Xung đột Thẩm Quyền Xét Xử - Web Bases
Có thể bạn quan tâm
1. Xung đột thẩm quyền xét xử
Xung đột về thẩm quyền (hay còn gọi là xung đột quyền tài phán) là trường hợp trong một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết.
Trong hầu hết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi phát sinh đều đặt ra hai vấn đề pháp lý cần giải quyết, đó là vấn đề xung đột về thẩm quyền xét xử và vấn đề xung đột pháp luật.
Ví dụ, trong vụ việc ca sĩ L.H (quốc tịch Việt Nam) li hôn với T.L (quốc tịch Hoa Kỳ) tại Hoa Kỳ vào tháng 02/2001, tranh chấp về quyền nuôi con gái.
L.H nộp đơn xin li hôn tại Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Toà án thụ lý đơn xin li hôn vào ngày 14/3/2006. Theo bản án của Toà án, L.H được quyền nuôi con. Tuy nhiên, ông T.L đã có đơn kiện lên Toà án gia đình tiểu bang New York (Hoa Kỳ) và toà án này đã ra án lệnh giao quyền giám hộ tạm thời cho ông T.L. Án lệnh ra ngày 21/6/2006. Tháng 5/2008, khi ra sân bay Los Angeles để về Việt Nam, ca sĩ L.H đã bị Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ bắt giữ do liên quan đến việc giành quyền nuôi con đối với chồng cũ. Phiên xét xử
Như vậy, dưới góc độ của tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay, thuật ngữ “thẩm quyền xét xử quốc tế” được hiểu là thẩm quyên xét xử của Toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Cần phân biệt hai thiết chế tài phán đều có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp có tính chất quốc tế.
Thứ nhất, hệ thống các thiết chế tài phán quốc tế như Toà án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc, cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)… là các thiết chế tài phán công có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp ương lĩnh vực công pháp giữa các quốc gia. Các thiết chế tài phán này không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực tư pháp quốc tế giữa các thể nhân, pháp nhân các nước.
Thứ hai, hệ thống toà án của mỗi quốc gia nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự trong nước và các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Mỗi quốc gia sẽ xây dựng các quy phạm xác định thẩm quyền cho hệ thống toà án của nước mình và không có thẳm quyền tuyên bố về thẩm quyền tài phán của hệ thống toà án các nước khác trong một vụ việc. Thông thường, các quy phạm xác định thẩm quyền cho toà án quốc gia được xây dựng dựa trên các dấu hiệu có mối liên hệ giữa quốc gia đó với vụ việc phát sinh trên thực tế, đây là căn cứ để quốc gia thụ lý vụ việc cụ thể.
Nhằm hạn chế vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử, Hội nghị La Haye đã xây dựng Công ước về thoả thuận lựa chọn toà án trong giao dịch dân sự và thương mại năm 2004, cho phép các bên:
“Chỉ định các toà án của một nước kỉ kết hoặc một hay một sổ toà án cụ thể của một nước ký kết và loại trừ tất cả các toà án khác, để giải quyết các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh liên quan đến một quan hệ pháp luật cụ thể’’ (Điều 3).
Tuy nhiên, Công ước này cũng gặp nhiều vướng mắc và khó được áp dụng trong thực tiễn.
Dưới góc độ thực tiễn, việc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế được thực hiện trước hết dựa vào ý chí và lợi ích của các bên đương Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga 1998; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Lào 1998; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Hungari; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam vói Trung Quốc 1998; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Bungari… Một số hiệp định mới không có các quy định xác định thẩm quyền xét xử như Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Pháp 1999, Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Ucraina 2000… Với mục đích nhằm giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử và xung đột pháp luật, trong một số hiệp định đã xây dựng các nguyên tắc xác định thẩm quyền giữa toà án hai nước. Trong trường hợp có xung đột về thẩm quyền xét xử, nếu cả hai toà án đều có thẩm quyền đối với cùng một vụ việc, thì toà án nào thụ lý đơn kiện trước sẽ có thẩm quyền giải quyết, toà án nhận đơn sau sẽ phải trả lại đơn kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc.
Tuy nhiên, trong một số Hiệp định tương trợ tư pháp lại không có các quy định về việc xác định thẩm quyền xét xử của toà án. Nội dung chính của các hiệp định này chủ yếu quy định các vấn đề liên quan đến cơ chế hợp tác trong lĩnh vực pháp lý, như uỷ thác tư pháp, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của toà án hoặc trọng tài. Để xác định thẩm quyền của toà án một nước, các hiệp định chủ yếu dựa trên các dấu hiệu xác định thẩm quyền, các dấu hiệu này được xây dựng dựa vào mối liên hệ của tranh chấp với toà án một nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toà án trong quá trình giải quyết, và việc đảm bảo cho việc thi hành các phán quyết ở nước ngoài.
Việc xác định thẩm quyền xét xử của toà án trong các Hiệp định tương trợ tư pháp hiện được phân chia thành các nhóm tranh chấp cơ bản sau:
– Vụ việc liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng
Đây thường là các quan hệ pháp lý có tính chất ổn định, lâu dài, vụ việc phát sinh trong thời kì hôn nhân, nên các hiệp định quy định toà án có thẳm quyền cũng thường là toà án các nước nơi có sự hiện diện của quan hệ nhân thân, tài sản vợ chồng, cụ thể là toà án nước vợ
– Vụ việc về cấp dưỡng nuôi con
Các hiệp định đều thống nhất quy định toà án nơi thường trú của nguyên đơn (bên yêu cầu cấp dưỡng) sẽ có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về cấp dưỡng nuôi con (Điều 23.2 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Tiệp Khắc; Điều 30 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Lào; Điệu 29 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Nga; Điều 18.8 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Trung Quốc; Điều 40 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Lào).
Ví dụ, người mẹ có quốc tịch Việt Nam khởi kiện yêu cầu người cha (quốc tịch Séc) cấp dưỡng nuôi con, toà án Việt Nam là toà có thẩm quyền, bởi vì đối với loại vụ việc này, cần dựa trên điều kiện, hoàn cảnh của bên yêu cầu (thường là đối với đứa trẻ) để toà có các giải pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, quy định này cũng có khó khăn bởi sau khi giải quyết, phán quyết của toà án Việt Nam thường phải được công nhận và thi hành ở nước ngoài (nơi cư trú của người cha).
– Vụ việc về thừa kế
Thừa kế cũng là một loại việc vừa mang tính chất nhân thân, vừa mang tính chất tài sản và liên quan đến hiệu lực của di chúc. Cho nên trong một vụ việc về thừa kế có thể nhiều toà án của nhiều nước khác nhau đều có thể có thẩm quyền. Hầu hết các hiệp định đều dựa trên dấu hiệu quốc tịch hoặc nơi thường trú của người để lại di sản thừa kế để xác định thẩm quyền trong trường hợp thừa kế theo pháp luật. Đối với di sản là bất động sản thì toà có thẩm quyền là toà án nơi có bất động sản đó (Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Nga).
– Quan hệ nghĩa vụ hợp đồng
Các vụ việc về nghĩa vụ hợp đồng là loại vụ việc về thực hiện hành vi pháp lý nên dấu hiệu xác định thẩm quyền của toà án chủ yếu theo dấu hiệu lãnh thổ và nơi thực hiện hành vi. Cụ thể, theo các hiệp định, dấu hiệu chung trong việc xác định thẩm quyền của toà án đối với các vụ việc phát sinh trong quan hệ nghĩa vụ hợp đồng là dấu hiệu nơi bị đơn thường trú hoặc nơi bị đơn có trụ sở. Cũng theo các
– Tranh chấp về lao động
Phù hợp với các dấu hiệu xác định thẩm quyền chung, các vụ việc về lao động cũng là một loại vụ việc có tính chất là một hành vi pháp lý nên theo các hiệp định, dấu hiệu xác định thẩm quyền cũng dựa trên dấu hiệu của “noi thực hiện hành vi”, cụ thể là toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động là toà án của bên ký kết noi công việc đang, đã hoặc cần được thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý chính để xác định thẩm quyền của toà án, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia nơi công việc được thực hiện. Ngoài ra, toà án của bên ký kết nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở, toà án nơi nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu trên lãnh thổ của nước này có đối tượng tranh chấp hoặc tài sản của bị đơn (Điều 44 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Nga).
Bên cạnh các Hiệp định tương trợ tư pháp, các quy định về xác định thẩm quyền xét xử quốc tế còn nằm ở một số hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi, hiệp định thương mại song phương, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư… giữa Việt Nam và các nước hữu quan.
Khoản 5 Điều 7 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000 quy định:
“Không có quy định nào trong điều này được hiểu là ngăn cản, và các bên không ngăn cấm các bên tranh chấp thỏa thuận về bất cứ hình thức trọng tài nào khác, hoặc về luật được áp dụng trong giải quyết trọng tài, hoặc những hình thức giải quyết tranh chấp khác mà các bên cùng mong muốn và cho là phù hợp nhất cho các nhu cầu cụ thể của mình”.
2. Xác định thẩm qưyền của toà án theo quy định của pháp luật Việt Nam
Khi thụ lý một vụ việc cụ thể, nếu không có điều ước quốc tế về xác định thẩm quyền xét xử quốc tế thì toà án Việt Nam sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẳm quyền trong pháp luật tố tụng Việt Nam để xác định thẩm quyền của mình.
– Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam (khoản 1(d) Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
– Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhung có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam (khoản 1(e) Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
+ Dấu hiệu lãnh thổ
Đây là dấu hiệu phổ biến để toà án xác định thẩm quyền vì có mối liên quan gắn bó giữa vụ việc với lãnh thổ nước có toà án. Cụ thể, toà án Việt Nam sẽ có thẩm quyền nếu:
– Bi đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
– Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.
– Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
– Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam (khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
+ Dấu hiệu xác định thẩm quyền theo sự lựa chọn của các bên
Theo các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và một số nước đều có quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư, các bên có quyền lựa chọn cơ quan tài phán mà chủ yếu là chọn trọng tài quốc tế (Điều 8 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hungari 1995, Điều 9 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan 1994…).
Quy định của Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mới chỉ giải quyết được vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử là xác định thẩm quyền của toà án quốc gia, còn để xác định toà án cụ thể nào cho một vụ việc thực tế (thẩm quyền theo vụ việc) thì cần tiếp tục căn cứ vào các quy định về xác định thẩm quyền khác của Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể, khoản 2 Điều 469 quy định: “Sau khi xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam theo quy định của Chương này, Toà án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Toà án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”.
+ Thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam
Khác với thẩm quyền chung là các dấu hiệu chung thường được pháp luật tố tụng các nước quy định để xác định thẩm quyền trong một vụ việc có liên quan đến toà án một quốc gia, do tính chất đặc thù của một số loại vụ việc, pháp luật tố tụng mỗi nước cũng có những quy định về một số loại vụ việc chỉ thuộc thẩm quyền riêng của toà án nước mình. Đây được gọi là loại thẩm quyền riêng biệt, mang tính chất tuyệt đối, toà án bắt buộc phải tuân thủ (trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác). Thông thường, những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của toà án cũng là những vụ việc có mối quan hệ gắn bó với hệ thống cơ quan tài phán đó, quy định này nhằm bảo vệ không chỉ lợi ích công dân, pháp nhân mà phải tính tới lợi ích quốc gia, bảo vệ trật tự công cũng như trật tự pháp lý cùa quốc gia trong quan hệ dân sự quốc tế.
Khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của toà án Việt Nam bao gồm:
– Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ như tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng, các biện pháp bảo đảm, đăng ký bất động
Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền của toà án đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, Bộ luật tố tụng dân sự cũng có quy định về thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam đối với những việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Theo khoản 2 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của toà án Việt Nam:
– Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự.
– Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.
– Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
– Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, sau khi xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam theo các quy định tại Phần thứ tám Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tùy từng loại vụ việc cụ thể, toà án sẽ áp dụng các quy định về xác định thẩm quyền của tố tụng dân sự thông thường trong nước để xác định toà án cụ thể trong mỗi loại vụ việc liên quan.
Ví dụ, Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Và nghĩa vụ tố tụng dân sự quốc tế của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trước hết được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc đối xử quốc gia nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho các bên chủ thể khi tham gia tố tụng tại toà án một quốc gia trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong các tranh chấp dân sự quốc tế. Nguyên tắc này được thừa nhận tại khoản 2 Điều 465 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tố chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tạỉ Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tố chức quốc tế tại Việt Nam, nhà nước nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam
Đồng thời, Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà toà án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam (khoản 3 Điều 465 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Trên cơ sở các nguyên tắc chung, các quyền của bên nước ngoài trong lĩnh vực tố tụng đã được cụ thể hoá, theo đó người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến toà án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến toà án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Để đảm bảo nguyên tắc thực hiện quyền “được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ” của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài khi tham gia tố tụng tại toà án Việt Nam, pháp luật Việt Nam kết kia sụ bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước ký kết kia dành cho công dân nước mình.
“Công dân, pháp nhân của nước ký kết này có quyền tự do liên hệ với cơ quan tư pháp và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vẩn đề dân sự và hình sự của nước ký kết kia. Họ có quyền trình bày ý kiến của mình, khởi kiện trước toà án theo cùng những điều kiện như công dân của nước ký kết kia ”.
Công dân của nước ký kết này không phải nộp một khoản tiền cược án phí nào chỉ vì họ là nguyên đơn hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hoặc là người đại diện hợp pháp của những người đó trước toà án của nước ký kết kia mà không cư trú tại lãnh thổ của nước ký kết đó.
Bên cạnh các quy định của điều ước quốc tế, các quy định về địa vị tố tụng của chù thể nước ngoài còn nằm trong một số văn bản pháp luật trong nước khác như tại Bộ luật tố tụng dân sự, Luật đầu tư, Luật hôn nhân và gia đình…
– Pháp luật áp dụng để xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vỉ tố tụng dân sự của người nước ngoài
Các quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài cũng là các quy định thuộc quy chế pháp lý nhân thân nên việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi về tố tụng của người nước ngoài được xác định theo hệ thuộc Luật nhân thân.
Theo khoản 1 Điều 466 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng của người nước ngoài được xác định theo nguyên tắc chính là luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch, hoặc theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú (trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch).
Trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch nước ngoài, thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng được xác định theo tư cách pháp lý của các tổ chức đó cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp tổ chức quốc tế tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, quyền miễn trừ thì năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế đó được xác định theo pháp luật Việt Nam (Điều 467 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
3. Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tố tụng dân sự quốc tế
Với tư cách là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ dân sự quốc tế, các học thuyết pháp lý các nước đều thừa nhận quyền miễn trừ tư pháp quốc gia trong tố tụng dân sự quốc tế trước hệ thống toà án nước nước ngoài, theo đó quốc gia không thể bị xét xử tại toà án một nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước cũng được hưởng quyền miễn trừ, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ trong việc thi hành án.
Quyền miễn trừ quốc gia hiện được thực hiện và áp dụng chủ yếu đối với những người có thân phận ngoại giao, hoặc các hành vi của quốc gia thực hiện quyền lực công. Các hoạt động kinh doanh, đầu tư của một bên là nhà nước (mang tính chất tư) thì quyền miễn trừ rất hạn chế hoặc quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ, vì trong thực tiễn quốc gia thường từ bỏ quyền miễn trừ của mình khi ký kết các điều ước quốc tế hoặc trong các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư thường có các điều khoản về giải quyết tranh chấp, theo đó quốc gia chấp nhận là một bên trong các tranh chấp hợp đồng và có thể tham gia các vụ kiện tại các cơ quan tài phán do các bên thoả thuận.
Khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định trường hợp toà án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của toà án Việt Nam nhưng bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Các hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện thông qua ủy thác tư pháp, hay uỷ thác tư pháp là hình thức của hoạt động tương trợ tư pháp. Nội hàm các hoạt động tương trợ tư pháp rất rộng không chỉ giới hạn trong các hoạt động tương trợ, giúp đỡ nhau trong hoạt động tố tụng của quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà còn mở rộng sang cả các hoạt động về giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng pháp luật, nghiên cứu, đào tạo các chuyên gia pháp lý, trao đổi thông tin. Tuy nhiên, trong quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp thì tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự bao gồm các việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ… Còn uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua ủy thác tư pháp (Điều 6 Luật tương trợ tư pháp năm 2007).
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.
Từ khóa » Khái Niệm Xung đột Thẩm Quyền Là Gì
-
Bài 5 Xung đột Thẩm Quyền Trong Tư Pháp Quốc Tế - Topica
-
Phân Biệt Xung đột Luật Và Xung đột Thẩm Quyền Trong Tư Pháp Quốc Tế
-
Phân Biệt Xung đột Luật Và Xung đột Thẩm Quyền ... - Cố Vấn Pháp Lý
-
Phân Biệt Xung đột Pháp Luật Và Xung đột Thẩm Quyền Trong TPQT
-
Mối Quan Hệ Giữa Xung đột Pháp Luật Và Xung đột Thẩm Quyền
-
Các Quy Tắc Xác định Thẩm Quyền Xét Xử Dân Sự Quốc Tế
-
Xung đột Pháp Luật Là Gì ? Nguyên Nhân, Giải Pháp Giải Quyết Xung ...
-
[PDF] [đề Cương Chương Trình đại Học] - Công Pháp Và Tư Pháp - Hotroontap
-
Xung đột Thẩm Quyền Xét Xử Và Xung đột Khái Niệm Pháp Lý Trong ...
-
[PDF] Thẩm Quyền Giải Quyết Các Vụ Việc Dân Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài
-
Cách Thức Giải Quyết “xung đột Pháp Luật” Và Xung đột Thẩm Quyền”
-
Khái Niệm Xung đột Pháp Luật Trong Tư Pháp Quốc Tế
-
[DOC] 3. Kỹ Năng Tìm Mâu Thuẫn, Xung đột Lợi ích Cốt Lõi, Nguyên Nhân Chủ ...
-
Xung đột Pháp Luật – Wikipedia Tiếng Việt