Xung đột Nga-Ukraine Làm Lộ Ra 'gót Chân Achilles' Của Quân đội Mỹ
- ‘Bão lửa’ Nga hủy diệt 230 mục tiêu Ukraine chỉ trong một ngày
- Điểm danh 7 loại tên lửa Nga sử dụng để ‘phẫu thuật’ Ukraine
- Moscow: Nga rút quân, Ukraine cũng đừng mong chiếm lại đảo Rắn
Vũ khí chống tăng của Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine |
Mới đây, Washington công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho chính quyền Kiev nhằm giúp đồng minh đứng vững trước sức mạnh của Nga ở Donbass. Liên quan đến những khoản tiền này, giới chuyên gia quân sự Mỹ đã chỉ ra những vấn đề nan giải của “siêu cường quân sự mạnh nhất thế giới”.
Theo các nhà phân tích Mỹ, thực trạng viện trợ cho Kiev từ Mỹ và các đồng minh đang bị đình trệ, cho thấy những thiếu sót đáng kể trong toàn bộ hệ thống quân sự của Mỹ (cả lục quân và tổ hợp công nghiệp-quân sự), cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cuộc xung đột lâu dài quy mô lớn.
Giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, Lầu Năm Góc cần rút ra những bài học lớn trong cuộc xung đột Nga-Ukraine |
Thách thức với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ
Vừa qua, Lầu Năm Góc thông báo với giới truyền thông Mỹ rằng, gói viện trợ quân sự mới được công bố dành cho Kiev bao gồm 4 hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) HIMARS (cùng với 8 hệ thống trước đó Mỹ đã cam kết cung cấp) và 1.000 đạn dẫn chính xác cho pháo cỡ 155 mm.
Nhưng, khi nào gói viện trợ này sẽ đến mặt trận (và liệu nó có đến được mặt trận mà không bị phá hủy hay bán lại) thì vẫn chưa rõ. Những gói viện trợ trước vẫn chưa đến Ukraine và chính quyền Kiev đang lên tiếng đòi hỏi gửi viện trợ “nhanh hơn và nhiều hơn nữa”.
Nhà Trắng không vui mừng với nhu cầu vũ khí ngày càng tăng của Ukraine. Trong vài tuần qua, các quan chức Mỹ đã thảo luận về những gì sẽ xảy ra trong một hoặc hai tháng tới.
Không lực Mỹ vận chuyển lựu pháo hạng nặng |
Phó Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jonathan Finer đã buộc phải thừa nhận trước giới truyền thông rằng, thách thức thực sự đối với Nhà Trắng và Lầu Năm Góc là duy trì mức hỗ trợ hiện tại trong một thời gian dài.
Theo những chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng trong buổi trả lời phỏng vấn của Financial Times (FT), các nhà sản xuất đã quen giao hàng với khối lượng nhỏ hơn nhiều. Hơn nữa, ở đây không nói về vũ khí công nghệ cao, mà là về đạn pháo rất đơn giản.
Xét về lý thuyết, vấn đề này có thể giải quyết được bằng cách thuê thêm nhân công, mua thêm nguyên liệu thô. Washington có đủ tiền cho mục đích này khi đã tăng chi tiêu quốc phòng thêm 37 tỷ USD (không tính đến các khoản tiền được phân bổ để mua hàng cho Ukraine).
Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng, mọi thứ không đơn giản như vậy, bởi dường như cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn đang tái sử dụng cách tiếp cận xưa cũ và nó không phù hợp trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Áp dụng sai tư duy quân sự “tấn công chớp nhoáng”
Cụ thể, Lầu Năm Góc vẫn hoạt động theo chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” dựa trên kinh nghiệm của các chiến dịch ở Grenada năm 1983 và ở Iraq năm 1991 (tức “Chiến dịch Bão táp sa mạc”).
Mỹ đang áp dụng tư duy cũ từ thời chiến dịch “Bão táp sa mạc”, với vai trò đặc biệt quan trọng của không quân |
Bản chất của một chiến lược như vậy là làm cho nội bộ đối phương mất tinh thần bằng một đòn nhanh, chiếm được các điểm chiến lược, trong đó, lực lượng không quân cũng như tên lửa có độ chính xác cao đóng vai trò quan trọng nhất.
Mỹ đã mở đầu chiến dịch “Bão táp sa mạc” với các cuộc không kích quy mô lớn, mà đầu tiên là giáng đòn vào các sân bay và hệ thống phòng không (để đảm bảo sự thống trị của không quân Mỹ trên bầu trời).
Sau đó, đến lượt các nhà kho và sở chỉ huy của Iraq bị tấn công nhằm tước đoạt các nguồn cung cấp vũ khí, khí tài, trang bị cần thiết cho đối phương, mà mục tiêu quan trọng nhất là làm tê liệt hệ thống chỉ huy các cấp. Hoạt động trên mặt đất bắt đầu vài tuần sau đó và chỉ kéo dài bốn ngày.
12 năm sau đó Mỹ đã hành động theo kịch bản tương tự trong chiến dịch “Đất nước Iraq Tự do”. Và chỉ sau 21 ngày, Mỹ đã thiết lập toàn quyền kiểm soát đất nước này.
Bất chấp thực tế là sau đó cuộc chiến ở Iraq vẫn tiếp diễn, Lầu Năm Góc đã tự trang bị cho mình nguyên tắc chiến thắng là “tấn công chớp nhoáng”.
Theo chiến lược quốc phòng mới của Mỹ được cập nhật vào năm 2018, điều quan trọng hơn không phải là số lượng của một yếu tố cấu thành nào đó, ví dụ như: Vũ khí, binh lính…, mà trọng tâm là sự gắn kết giữa các đơn vị và chất lượng của vũ khí, trang bị.
Được dẫn dắt bởi định hướng này, trong ngân sách cho năm 2019-2023, trọng tâm chú ý là vũ khí đắt tiền, tối ưu hóa nhân sự và gia tăng năng lực không gian mạng. Tất cả mọi sự chuẩn bị đều dành cho tư duy chủ quan “chiến thắng trong chiến tranh chớp nhoáng”.
Xung đột Nga-Ukraine là “cuộc chiến tranh tiêu hao”
Tư duy này thoạt nhìn có vẻ khá lý tưởng, nhưng, trên thực tế, quan niệm của Mỹ không phải bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu cũng phù hợp. Và cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine đã chứng minh điều đó.
Xe bọc thép Varta của Lực lượng vũ trang Ukraine ở Lisichansk |
Chuyên gia quân sự Mỹ, Đại tá về hưu David Johnson nói rằng, kết luận đầu tiên mà giới tướng lĩnh Lầu Năm Góc cần rút ra là: Các chiến dịch lớn hiện đại không nhất thiết phải chớp nhoáng và được thực hiện từ trên không, mà có khi là một cuộc chiến tranh tiêu hao, chủ yếu trên đất liền.
Jamie Shea, cựu Giám đốc hoạch định chính sách của NATO, nói với FT rằng, cuộc chiến Nga-Ukraine đang dạy cho phương Tây một bài học là: Chiến thắng trong cuộc chiến vẫn thường giành được với sự trợ giúp của pháo binh cổ điển, lực lượng mặt đất và sự chiếm đóng lãnh thổ.
Diễn biến xung đột Nga-Ukraine cho thấy quá trình quay trở lại cuộc xung đột kiểu cũ, khi cả hai bên đều sử dụng những nguồn lực khổng lồ nhưng tương đối rẻ tiền. Trong trường hợp này, cần phải cung cấp cho mặt trận số lượng vũ khí và binh lính tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Chuyên gia Johnson nhận định, trong cuộc chiến tranh kiểu này, yếu tố quan trọng nhất là cần phải tái tạo các đơn vị và nhanh chóng bù đaắp những tổn thất lớn. Ông nhận định rằng, điều đó hiện nay đang là “gót chân Achilles” của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, vị chuyên gia quân sự này kêu gọi Lầu Năm Góc xem xét lại toàn bộ công tác hậu cần, bao gồm cả y tế. Ví dụ như cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy rằng, trong những trận chiến dữ dội, hoạt động di tản những người bị thương bằng trực thăng trở nên bất khả thi.
Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ hoạt động thiếu hiệu quả
Một vấn đề quan trọng nhất mà các chuyên gia quân sự, tướng lĩnh về hưu Mỹ chỉ ra là ngành công nghiệp quốc phòng nước này cũng đang hoạt động thiếu hiệu quả.
Các nhà phân tích nghi ngờ về khả năng hoạt động của ngành công nghiệp sản xuất vũ khí Mỹ. Ngay cả một chiến dịch ngắn cũng là cuộc thử nghiệm nghiêm túc đối với năng lực chuẩn bị chiến tranh của toàn bộ tổ hợp công nghiệp-quân sự nước này.
Binh sĩ Quân đội Ukraine dỡ một lô vũ khí được phương Tây viện trợ |
Ví dụ, trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973 (Cuộc chiến Yom Kippur, Chiến tranh Ramadan hay Cuộc chiến tháng 10), Washington đã giúp đỡ đáng kể cho Tel Aviv, kết quả là nguồn dự trữ quốc phòng của Mỹ đã giảm đáng kể. Mà cuộc xung đột đó chỉ kéo dài trong 19 ngày. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc chiến kéo dài?
Nguồn lực có sẵn có thể là không đủ, ví dụ như những chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II được sản xuất với số lượng hạn chế. Mà trong cuộc xung đột quy mô lớn, tổn thất là không thể tránh khỏi.
Ngay từ năm 2018, Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Mỹ đã rút ra kết luận rằng, trong cuộc chiến với một cường quốc, chưa xác định được là Mỹ thua hay thắng, nhưng chắc chắn vẫn phải trả một cái giá rất lớn. Bởi vì tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ được xây dựng để đạt được kết quả trong các chiến dịch ngắn hạn.
Nhà sử học người Mỹ Conrad Crane đã từng nêu câu hỏi rằng: Mỹ có thể tái tạo kho vũ khí dẫn đường chính xác, tên lửa hành trình và tên lửa phòng không nhanh đến mức nào? Và khả năng của ngành công nghiệp Mỹ chuyển sang sản xuất xe tăng và các hệ thống vũ khí khác lớn đến mức nào?
Ông thừa nhận rằng, ngay cả ở Iraq, Quân đội Mỹ cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược, nên đã phải tạm dừng chiến dịch trước cuộc tấn công vào Baghdad.
Xung đột Ukraine buộc Mỹ phải thay đổi tư duy?
Nhà phân tích Scott Ritter nhấn mạnh, không giống như các đối thủ như Trung Quốc và Nga, Quân đội Mỹ đã quên cách chiến đấu trong cuộc chiến quy mô lớn kéo dài và chưa bắt đầu chuẩn bị cho điều này. Chính điều đó đã khiến quân đội nước này đang trên đà suy thoái.
Chuyên gia Mỹ nêu rõ, Moscow đã quay trở lại việc hình thành các cơ cấu đơn vị “theo mô hình của Chiến tranh Lạnh” để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn và đột phá vào các vị trí được củng cố tốt của đối phương. Lầu Năm Góc coi cách tiếp cận này là lỗi thời, nhưng các sự kiện ở Ukraine buộc các chuyên gia Mỹ phải phải xem xét lại quan điểm này.
Từ khóa » Got Xét Nghiệm
-
Bác Sĩ Không Có Chứng Chỉ Hành Nghề Phẫu Thuật Khiến Bệnh Nhân ...
-
Mỹ Nhân Việt đi Toàn Giày Cao Gót Khủng Vẫn Bị Chị Em đồng Nghiệp Dìm đẹp
-
Thiếu Men G6PD ở Trẻ Sơ Sinh Gây Bệnh Gì?
-
Một Số Tật Về Phát Triển Vận động Thường Gặp ở Trẻ Mà Cha Mẹ Nên ...
-
U19 Việt Nam Công Bố 23 Cầu Thủ đăng Ký Trận Gặp U19 Indonesia
-
Hồ Sơ Những Cuộc Truy Xét Thần Tốc
-
Nốt Sần Dưới Cánh Mũi 4 Năm Không Khỏi Là Dấu Hiệu Chỉ điểm Ung Thư
-
Món ăn, Bài Thuốc Tốt Cho Người Bệnh đái Tháo đường
-
Sóng Gió ập đến Với Hoa Hậu Nông Thúy Hằng
-
Nam Sinh 2k4 Thành Công Giật Học Bổng 2,9 Tỷ Của VinUni Chỉ Sau 1 ...
-
Cô Gái ở Trung Quốc Lĩnh án Tử Hình Vì Giết Cha Mẹ
-
Sau Kim Se Jeong, Seo Hyun được Kỳ Vọng Trở Thành Nữ Thần Mới ...
-
Bệnh Viện Đa Khoa Bình Dương: Bác Sỹ Không Có Chứng Chỉ Hành ...
-
Nam Sinh Xuất Sắc Giành được Học Bổng 90% Trường VinUni