đích tránh gây ra các tổn hại đối với sức khỏe và môi trường, Liên minh Châu Âu đã quy định mức dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc trừ sâu trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Các sản phẩm có chứa lượng thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép sẽ không được lưu thông trên thị trường châu Âu. Chú ý rằng người tiêu dùng ở Vương quốc Anh, Đức, Hà Lan và Áo còn đặt ra quy định về MRL nghiêm ngặt hơn các quốc gia khác trong hệ thống pháp lý châu Âu.
Tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật
Rau quả xuất khẩu sang Liên minh châu Âu phải tuân thủ các quy định pháp luật châu Âu về sức khỏe thực vật. Ủy ban châu Âu đặt ra các quy định kiểm dịch thực vật để ngăn chặn việc truyền và lây lan các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật ở châu Âu. Những yêu cầu này được cơ quan an toàn thực phẩm có thẩm quyền ở các nước nhập khẩu và xuất khẩu quản lý.
6. Các yêu cầu bổ sung mà người tiêu dùng thường đặt ra
Tiêu chuẩn Global GAP và các chứng nhận đảm bảo chất lượng khác
Vì an toàn thực phẩm là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các lĩnh vực thực phẩm của châu Âu, người tiêu dùng có thể yêu cầu bạn đảm bảo chất lượng bằng các chứng nhận.
Chứng nhận phổ biến nhất được yêu cầu đối với sản phẩm xoài tươi là chứng nhận Global GAP. Đây là một tiêu chuẩn đối với đơn vị sản xuất ra sản phẩm, tiêu chuẩn này quy định toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp, từ trước khi cây được trồng dưới đất đến khi thành sản phẩm chưa chế biến (khâu chế biến không nằm trong đó). Mặc dù vậy, việc có yêu cầu tiêu chuẩn Global GAP hay không còn phụ thuộc vào nước tiêu thụ, điều kiện thị trường và kênh phân phối. Ví dụ, chứng nhận Global GAP là yêu cầu gần như bắt buộc để cung cấp vào thị trường Bắc Âu vì đây là yêu cầu tiêu chuẩn của hầu hết các siêu thị ở đây.
Ví dụ một số tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm khác có thể bị yêu cầu là:
- Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC);
- Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
- Chứng nhận Hệ thống an toàn thực phẩm (FSS 22000);
- Chương trình an toàn chất lượng thực phẩm (SQF);
Các tiêu chuẩn quản lý này bổ sung cho tiêu chuẩn Global GAP và được tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) công nhận.
7. Nhu cầu của thị trường ngách
Gia tăng nhu cầu đối với xoài hữu cơ
Ngày càng nhiều người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên. Thị trường xoài hữu cơ nhỏ hơn nhiều so với thị trường xoài thông thường nhưng nhu cầu xoài hữu cơ ngày càng gia tăng và nguồn cung còn hạn chế. Để tiếp thị các sản phẩm hữu cơ tại Liên minh châu Âu, bạn phải áp dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ theo quy định pháp luật của châu Âu. Hơn nữa, bạn phải sử dụng các phương pháp sản xuất này trong ít nhất hai năm trước khi bạn tiếp thị xoài tươi của bạn là xoài hữu cơ.
Ngoài ra, bạn (hoặc đối tác nhập khẩu châu Âu của bạn) phải xin giấy phép nhập khẩu từ các cơ quan kiểm soát sản phẩm hữu cơ. Sau khi được kiểm định bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận, bạn có thể dán nhãn logo hữu cơ EU lên sản phẩm của bạn hay dán nhãn logo của tổ chức cấp chứng nhận hữu cơ, ví dụ:
Soil Association (ở Vương quốc Anh); Naturland (ở Đức)
Các tiêu chuẩn này khác nhau đôi chút nhưng tất cả đều phù hợp với quy định pháp luật châu Âu về sản xuất và ghi nhãn hữu cơ.
Mẹo nhỏ:
- Sản xuất hữu cơ và xin chứng nhận hữu cơ rất tốn kèm, bởi vậy để đánh giá tiềm năng thị trường trước khi đầu tư hãy tham vấn Standards Map database (dữ liệu bản đồ các tiêu chuẩn) để có thêm thông tin về các loại chứng nhận hữu cơ khác nhau.
- Để xuất khẩu xoài hữu cơ vào thị trường châu Âu, hãy thông qua nhà nhập khẩu chuyên biệt – đây là những người có thể dễ dàng tiếp cận đối tượng khách hàng mua trái cây hữu cơ.
Công bằng và bền vững
Các điều kiện môi trường và xã hội quanh địa điểm sản xuất ngày càng được quan tâm. Hầu hết các đơn vị mua hàng châu Âu đều có bộ quy tắc mà họ muốn bạn phải tuân thủ. Đối với xoài tươi, tuân thủ trách nhiệm xã hội cũng rất quan trọng mặc dù chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu trong thương mại ngày nay.
Tuân thủ GRASP sẽ giúp bạn có được chứng nhận trách nhiệm xã hội cơ bản tốt. GRASP là một phần của tiêu chuẩn Global GAP và có vai trò ngày càng quan trọng.
Nhiều đơn vị mua hàng chuyên biệt dành nhiều ưu ái hơn cho các sản phẩm đạt được chứng nhận xã hội.
8. Mức độ cạnh tranh mà bạn phải đối mặt tại thị trường xoài ở châu Âu
Để biết thêm thông tin chung về mức độ cạnh tranh trên thị trường rau quả tươi, hãy tham khảo thông tại về Market Competition (Cạnh tranh Thị trường) tại trang điện tử CBI. Trang này cũng cung cấp các Mẹo để hợp tác kinh doanh với đơn vị thu mua châu Âu. Phần này sẽ nêu chi tiết các cơ hội và các rào cản khi thâm nhập thị trường xoài, cũng như các thông tin liên quan đến các công ty và các sản phẩm cạnh tranh.
Công ty cạnh tranh
Sản lượng xoài toàn cầu đang tăng lên và sự cạnh tranh nói chung là rất khắc nghiệt. Thiếu hụt tạm thời về cung hoặc cầu (ví dụ do hạn hán) có thể có tác động đáng kể đến giá cả.
Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc là những nước canh tác xoài lớn thì Bra-xin và Pê-ru là những nhà cung cấp sản phẩm xoài chính cho thị trường châu Âu.
Các nước trồng xoài lớn trên thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia này chiếm một nửa sản lượng trên toàn thế giới. Ấn Độ và Trung Quốc chủ yếu sản xuất cho thị trường nội địa. Năm 2016, Ấn Độ đã xuất khẩu 4300 tấn xoài sang châu Âu nhưng phần lớn lượng xoài nhập khẩu vào châu Âu đến từ các nước khác.
Bra-xin và Pê-ru là hai đối tác chính xuất khẩu xoài sang châu Âu.
Năm 2016, sản phẩm xoài nhập từ Bra-xin và Pê-ru đáp ứng khoảng 60% tổng nhu cầu xoài của châu Âu, trong khi lượng nhập khẩu còn lại là từ nhiều nước sản xuất khác nhau khác.
Châu Mỹ Latinh: Cộng hòa Dominica, Costa Rico, Mexico và Ecuador; Tây Phi: Bờ Biển Ngà, Senegal, Mali, Burkina Faso, Ghana và Gambia; Châu Á: Israel, Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan. Trong số các nước xuất khẩu xoài quy mô trung bình, Burkina Faso và Ghana có xu hướng tăng trưởng mạnh xuất khẩu sản phẩm xoài sang châu Âu, Burkina Faso xuất khẩu 6.000 tấn và Ghana xuất khẩu 3.600.000 tấn. Các đơn vị mua hàng châu Âu tỏ ra quan tâm đến việc tìm nguồn cung ứng từ Tây Phi đồng thời ngày càng coi trọng yếu tố chất lượng và khâu vận chuyển.
Quy hoạch nguồn cung ứng để nâng cao cạnh tranh
Thị trường xoài tươi đã rất phát triển nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong việc xây dựng quy hoạch nguồn cung ứng. Các nhà sản xuất mới tham gia thị trường cần phải liên kết với các nhà nhập khẩu và đáng ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu (ví dụ châu Âu hoặc Hoa Kỳ), xây dựng khung giá cả trong năm và phải hiểu biết về các nước sản xuất đối thủ. Thông tin này không những giúp cho bạn chuẩn bị tốt hơn mà còn cải thiện danh tiếng của bạn rằng bạn là một nhà cung cấp nghiêm túc.
Sự khác biệt về giống và mùa vụ
Từ giữa tháng 5 và tháng 11, thị trường châu Âu chủ yếu được cung cấp sản phẩm từ các nước sản xuất Bra-xin, Bờ Biển Ngà và Israel. Bra-xin trồng các giống Keitt, Kent và Tommy Atkins và cũng đang gia tăng sản lượng xoài Palmer. Pê-ru xuất khẩu xoài sang châu Âu vào mùa đông, chủ yếu là các giống xoài Kent và các giống nhỏ Haden và Ataulfo. Ngoài ra, cũng có một phân khúc thị trường ưa chuộng các giống đặc biệt như Nan Dok Mai nhập khẩu từ Thái Lan/Việt Nam và giống Alphonso nhập khẩu từ Ấn Độ.
Thu hẹp khoảng cách
Các nhà nhập khẩu và phân phối châu Âu cố gắng để có thể cung ứng xoài quanh năm. Thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc mùa xoài là thời điểm họ gặp khó khăn, khi đó chất lượng trái cây không đạt độ ngon nhất hoặc dễ bị chín quá. Do đó, các nhập khẩu và phân phối này sẽ tìm kiến các nhà cung cấp thay thế, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu có thể cung cấp xoài chất lượng tốt trong thời gian các nước khác không thể.
Thâm nhập thị trường
Việc xin cấp chứng nhận và sự cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu về pháp lý cũng như phi pháp lý gây tạo ra những trở ngại lớn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Mặc dù có rất nhiều nước sản xuất nhưng chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng cung cấp sản phẩm đạt chất lượng tốt mới được tham gia thị trường với tư cách là đối thủ cạnh tranh mới. Các chuỗi bán lẻ lớn có sức mua mạnh, đặc biệt là kênh siêu thị. Các siêu thị thường đặt hàng số lượng giống nhau, khối lượng tương đối lớn và chủ yếu đặt hàng sản phẩm xoài vận chuyển đường biển. Đối với xoài, loại xoài “có thể ăn ngay” và yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) cùng với yêu cầu về minh bạch hóa chuỗi cung ứng và chia sẻ thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Các đơn vị mua hàng châu Âu thường xây dựng quan hệ đối tác lâu dài với các nhà sản xuất đạt được các yêu cầu kể trên để đảm bảo nguồn cung và chất lượng sản phẩm. Ở các nước Nam Âu, chợ đường phố và cửa hàng chuyên doanh có vai quan trọng bên cạnh phân khúc siêu thị. Các chợ và cửa hàng chuyên doanh này thường đặt hàng số lượng xoài nhỏ hơn các siêu thị. Mặc dù sức mua của các cửa hàng nhỏ sẽ yếu hơn, nhưng khách hàng của các cửa hàng này muốn có nhiều lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau.
Cạnh tranh về sản phẩm
Ngày càng nhiều các loại trái cây khác nhau được cung cấp đến thị trường châu Âu trong một thập kỷ qua, điều này càng làm gia tăng mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm xoài. Như vậy, nếu giá xoài cao, người tiêu dùng có thể chuyển sang mua các loại trái cây nhiệt đới khác. Ở châu Âu, các loại quả hạch khá dồi dào ví dụ như đào và xuân đào (nectarine) là những sản phẩm có thể thay thế trong những tháng mùa hè.
9. Các kênh phân phối có thể đưa xoài tươi tham gia vào thị trường châu Âu
Để biết thông tin chung về các kênh phân phối và các phân khúc thị trường, bạn có thể tham khảo tài liệu về Kênh phân phối và Phân khúc thị trường có trên trang điện tử CBI. Mục này sẽ cung cấp các thông tin về các kênh phân phối rau quả tươi khác nhau ở châu Âu.
Siêu thị cạnh tranh với các kênh bán lẻ chuyên doanh
Doanh thu bán sản phẩm xoài từ các kênh bán lẻ chuyên doanh thấp hơn so với doanh thu từ các kênh chuyên phục vụ đồ ăn uống. Cần phải phân biệt giữa kênh siêu thị và kênh bán lẻ chuyên doanh, các kênh bán lẻ chuyên doanh gồm các cửa hàng và các chợ đường phố. Trong khi siêu thị chiếm ưu thế ở khu vực phía tây bắc châu Âu thì các kênh bán lẻ chuyên doanh chiếm đa số ở khu vực phía nam châu Âu.
Xoài “có thể ăn ngay” ở các kênh thương mại chuyên doanh
Các siêu thị ngày càng có nhu cầu cao đối với sản phẩm xoài “có thể ăn ngay”, loại xoài vừa chín khi đi vào quốc gia của các siêu thị đó. Các nước phía Bắc châu Âu như Anh, Hà Lan và Đức là những nước khởi xướng xu hướng tiêu thụ sản phẩm xoài “có thể ăn ngay”. Những sản phẩm xoài này thường được giao dịch thông qua các nhà nhập khẩu/tái xuất chuyên biệt có kinh nghiệm vận chuyển và ủ chín các loại trái cây nhiệt đới vỏ mỏng. Xoài “có thể ăn ngay” đòi hỏi kiểm soát chất lượng cao. Thêm nữa, các nhà nhập khẩu yêu cầu các thùng chứa xoài phải có chất lượng và độ chín đồng đều, phải có sự tính toán thời gian cần thiết từ lúc vận chuyển và đến lúc xoài chín. Xoài chín cây cũng là một đặc sản của các cửa hàng chuyên doanh và các kênh bán lẻ cao cấp.
Quả xoài chín cây
Xoài chín cây cũng là một đặc sản của các cửa hàng chuyên doanh và các kênh bán lẻ cao cấp. Xoài chín cây khá phổ biến vì hương vị vượt trội của chúng. Loại xoài này được vận chuyển bằng đường hàng không và có thể thâm nhập thị trường nhờ sự ưa chuộng của khách hàng về hương vị và chất lượng của loại xoài này. Ở khu vực Nam Âu ví dụ Tây Ban Nha, hương vị và độ ngọt của xoài quyết định mức giá bán. Ở các nước có thu nhập cao (các nước Bắc Âu), người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho xoài chín và chất lượng cao.
Việc chế biến xoài đã tạo ra một kênh thương mại mới việc tiêu thụ xoài
Do nhu cầu tiêu thụ xoài tươi, khô và đông lạnh ngày càng tăng đã giúp các doanh nghiệp chế biến trái cây trở thành những yếu tố có giá trị cao trong chuỗi cung ứng sản phẩm xoài. Ở các nước trồng xoài mà hạ tầng vận chuyển không được tốt ví dụ như Mali, chế biến cũng là một giải pháp tốt để thúc đẩy xuất khẩu.
10. Mức giá bán xoài ở khâu cuối cùng
Gia tăng giá trị và nâng cao chất lượng sẽ giúp tăng giá cả cho sản phẩm Giá tiêu thụ xoài dao động theo mùa và tình trạng hàng sẵn có. Các siêu thị bán xoài loại thường với giá từ 1,50 € đến 2€ một quả. Loại xoài nhỏ hơn, chất lượng cao hơn được bán với giá tương tự, như vậy loại xoài nhỏ này đắt hơn so với xoài loại thường một chút. Xoài hữu cơ, tươi và vận chuyển hàng không có thể dễ dàng bán với giá 3 € một quả.
(Theo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ)
Tin liên quan- Xuất khẩu dứa tươi vào châu Âu (tiếp theo) (25/12/2018)
- Xuất khẩu dứa tươi vào châu Âu (24/12/2018)
- Xuất khẩu chôm chôm vào châu Âu (24/12/2018)
- Xuất khẩu xoài sang châu Âu (24/12/2018)
- Tạo đột phá cho rau, quả xuất khẩu (17/12/2018)
- Lãnh đạo Aeon chỉ ra “bí kíp” giúp trái xoài Việt Nam chinh phục thị trường khó tính Nhật Bản (14/12/2018)
- Quảng bá gạo và cá tra Việt Nam tại Philippines (04/12/2018)
- Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cân nhắc hoạt động xuất khẩu cá tra của Indonesia và Trung Quốc (21/11/2018)
- Sự tăng trưởng ấn tượng của gạo thơm (12/11/2018)
- Báo cáo thị trường gạo quý III: Chờ tín hiệu khởi sắc (24/10/2018)
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- ...
Từ khóa » Xoài Nước Ngoài
-
Quả Xoài Việt Ngày Càng được ưa Chuộng Tại Úc - Bộ Công Thương
-
Để Xuất Khẩu Thì Xoài Việt Nam Phải đạt Những Tiêu Chuẩn Nào?
-
Xoài Việt Ra Thế Giới, Xuất Khẩu Tăng Trưởng 16,5% Trong Quý 1
-
Xuất Khẩu Xoài Ra Thị Trường Thế Giới - Báo An Giang Online
-
Các Loại Xoài Phổ Biến, Cách Chọn Mua Xoài Giòn Ngon Chất Lượng
-
Tổng Quan Và Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Xoài Việt Nam | Thị Trường Úc
-
Xoài Việt Trụ được ở Mỹ - Báo Người Lao động
-
Xuất Khẩu Lô Xoài đầu Năm Sang Châu Âu
-
Nâng Cao Chất Lượng Trái Xoài Xuất Khẩu
-
Đại Sứ Nguyễn Quốc Cường: 'Tiếp Thị Xoài Bằng Facebook Rất Hiệu ...
-
Đồng Tháp Nâng Cao Chất Lượng Xoài, Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu
-
Đồng Tháp: Giá Xoài Xuống Thấp, Người Trồng Thua Lỗ Nặng | Thị Trường
-
[Chia Sẻ] Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu QUẢ XOÀI - Fago Logistics