Xuất Nhập Khẩu Với Nhật Bản- Nhiều Triển Vọng Lớn
Có thể bạn quan tâm
- Đặt Mua Báo Cáo
- Trang Chủ
- Giới thiệu Giới thiệu chung Cơ cấu tổ chức Các lĩnh vực chuyên môn Kinh nghiệm Giá trị cốt lõi Đối tác
- Tin tức Tin tức Ðiều Hồ tiêu Lâm sản &gỗ Rau quả Chè Sữa Cà phê Mía đường Cao su Thịt & thực phẩm Phân bón Thức ăn chăn nuôi Thủy sản Lúa gạo
- Hoạt động Bản tin Các dự án,hoạt động đã làm Các dự án
- Nhân sự Ban lãnh đạo Phòng Tổng hợp Phòng Thông tin truyền thông
- Sản phẩm Dữ liệu Thư viện
Xuất khẩu hàng thủy sản vào Nhật Bản năm 2006 đạt 844,31 triệu USD, tăng 3% so với năm 2005. Đây là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản, chiếm tỉ trọng tới 25,14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Cho dù còn tồn tại một số khó khăn liên quan tới dư lượng kháng sinh bị cấm trong sản phẩm xuất khẩu, nhưng trong năm 2006 Việt Nam vẫn giữ được vị thế là nước cung cấp tôm đông lạnh lớn nhất cho thị trường này, thị phần đạt trên 22% trong tổng nhập khẩu tôm đông lạnh của nước này. Dự báo năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tới thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng, đạt khoảng 900 triệu USD.
Tương tự như thủy sản, mặt hàng dệt may cũng có mức tăng trưởng rất khiêm tốn: 3,93% và đạt kim ngạch 627,632 triệu USD. Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản hiện chiếm tỉ trọng 10,76% kim ngạch của cả nước.
Dây điện và cáp điện là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3, đạt kim ngạch 588,543 triệu USD, tăng 24,5% so với năm 2005 và chiếm tỉ trọng 83,51% tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cả năm 2006.
Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh khá tốt tại thị trường Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đã liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tới Nhật Bản đạt khoảng 151 triệu USD, năm 2005 tăng lên 240,87 triệu USD và đến năm 2006 đã lên tới 287 triệu USD, chiếm tỉ trọng 14,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước là 1,933 tỷ USD. Đồ gỗ Việt Nam đã từ vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng những nước xuất khẩu gỗ vào Nhật trong năm 2004 vươn lên trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng thứ 2 trong năm 2006. Dự đoán năm 2007, kim ngạch đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ đạt trên 300 triệu USD. Con số này có thể sẽ cao hơn nếu các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam theo sát được xu hướng mới của người tiêu dùng tại thị trường này.
Người tiêu dùng Nhật Bản đang thích các sản phẩm gỗ công nghiệp được làm giống như tự nhiên. Một lớp phủ lên sản phẩm gỗ trông có vẻ giống thật, gần gũi với thiên nhiên là sự lựa chọn của một nhóm người tiêu dùng Nhật, khác hẳn với gỗ “hàng thật” trước đây. Làm những sản phẩm “giả tạo” này còn có lợi về mặt giá thành cho các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ.
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống vốn là thế mạnh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến một “vùng” sản phẩm đang còn bỏ trống rất lớn ở Nhật. Đó là sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ.
Để thấy được “vùng” sản phẩm này, cần phải nghiên cứu cả quá trình lịch sử phát triển kinh tế của Nhật. Giai đoạn phát triển kinh tế của Nhật qua 3 giai đoạn: nông nghiệp - ngư nghiệp, công nghiệp nhẹ và hiện nay là công nghệ cao, hiện đại.
Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ chú trọng đến giai đoạn thứ ba, tức chỉ tập trung phát triển công nghệ cao, hiện đại trong khi đó công nghiệp nhẹ của Nhật lại khá “èo uột”. Trung Quốc đang âm thầm len lỏi vào “vùng” sản phẩm này như một chiến lược thâm nhập thị trường Nhật. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú trọng tới “vùng” này để phát triển các sản phẩm công nghiệp nhẹ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2006
Tên hàng | Năm 2005 (1000USD) | Năm 2006 (1000USD) | Tăng giảm năm 06/05 | Tỉ trọng trong tổng KN XK cả nước |
Hàng hải sản | 819.990 | 844.313 | 2,97 | 25,14 |
Dầu thô | 572.542 | 719.475 | 25,66 | 8,71 |
Hàng dệt may | 603.902 | 627.632 | 3,93 | 10,76 |
Dây điện và dây cáp điện | 472.729 | 588.543 | 24,50 | 83,51 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 240.873 | 286.799 | 19,07 | 14,84 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 252.966 | 245.918 | -2,79 | 14,40 |
Than đá | 169.085 | 164.263 | -2,85 | 17,96 |
Giầy dép các loại | 93.721 | 113.130 | 20,71 | 3,15 |
Sản phẩm chất dẻo | 98.431 | 106.466 | 8,16 | 22,18 |
Túi xách vali, mũ, ô dù | 50.210 | 47.495 | -5,41 | 9,44 |
Cà phê | 25.939 | 44.923 | 73,19 | 3,69 |
Gạo | 53.424 | 43.096 | -19,33 | |
Sản phẩm gốm sứ | 20.120 | 30.818 | 53,17 | |
Hàng rau quả | 28.991 | 27.573 | -4,89 | |
Sản phẩm mây tre cói thảm | 27.611 | 24.047 | -12,91 | |
Cao su | 16.435 | 23.823 | 44,95 | |
Sản phẩm đá quý và kim loại quý | 12.824 | 15.341 | 19,63 | |
Dầu mỡ động thực vật | 5.342 | 4.332 | -18,91 | |
Hạt điều | 4.128 | 3.258 | -21,08 | |
Thiếc | 2.868 | |||
Đồ chơi trẻ em | 3.778 | 2.764 | -26,84 | |
Hạt tiêu | 793 | 1.658 | 109,08 | |
Xe đạp và phụ tùng | 878 | 1.345 | 53,19 | |
Chè | 1.235 | 1.084 | -12,23 | |
Mỳ ăn liền | 2.493 | 536 | -78,50 | |
Quế | 689 | 459 | -33,38 | |
Tổng xuất | 4.411.187 | 5.232.134 | 18,61 |
Về nhập khẩu, Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư của Việt nam sau Trung Quốc, Singapo và Đài Loan. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản năm 2006 đạt hơn 4,7 tỉ USD, tăng 14,85% so với năm 2005. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Nhật Bản gồm có:
+ Các loại máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt kim ngạch 1,38 tỉ USD, tăng 29,87% so với năm 2005 và đang chiếm tỉ trọng 20,83% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này.
+ Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2, đạt 502,57 triệu USD, tăng 3,65% so với năm 2005 và chiếm tỉ trọng 24,54 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành hàng.
+ Nhập khẩu vải các loại đạt kim ngạch 300,29 triệu USD, tăng 38,46%
+ Nhập khẩu kim loại thường đạt 105,54 triệu USD, tăng 33,68%
+ Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ Nhật Bản hiện chiếm tỉ trọng 19,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô. Năm 2006, nhập khẩu từ thị trường này đạt 40,67 triệu USD, tăng 21,27% so với năm 2005.
+ Kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản đặc biệt tăng mạnh trong năm 2006 là các mặt hàng: hóa chất tăng 90,78%, giấy các loại tăng 73,88%, cao su tăng 54,7%.
Tuy nhiên cũng có một số mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản đã giảm sút về kim ngạch như: Sắt thép các loại giảm 1,41%, linh kiện ô tô giảm 43,66%, NPL dệt may da giầy giảm 30,99%, linh kiện và phụ tùng xe máy giảm 33,04%, NPL thuốc lá giảm 21,09%, bột mỳ giảm 13,96%, xăng dầu các loại giảm 73,75%.
Dự báo năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có thể sẽ chậm hơn so với tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường này vào Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2007 có thể đạt 6,2 – 6,3 tỉ USD (tăng khoảng 20%), trong khi nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản có khả năng tăng trên 20% do làn sóng đầu tư rất mạnh từ Nhật Bản vào Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu đặc biệt tăng mạnh là nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, vải các loại, linh kiện ô tô, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, ô tô nguyên chiếc…
Các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản
Tên hàng | Năm 2005 (1000USD) | Năm 2006 (1000USD) | Tăng giảm năm 06/05 | Tỉ trọng trong tổng KN NK cả nước |
Máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng | 1.063.021 | 1.380.561 | 29,87 | 20,83 |
Máy vi tính, sản phẩm điện từ và linh kiện | 484.868 | 502.566 | 3,65 | 24,54 |
sắt thép các loại | 480.236 | 473.454 | -1,41 | 16,12 |
Vải các loại | 216.881 | 300.292 | 38,46 | 10,06 |
Linh kiện ô tô | 228.930 | 128.977 | -43,66 | 17,00 |
chất dẻo nguyên liệu | 107.669 | 126.426 | 17,42 | 6,78 |
Hóa chất | 61.904 | 118.100 | 90,78 | 11,34 |
Nguyên phụ liệu dệt may, da giầy | 155.141 | 107.063 | -30,99 | 5,49 |
Kim loại thường khác | 78.963 | 105.554 | 33,68 | 7,23 |
Các sản phẩm hóa chất | 78.103 | 97.122 | 24,35 | 9,64 |
Linh kiện và phụ tùng xe máy | 60.780 | 40.701 | -33,04 | 8,47 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 33.533 | 40.666 | 21,27 | 19,10 |
Phân bón các loại | 31.895 | 31.189 | -2,21 | |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 23.438 | 25.857 | 10,32 | |
Giấy các loại | 12.658 | 22.010 | 73,88 | |
Cao su | 13.173 | 20.379 | 54,70 | |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 8.809 | 10.464 | 18,79 | |
Nguyên phụ liệu thuốc lá | 11.420 | 9.012 | -21,09 | |
Bột giấy | 5.867 | 8.154 | 38,98 | |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 5.700 | 7.174 | 25,86 | |
Bột Mỳ | 7.494 | 6.448 | -13,96 | |
Xăng dầu các loại | 23.733 | 6.229 | -73,75 | |
Tân dược | 5.724 | 5.973 | 4,35 | |
Sợi các loại | 3.098 | 5.220 | 68,50 | |
Xe máy nguyên chiếc | 4.221 | 4.609 | 9,19 | |
Sữa và sản phẩm sữa | 1.194 | 2.660 | 122,78 | |
Clinker | 941 | 2.648 | 181,40 | |
Nguyên phụ liệu dược phẩm | 1.289 | 1.205 | -6,52 | |
Dầu mỡ động thực vật | 1.740 | 878 | -49,54 | |
Bông | 613 | |||
Kính xây dựng | 578 | |||
Đường | 361 | |||
Lúa mỳ | 1.592 | -100,00 | ||
Tổng | 4.092.968 | 4.700.963 | 14,85 |
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thônViện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 024.66883264 Email: info@agro.gov.vn ©2009 Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.
Từ khóa » Cơ Cấu Xuất Nhập Khẩu Của Nhật Bản
-
Giải Câu 1 Trang 62 SBT Địa 11
-
Xuất Nhập Khẩu Của Nhật Bản Tăng Cao Kỷ Lục
-
Cho Bảng Số Liệu: Cơ Cấu Xuất Nhập Khẩu Của Nhật B - Tự Học 365
-
Công Thức Tính Cơ Cấu Xuất, Nhập Khẩu Của Nhật Bản
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Địa Lý Lớp 11 Bài 9: Nhật Bản (Tiết 3)
-
Xuất Khẩu Của Nhật Bản Tăng Mạnh Nhất Trong Hơn 4 Thập Kỷ
-
Tăng Kim Ngạch Xuất Khẩu Vào Nhật Bản - THỊ TRƯỜNG
-
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh để Tăng Tốc Xuất Khẩu Vào Nhật Bản
-
Thúc đẩy Tăng Trưởng Xuất Khẩu Sang Nhật Bản Thông Qua CPTPP
-
Cơ Hội Tăng Xuất Khẩu Vào Thị Trường Nhật Bản
-
Nhật Bản: Xuất Khẩu Giảm Mạnh Khi Trung Quốc Thắt Chặt Chi Tiêu 21 ...
-
Top 4 đối Tác Thương Mại Hàng đầu Của Việt Nam (19/10/2020 09:31)
-
Một Số Nét Chính Về Tình Hình Kinh Tế Việt Nam - Embassy Japan