Xung đột Biên Giới Trung–Xô – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các cuộc xung đột biên giới trước đó, xem Xung đột Trung-Xô 1929 và Xung đột biên giới Nga – Thanh.
Xung đột biên giới Trung-Xô
Một phần của Chiến tranh Lạnh và Chia rẽ Trung – Xô
Một tàu Xô Viết sử dụng pháo nước chống lại một ngư dân Trung Quốc trên sông Ussuri vào ngày 6 tháng 5 năm 1969
Thời gian2 tháng 3 – 11 tháng 9 năm 1969
Địa điểmBiên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô
Kết quả Status quo ante bellum
Tham chiến
Trung Quốc CHND Trung Hoa Liên Xô Liên Xô
Chỉ huy và lãnh đạo
Trung Quốc Mao Trạch Đông Liên Xô Leonid Brezhnev
Lực lượng
814.000 658.000
Thương vong và tổn thất
Tranh cãi; Liên Xô cho rằng có 800 chết, 620 bị thương, 1 mất tích[1]. 58 chết, 94 bị thương[1]

Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960. Một hòn đảo trên sông Ussuri có diện tích 0,74 km² mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo và Liên Xô gọi là Damansky (Остров Даманский) gần như đưa Liên Xô và Trung Quốc vào chiến tranh năm 1969[2].

Xung đột biên giới năm 1969

[sửa | sửa mã nguồn]

Căng thẳng gia tăng trong cuối thập niên 1960 dọc theo biên giới dài 4.380 km (2.738 dặm Anh) nơi 658.000 binh sĩ Xô Viết đối đầu 814.000 lính quân Trung Quốc. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1969[3] một đơn vị biên phòng Xô Viết đã bị lính Trung Quốc phục kích. Trong trận này, phía Trung Quốc đã huy động sử dụng lực lượng tinh nhuệ lựa chọn từ 3 quân đoàn và 1 đại đội trinh sát trực thuộc quân đoàn (đều là các đại đội tăng cường quân số trên 200 người). Đêm 1/3, lính Trung Quốc bí mật lên đảo Trân Bảo (Liên Xô gọi là đảo Damanski) mai phục. Sáng hôm sau (2/3), một phân đội "nhử mồi" do Trạm trưởng biên phòng Tôn Ngọc Quốc lên đảo tuần tra; phía Liên Xô lập tức cho quân lên đảo xua đuổi. Hơn 70 binh sĩ Liên Xô lên đảo bị lọt vào trận địa phục kích của lính Trung Quốc. Sau hơn một giờ kịch chiến, toán lính Liên Xô bị tiêu diệt hầu như toàn bộ: 38 người bị giết (Liên Xô công bố bị chết 31 người), 22 người bị thương, 2 xe quân sự bị phá hủy, 1 xe bị hỏng; phía Trung Quốc chết 17 người, bị thương 35.

Sau mấy ngày im ắng, các ngày 15 và 17/3, quân đội hai bên tiếp tục xung đột ác liệt. Ngày 15/3, Liên Xô cho một tổ trinh sát 6 người tiến hành quan sát khu vực phía Nam đảo Damanski. Đến khoảng 10h sáng, tổ trinh sát báo cáo lực lượng Trung Quốc có khoảng 1 trung đoàn bộ binh, có pháo binh cơ giới, súng cối và 2 xe tăng yểm trợ đang kéo tới. Lực lượng chủ lực Liên Xô được đưa tới, triển khai chiến đấu sau 30 phút. Theo lời Đại tá Nicolas Popov, người trực tiếp tham gia trận này, trận đánh diễn ra suốt 9 giờ, hai bên giành đi giật lại hòn đảo đến 8 lần. Khác với trận ngày 2/3 chỉ có lực lượng biên phòng tham gia, lần này khi Trung Quốc sử dụng lực lượng quân đội chính quy, phía Liên Xô cũng sử dụng 1 trung đoàn bộ binh cơ giới với hỏa lực phối thuộc mạnh, cuối cùng họ đã đuổi được quân Trung Quốc khỏi hòn đảo và cho gài mìn dày đặc trước khi rút lực lượng khỏi đảo.

Liên Xô còn trả đũa bằng cách pháo kích vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo vào ngày 15/3/1969 bằng vũ khí mới là xe tăng T-62 và pháo phản lực 40 nòng BM-21 "Grad"; phía Trung Quốc phản công bằng pháo chống tăng, DKZ, súng RPG và pháo mặt đất đặt sâu trong nội địa Trung Quốc. Lần đầu tiên, Liên Xô đã sử dụng 1 tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 "Grad" 40 nòng pháo kích kéo dài 10 phút vào sâu lãnh thổ Trung Quốc đến 20 km. Theo Liên Xô, kết quả của đợt tập kích là toàn bộ lực lượng thê đội dự bị, kho tàng, trang thiết bị quân sự, các trạm cung cấp đạn và cơ sở vật chất cùng với binh lực của Trung Quốc bị tổn thất nặng nề.

Lực lượng Xô Viết tuyên bố rằng trong trận đánh ngày 15/3, Trung Quốc thiệt hại 800 người trong khi Xô Viết chỉ có 60 chết hoặc bị thương. Còn phía Trung Quốc thì tuyên bố Liên Xô chết hơn 60 người (có 1 Đại tá, 1 Trung tá), bị thương hơn 80, 14 xe quân sự bị phá hủy, trong khi Trung Quốc chết 12, bị thương 27 người. Đáng chú ý, 1 xe tăng T-62 (loại xe tăng mới của Liên Xô thời đó) bị bắn hỏng nằm lại đảo. Từ ngày 17/3 đến 1/4, Trung Quốc cử đặc nhiệm tới nhằm chiếm giữ chiếc xe tăng này để nghiên cứu công nghệ. Trong cuộc chiến giành giật chiếc xe tăng này, Trung Quốc thương vong thêm 42 người bởi pháo binh của Liên Xô. Cuối cùng, Liên Xô đã dùng pháo binh bắn thủng lớp băng để chiếc T-62 chìm xuống lòng sông. Đến ngày 27/4, phía Trung Quốc nhân đêm tối cho thợ lặn hải quân bí mật xuống sông móc cáp, trục vớt thành công chiếc xe tăng kéo về Nhà máy đại tu xe tăng 6409 ở Phủ Thuận tiến hành sửa chữa rồi đưa về Thẩm Dương nghiên cứu; đến tháng 6/1969 thì đưa về Bắc Kinh trưng bày trong Bảo tàng quân sự Trung Quốc.

Đụng độ giữa hai bên tiếp diễn qua mùa xuân và mùa hè năm đó.[4] Kết thúc cuộc xung đột, Trung Quốc tuyên bố họ đã tiêu diệt 230 lính Liên Xô, phá hủy 19 xe tăng và thiết giáp và chỉ bị thương vong 92 người. Trong khi phía Liên Xô công bố họ thương vong 152 người (58 chết, 94 bị thương) và cho rằng Trung Quốc đã chịu thương vong gần 1.000 binh sĩ, trong đó riêng trận đánh ngày 15/3 phía Trung Quốc bị tổn thất 600 người.

Liên Xô tuyên bố rằng Quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật tiến công trong khi xung quanh đầy thường dân, nông dân, và súc vật. Sau một vài lần đụng độ liên tiếp trong khu vực này và trong Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân. Tới tháng 8/1969, Giám đốc CIA Richard Helms thông báo với báo chí rằng, lãnh đạo Xô-viết đã bí mật hỏi ý kiến các chính phủ nước ngoài về quan điểm của họ đối với một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Trung Quốc.[4]

Theo tố cáo của Trung Quốc, ngày 13/8/1969, phía Liên Xô sử dụng hàng trăm quân được xe tăng, thiết giáp yểm trợ vượt biên giới sang phục kích lực lượng biên phòng Trung Quốc ở khu vực Tilekati, huyện Dục Dân, Tân Cương, diệt gọn đội tuần tra Trung Quốc gồm 38 người.

Chỉ khi Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin viếng thăm Bắc Kinh trên đường trở về sau tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hà Nội thì một giải pháp chính trị đã làm nguội dần tình hình. Tranh chấp biên giới tạm ngưng, nhưng chưa thật sự được dàn xếp ổn thoả, và cả hai phía tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự của họ dọc theo biên giới.

Thương thuyết biên giới trong thập niên 1990

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số cuộc thảo luận phân định biên giới nghiêm túc đã diễn ra cho đến ngay trước khi Liên Xô tan rã năm 1991. Đặc biệt, cả hai phía đồng ý rằng đảo Damansky/Trân Bảo là của Trung Quốc (cả hai đều tuyên bố hòn đảo này đang nằm dưới quyền kiểm soát của họ vào lúc đạt được thỏa thuận).

Ngày 17 tháng 10 năm 1995, thỏa thuận về một đoạn biên giới dài 54 km cuối cùng đã đạt được, nhưng câu hỏi về việc kiểm soát ba hòn đảo trên sông Amur và sông Argun bị bỏ ra ngoài vòng giải quyết.

Trong một thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc, được ký vào ngày 14 tháng 10 năm 2004, có nói rằng cuộc tranh chấp cuối cùng đã được giải quyết. Theo thỏa thuận, Trung Quốc được giao quyền kiểm soát Đảo Tarabarov (Ngân Long Đảo) và khoảng 50% Đảo Bolshoy Ussuriysky (Hắc Hạt Tử đảo) gần Khabarovsk. Ủy ban Chấp hành của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc ký thông qua thỏa thuận này vào ngày 27 tháng 4 năm 2005 và Viện Duma của Nga thông qua sau đó vào ngày 20 tháng 5 năm 2005. Việc chuyển giao hoàn thành xong vào ngày 2 tháng 6 năm 2005 khi thỏa ước được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Lý Triệu Tinh và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ký.

Đến đây, toàn bộ đường biên giới Trung-Nga dài 4.300 km được xác định xong. Tháng 10/2008, chính phủ hai nước đã tổ chức lễ khánh thành cột mốc phân định biên giới đoạn Đông giữa hai nước trên đảo Hắc Hạt Tử. Hiện nay đảo Trân Bảo cùng các đảo Thất Lý Tâm, Kabozi gần đó đều đã thuộc về Trung Quốc. Trên đảo Trân Bảo hiện nay có một đơn vị biên phòng đồn trú và tỉnh Hắc Long Giang đã tôn tạo lại các địa điểm xảy ra trận đánh năm xưa cùng với một phòng trưng bày.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch sử Liên Xô (1953-1985)
  • Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Quan hệ đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
  • Sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Khám phá lịch sử Trung Hoa, Xung đột biên giới năm 1969
  2. ^ Ngày này năm xưa: Trận chiến biên giới Trung-Xô 1969, 02/03/2018, Vietnamnet
  3. ^ Kuisong, Yang. "The Sino-Soviet Border Clash of 1969: From Zhenbao Island to Sino-American Rapprochement," Cold War History 1 (2000): 21-52.
  4. ^ a b Tiết lộ chấn động: Chiến tranh hạt nhân Nga–Trung suýt bùng nổ, 08/01/2018, Vietnamnet

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải mật cuộc chiến biên giới Xô-Trung năm 1969. Tiền Phong Online
  • Bản đồ chỉ một số khu vực bị tranh chấp (tiếng Anh)
  • Trang mạng Đảo Damanski-Trân Bảo Lưu trữ 2012-07-17 tại Wayback Machine (tiếng Anh)
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh Lạnh
  • Hoa Kỳ
  • Liên Xô
  • NATO
  • Khối Warszawa
  • ANZUS
  • METO
  • SEATO
  • NEATO
  • Hiệp ước Rio
  • Phong trào không liên kết
Thập niên 1940
  • Kế hoạch Morgenthau
  • Cuộc nổi loạn của Quân đội Nhân dân kháng Nhật
  • Xung đột chính trị Jamaica
  • Dekemvriana
  • Chiến tranh du kích ở các nước Baltic
    • Chiến dịch Priboi
    • Chiến dịch Jungle
    • Chiếm đóng các nước Baltic
  • Những người lính bị nguyền rủa
  • Chiến dịch Unthinkable
  • Vụ đào tẩu của Gouzenko
  • Chia cắt Triều Tiên
  • Cách mạng Dân tộc Indonesia
  • Nam Bộ kháng chiến
  • Chiến dịch Beleaguer
  • Chiến dịch Blacklist Forty
  • Khủng hoảng Iran 1946
  • Nội chiến Hy Lạp
  • Kế hoạch Baruch
  • Sự kiện Eo biển Corfu
  • Khủng hoảng eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
  • Restatement of Policy on Germany
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Bầu cử Quốc hội Ba Lan 1947
  • Thuyết Truman
  • Hội nghị Quan hệ châu Á
  • Khủng hoảng tháng 5 năm 1947
  • Chia cắt Ấn Độ
  • Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1947–1948
  • Chiến tranh Palestine 1947–1949
    • Nội chiến Lãnh thổ Ủy trị Palestine 1947–1948
    • Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948
    • Cuộc di cư Palestine, 1948
  • Kế hoạch Marshall
  • Hội đồng Tương trợ Kinh tế
  • Đảo chính Tiệp Khắc năm 1948
  • Cuộc nổi dậy Al-Wathbah
  • Chia rẽ Tito – Stalin
  • Cuộc phong tỏa Berlin
  • Sáp nhập Hyderabad
  • Sự kiện Madiun
  • Sự phản bội của phương Tây
  • Bức màn sắt
  • Khối phía Đông
  • Khối phía Tây
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Tình trạng khẩn cấp Malaya
  • Đảo chính Syria tháng 3 năm 1949
  • Chiến dịch Valuable
Thập niên 1950
  • Bức màn tre
  • Chủ nghĩa McCarthy
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Chiến tranh Lạnh Ả Rập (1952–1979)
  • Cách mạng Ai Cập 1952
  • Đình công và biểu tình Iraq 1952
  • Nổi dậy Mau Mau
  • Nổi dậy tại Đông Đức 1953
  • Đảo chính Iran 1953
  • Hiệp ước Madrid
  • Tu chính án Bricker
  • Đảo chính Syria 1954
  • Vụ Petrov
  • Thuyết domino
  • Hiệp định Genève 1954
  • Đảo chính Guatemala năm 1954
  • Bắt giữ tàu chở dầu Tuapse
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1
  • Chiến tranh Jebel Akhdar
  • Chiến tranh Algérie
  • Kashmir Princess
  • Hội nghị Bandung
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1955)
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Tình trạng khẩn cấp Síp
  • "Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó"
  • Biểu tình Poznań 1956
  • Sự kiện năm 1956 ở Hungary
  • Tháng Mười Ba Lan
  • Khủng hoảng Kênh đào Suez
  • "Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông"
  • Chiến dịch Gladio
  • Khủng hoảng Syria 1957
  • Khủng hoảng Sputnik
  • Chiến tranh Ifni
  • Cách mạng Iraq 14 tháng 7
  • Khủng hoảng Liban 1958
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2
  • Nổi dậy Mosul 1959
  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
  • Nội chiến Lào
  • Tranh luận nhà bếp
  • Cách mạng Cuba
    • Củng cố Cách mạng Cuba
  • Chia rẽ Trung – Xô
Thập niên 1960
  • Khủng hoảng Congo
  • Nổi dậy Simba
  • Sự cố U-2 năm 1960
  • Sự kiện Vịnh Con Lợn
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1960
  • Chia rẽ Albania–Liên Xô
    • Trục xuất Liên Xô khỏi Albania
  • Xung đột Iraq - Kurd
    • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ nhất
  • Khủng hoảng Berlin 1961
  • Bức tường Berlin
  • Sáp nhập Goa
  • Xung đột Papua
  • Đối đầu Indonesia–Malaysia
  • Chiến tranh cát
  • Chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha
    • Chiến tranh giành độc lập Angola
    • Chiến tranh giành độc lập Guinea-Bissau
    • Chiến tranh giành độc lập Mozambique
  • Khủng hoảng tên lửa Cuba
  • El Porteñazo
  • Chiến tranh Trung–Ấn
  • Nổi dậy cộng sản Sarawak
  • Cách mạng Ramadan
  • Chiến tranh giành độc lập Eritrea
  • Nội chiến Bắc Yemen
  • Đảo chính Syria 1963
  • Vụ ám sát John F. Kennedy
  • Tình trạng khẩn cấp Aden
  • Khủng hoảng Síp 1963–1964
  • Chiến tranh Shifta
  • Chiến tranh bẩn thỉu México
    • Thảm sát Tlatelolco
  • Nội chiến Guatemala
  • Xung đột Colombia
  • Đảo chính Brazil 1964
  • Nội chiến Dominica
  • Chiến tranh du kích Rhodesia
  • Các vụ giết người tại Indonesia 1965–1966
  • Chuyển sang Trật tự mới (Indonesia)
  • Tuyên bố ASEAN
  • Đảo chính Syria 1966
  • Đại Cách mạng Văn hóa vô sản
  • Cách mạng Argentina
  • Chiến tranh giành độc lập Namibia
  • Xung đột Khu phi quân sự Triều Tiên
  • Sự kiện 3 tháng 12
  • Chính quyền Quân sự Hy Lạp 1967–1974
  • Bạo loạn Hồng Kông 1967
  • Bạo lực chính trị Ý 1968–1988
  • Chiến tranh Sáu Ngày
  • Chiến tranh Ai Cập–Israel
  • Chiến tranh Dhofar
  • Chiến tranh Al-Wadiah
  • Nội chiến Nigeria
  • Làn sóng biểu tình 1968
    • Bất ổn tại Pháp tháng 5 năm 1968
  • Mùa xuân Praha
  • Sự cố USS Pueblo
  • Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968
  • Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968–1989)
  • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc
  • Cách mạng 17 tháng 7
  • Đảo chính Peru 1968
  • Đảo chính Sudan 1969
  • Cách mạng Libya 1969
  • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás
  • Xung đột biên giới Trung–Xô
  • Nổi dậy Quân đội Nhân dân mới (Philippines)
Thập niên 1970
  • Giảm căng thẳng
  • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
  • Tháng Chín Đen (Jordan)
  • Alcora Exercise
  • Đảo chính Syria 1970
  • Xung đột Tây Sahara
  • Nội chiến Campuchia
  • Nổi dậy cộng sản Thái Lan
  • Biểu tình Ba Lan 1970
  • Bạo loạn Koza
  • Realpolitik
  • Ngoại giao bóng bàn
  • Cuộc nổi dậy của JVP ở Sri Lanka (1971)
  • Cách mạng sửa đổi (Ai Cập)
  • Biên bản quân sự Thổ Nhĩ Kỳ 1971
  • Đảo chính Sudan 1971
  • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin
  • Chiến tranh giải phóng Bangladesh
  • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon
  • Chiến tranh Yemen lần thứ nhất
  • Thảm sát München
  • Nổi dậy ở Bangladesh 1972–1975
  • Nội chiến Eritrea lần thứ nhất
  • Đảo chính Uruguay 1973
  • Đảo chính Afghanistan 1973
  • Đảo chính Chile 1973
  • Chiến tranh Yom Kippur
  • Khủng hoảng dầu mỏ 1973
  • Cách mạng hoa cẩm chướng
  • Tây Ban Nha chuyển sang chế độ dân chủ
  • Metapolitefsi
  • Đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược
  • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ hai
  • Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp
  • Nội chiến Angola
  • Diệt chủng Campuchia
  • Biểu tình tháng 6 năm 1976
  • Nội chiến Mozambique
  • Xung đột Oromo
  • Chiến tranh Ogaden
  • Nỗ lực đảo chính Somalia 1978
  • Chiến tranh Tây Sahara
  • Nội chiến Ethiopia
  • Nội chiến Liban
  • Chia rẽ Trung Quốc-Albania
  • Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba
  • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia
  • Chiến dịch Condor
  • Chiến tranh bẩn thỉu Argentina
  • Đảo chính Argentina 1976
  • Chiến tranh Ai Cập–Libya
  • Mùa Thu Đức
  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Nicaragua
  • Chiến tranh Uganda–Tanzania
  • Nổi dậy NDF
  • Chiến tranh Tchad–Libya
  • Chiến tranh Yemen lần thứ hai
  • Chiếm giữ Al-Masjid al-Haram
  • Cách mạng Hồi giáo
  • Cách mạng Saur
  • Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
  • Phong trào New Jewel
  • Nổi dậy Herat 1979
  • Tập trận chung Seven Days to the River Rhine
  • Đấu tranh chống lạm dụng chính trị về tâm thần học ở Liên Xô
Thập niên 1980
  • Nội chiến El Salvador
  • Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan
  • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984
  • Yêu cầu Gera
  • Cách mạng Peru
  • Thỏa thuận Gdańsk
  • Nội chiến Eritrea lần thứ hai
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1980
  • Chiến tranh du kích Uganda
  • Sự kiện Vịnh Sidra
  • Thiết quân luật ở Ba Lan
  • Xung đột Casamance
  • Chiến tranh Falkland
  • Chiến tranh biên giới Ethiopia–Somalia 1982
  • Chiến tranh Ndogboyosoi
  • Hoa Kỳ xâm lược Grenada
  • Tập trận Able Archer 83
  • "Chiến tranh giữa các vì sao"
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1985)
  • Chiến tranh Iran-Iraq
  • Nổi dậy Somalia
  • Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík
  • Sự kiện Biển Đen 1986
  • Nội chiến Nam Yemen
  • Chiến tranh Toyota
  • Thảm sát Liệt Tự 1987
  • Chiến dịch Denver
  • Cuộc nổi dậy của JVP 1987–1989
  • Cuộc nổi dậy của Quân kháng chiến của Chúa
  • Sự cố va chạm ở Biển Đen năm 1988
  • Cuộc nổi dậy 8888
  • Contras
  • Khủng hoảng Trung Mỹ
  • Chiến dịch RYAN
  • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Quyền lực Nhân dân
  • Glasnost
  • Perestroika
  • Xung đột Bougainville
  • Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất
  • Nội chiến Afghanistan (1989–1992)
  • Hoa Kỳ xâm lược Panama
  • Đình công Ba Lan 1988
  • Hiệp định bàn tròn Ba Lan
  • Sự kiện Thiên An Môn
  • Cách mạng 1989
  • Sự sụp đổ của Bức tường Berlin
  • Sự sụp đổ của biên giới nội địa Đức
  • Cách mạng Nhung
  • Cách mạng România
  • Cách mạng Hòa bình
Thập niên 1990
  • Cách mạng Dân chủ Mông Cổ 1990
  • Sự cố tàu Min Ping Yu số 5540
  • Chiến tranh Vùng Vịnh
  • Min Ping Yu số 5202
  • Tái thống nhất nước Đức
  • Thống nhất Yemen
  • Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Albania
  • Nam Tư tan rã
  • Liên Xô giải thể
    • Cuộc đảo chính tháng 8
  • Sự chia cắt Tiệp Khắc
Xem thêmQuan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trịSiêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
  • Liên Hợp Quốc
  • Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
  • ASEAN
  • ICU
  • CIA
  • Comecon
  • EEC
  • KGB
  • Phong trào không liên kết
  • SAARC
  • Safari Club
  • MI6
  • Stasi
Chạy đuaChạy đua vũ trang • Chạy đua hạt nhân • Chạy đua vào không gian
Ý thức hệChủ nghĩa tư bản (Trường phái kinh tế học Chicago • Kinh tế học Keynes • Chủ nghĩa tiền tệ • Kinh tế học tân cổ điển • Kinh tế học trọng cung • Chủ nghĩa Thatcher • Thuyết kinh tế của Reagan) Chủ nghĩa cộng sản (Chủ nghĩa Stalin • Chủ nghĩa Trotsky • Chủ nghĩa Mao • Tư tưởng Chủ thể • Chủ nghĩa Tito • Chủ nghĩa cộng sản cánh tả • Chủ nghĩa Guevara • Chủ nghĩa cộng sản châu Âu • Chủ nghĩa Castro) Dân chủ tự do  • Dân chủ xã hội  • Chủ nghĩa bảo hoàng
Tuyên truyềnPravda • Izvestia • Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do • Khủng hoảng đỏ • Tiếng nói Hoa Kỳ • Tiếng nói nước Nga
Chính sách ngoại giaoHọc thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Các cuộc xung đột vũ trang liên quan đến Nga (bao gồm thời kỳ Đế quốc Nga và Liên Xô)
Liên quan
  • Chiến tranh cận đại
  • Lịch sử quân sự Nga
  • Lịch sử quân sự Đế quốc Nga
  • Lịch sử quân sự Liên Xô
  • Lịch sử quân sự Liên bang Nga
  • Xung đột hậu Xô viết
  • Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga
Danh sách
  • Chiến tranh Rus'–Byzantine
  • Chiến tranh Muscovy–Litva
  • Chiến tranh Nga-Krym
  • Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan
  • Chiến tranh Nga-Kazan
  • Chiến tranh Nga-Ba Tư
  • Chiến tranh Nga-Ba Lan
  • Chiến tranh Nga-Thụy Điển
  • Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ
  • Chiến tranh Nga-Ukraina
  • Xung đột biên giới Nga–Thanh
  • Danh sách chiến tranh liên quan đến Nga
    • Danh sách chiến tranh liên quan đến Liên Xô
  • Danh sách chiến tranh liên quan đến Liên bang Nga
Nội bộ
  • Khởi nghĩa Bolotnikov
  • Khởi nghĩa Razin
  • Khởi nghĩa Bulavin
  • Khởi nghĩa Pugachev
  • Khởi nghĩa tháng Chạp
  • Nội chiến Nga
  • Khởi nghĩa tháng Tám
  • Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991
  • Khủng hoảng Hiến pháp Nga 1993
  • Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất
  • Chiến tranh Dagestan
  • Chiến tranh Chechnya lần thứ hai
  • Nổi dậy tại Bắc Kavkaz
Nước NgaSa hoàng
  • Chiến tranh Nga-Krym
  • Chiến tranh Nga-Kazan
  • Chiến tranh Nga-Thụy Điển (1554–1557)
  • Chiến tranh Livonija
  • Nga chinh phục Siberia (1580–1747)
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1568–1570)
  • Chiến tranh Nga-Thụy Điển (1590–1595)
  • Chiến tranh Ba Lan–Muscovy (1605–1618) và Thời kì Đại Loạn
  • Chiến tranh Ingria
  • Chiến tranh Smolensk
  • Chiến tranh Nga-Ba Tư (1651–1653)
  • Xung đột biên giới Nga–Thanh
  • Chiến tranh Nga-Ba Lan (1654–1667)
  • Đại hồng thủy
  • Chiến tranh Thụy Điển–Đan Mạch (1658–1660)
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1676–1681)
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1686–1700)
Thế kỷ18–19
  • Đại chiến Bắc Âu
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1710–1711)
  • Chiến tranh Nga–Ba Tư (1722–1723)
  • Chiến tranh Kế vị Ba Lan (1733–1738)
  • Chiến tranh Áo-Nga–Thổ Nhĩ Kỳ (1735–1739)
  • Chiến tranh Kế vị Áo (1740–1748)
  • Chiến tranh Nga–Thụy Điển (1741–1743)
  • Chiến tranh Bảy Năm
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774)
  • Liên minh Bar
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–1792)
  • Chiến tranh Nga-Thụy Điển (1788–1790)
  • Chiến tranh Nga-Ba Lan (1792)
  • Nga thuộc địa hóa Bắc Mỹ
  • Nổi dậy Kościuszko
  • Cuộc chinh phạt Ba Tư, 1796
  • Chiến tranh Liên minh thứ Hai
  • Chiến tranh Liên minh thứ Ba
  • Chiến tranh Nga-Ba Tư (1804–1813)
  • Chiến tranh Liên minh thứ Tư
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1806–1812)
  • Chiến tranh Anh-Nga
  • Chiến tranh Nga–Thụy Điển (1808–1809)
  • Chiến tranh Liên minh thứ Năm
  • Chiến tranh Pháp–Nga (1812)
  • Chiến tranh Liên minh thứ Sáu
  • Triều đại Một trăm ngày
  • Nga chinh phục Kavkaz
  • Chiến tranh Kavkaz
    • Chiến tranh Nga-Circassia
    • Nga sáp nhập Chechnya và Dagestan
  • Chiến tranh Nga–Ba Tư (1826–1828)
  • Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1828–1829)
  • Cuộc nổi dậy tháng 11
  • Cách mạng Hungary 1848
  • Chiến tranh Krym
    • Chiến tranh Åland
  • Sáp nhập Amur
  • Khởi nghĩa Tháng Giêng
  • Nga chinh phục Trung Á
    • Nga chinh phục Bukhara
    • Chiến dịch Khiva 1873
  • Chiến tranh Nga–Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878)
  • Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
    • Nga xâm chiếm Mãn Châu
Thế kỷ20
  • Chiến tranh Nga–Nhật
  • Nga chiến đóng Tabriz
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Nội chiến Nga
    • Chiến tranh Ukraina–Xô viết
      • Xô viết xâm chiếm Ukraina 1919
    • Vùng tự chủ Alash
    • Nội chiến Phần Lan
    • Xung đột Sochi
    • Heimosodat
    • Cuộc tấn công hướng tây Xô viết 1918–1919
      • Chiến tranh độc lập Estonia
      • Chiến tranh độc lập Latvia
      • Chiến tranh Litva–Xô viết
    • Xung đột Gruzia–Ossetia (1918–1920)
    • Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921)
    • Hồng quân xâm chiếm Azerbaijan
    • Hồng quân xâm chiếm Armenia
    • Hồng quân xâm chiếm Gruzia
    • Hồng quân can thiệp tại Mông Cổ
    • Khởi nghĩa Đông Karelia
  • Khởi nghĩa Trung Á
  • Khởi nghĩa tháng Tám
  • Xung đột Urtatagai (1925–1926)
  • Xung đột Trung-Xô 1929
  • Hồng quân can thiệp tại Afghanistan (1929)
  • Hồng quân can thiệp tại Afghanistan (1930)
  • Chiến tranh biên giới Xô–Nhật
  • Liên Xô xâm chiếm Tân Cương
  • Chiến tranh Tân Cương (1937)
  • Chiến tranh thế giới thứ hai
    • Liên Xô tấn công Ba Lan
    • Chiến tranh Liên Xô–Phần Lan (1939–1940)
    • Liên Xô chiếm đóng các nước Baltic (1940)
      • Liên Xô chiếm đóng Latvia
    • Liên Xô chiếm Bessarabia và Bắc Bukovina
    • Chiến tranh Tiếp diễn
    • Chiến tranh Xô–Đức
    • Liên Xô tái chiếm đóng các nước Baltic (1944)
      • Liên Xô tái chiếm đóng Latvia năm 1944
    • Anh-Xô xâm chiếm Iran
    • Chiến tranh Xô–Nhật
  • Chiến tranh du kích tại các nước Baltic
  • Chiến tranh du kích tại Ukraina
  • Kháng chiến chống cộng sản tại Ba Lan (1944–1953)
  • Khởi nghĩa Ili
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Nổi dậy tại Đông Đức 1953
  • Sự kiện năm 1956 ở Hungary
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Sự cố Vlora
  • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc
  • Xung đột biên giới Trung–Xô
  • Chiến tranh Tiêu hao
  • Chiến tranh độc lập Eritrea
  • Nội chiến Angola
  • Chiến tranh Ogaden
  • Chiến tranh biên giới Nam Phi
  • Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan (1979–1989)
  • Chiến tranh Vùng Vịnh
  • Các cuộc tấn công OMON Liên Xô vào các đồn biên giới Litva
  • Chiến tranh Nagorno-Karabakh
  • Chiến tranh Transnistria
  • Nội chiến Gruzia
  • Nội chiến Tajikistan
  • Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất
  • Chiến tranh Dagestan
Thế kỷ21
  • Chiến tranh Chechnya lần thứ hai
  • Chiến tranh Nam Ossetia 2008
  • Chiến tranh Nga-Ukraina
    • Liên bang Nga sáp nhập Krym
    • Chiến tranh Donbas
    • Nga xâm lược Ukraina
  • Can thiệp quân sự của Nga trong nội chiến Syria
  • Chiến dịch Tây Libya
  • Chiến tranh Nagorno-Karabakh 2020
  • Triển khai tại Kazakhstan
  • Mùa đông Nga
  • Cách mạng Nga (1917)
  • Chiến tranh Lạnh
  • Vùng ảnh hưởng

Từ khóa » Cuộc Chiến Tranh Xô-trung 1969