Xương Bàn Tay: Một Cấu Trúc Xương Tinh Tế - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Vị trí của bàn tay
Rõ ràng, bàn tay nằm ở cuối cùng của một cánh tay. Về giới hạn, bàn tay đi từ nếp gấp cổ tay xa nhất đến đầu các ngón tay. Bàn tay được chia thành hai phần: gan tay và mu tay. Khi bàn tay khum lại phía trong được gọi là lòng bàn tay, phía mặt ngoài là mu bàn tay.
Cấu tạo của bàn tay
Một bàn tay có 5 ngón tay, mỗi ngón đều có tên riêng để phân biệt
- Ngón cái hay còn được gọi là ngón I. Đây là ngón đầu tiên tính từ phải sang trái khi lòng bàn tay ngửa hoặc tính từ trái sang phải khi lòng bàn tay úp xuống. Đúng như tên gọi, ngón cái có đường kính lớn nhất trong 5 ngón tay.
- Ngón trỏ hay còn được gọi là ngón II, là ngón tiếp theo của ngón cái.
- Ngón giữa, hay ngón III, là ngón nằm chính giữa 5 ngón tay. Đây là ngón tiếp theo của ngón trỏ.
- Ngón áp út, hay là ngón IV, đây là ngón liền kề ngón giữa. Trong cuộc sống, chúng ta thường gọi bằng cái tên thân thuộc khác đó là ngón đeo nhẫn.
- Ngón út là ngón V, là ngón cuối cùng của bàn tay. Đúng như tên gọi của nó, đây là ngón nhỏ nhất trong 5 ngón tay.
Trong 5 ngón tay, ngón cái là ngón có tầm vận động lớn nhất và tinh tế nhất. Không kể ngón cái, 4 ngón còn lại có thể cầm nắm được các vật thể trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, chỉ có ngón cái mới thực hiện được các động tác đối ngón tay. Vì vậy, ngón cái đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động tinh vi của bàn tay.
Xem thêm: Cấu tạo và chức năng của bàn tay.
Hệ thống xương bàn tay
Hệ thống xương khớp của bàn tay rất phức tạp và tinh tế. Bạn biết không, ở người, mỗi bàn tay có 27 cái xương. Trong đó, khối xương cổ tay có 8 xương, xương bàn tay có 5 xương, 5 ngón tay có tổng cộng 14 xương. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cấu trúc các xương này như thế nào nhé!
Khối xương cổ tay
Xương cổ tay là khối xương nối liền xương cẳng tay và bàn tay. Có 8 xương tất cả, được sắp xếp thành hai hàng: hàng trên và hàng dưới, chia đều mỗi hàng 4 xương. Tình từ ngoài vào trong, hàng trên có 4 xương đó là: xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu. Hàng dưới gồm 4 xương: xương thang, xương thê, xương cả, xương móc. Những xương này được gắn chặt với nhau vào một ổ xương không sâu và bởi các hệ thống dây chằng phức tạp.
Khi gấp bàn tay, 4 xương hàng trên đi liền với xương cẳng tay. Trong khi đó 4 xương hàng dưới theo xương đốt bàn tay gấp vào 4 xương hàng trên.
Nhìn chung, mỗi xương có 6 mặt. Có các mặt không tiếp khớp, đó là các mặt phía mu bàn tay và lòng bàn tay. Các mặt còn lại tiếp khớp với các xương ở phía trên, ở phía dưới hoặc bên cạnh nó.
Nhìn chung các xương cổ tay có thể ví như một ổ bi nằm giữa hai xương cẳng tay và năm xương bàn tay. Vì vậy cổ tay được cử động một cách linh hoạt mềm mại. Các xương cổ tay thường ít gãy. Tuy nhiên, khi gãy thường ở vùng eo xương thuyền hoặc trật xương nguyệt.
Xương bàn tay
Khối xương bàn tay gồm có 5 xương dài, được gọi theo số thứ tự theo các ngón tay, đi từ I đến V. Bắt đầu xương đốt bàn tay 1 là ở ngón cái. Xương đốt bàn tay II, III, IV, V lần lượt ở xương đốt bàn tay trỏ, giữa, áp út, út. Mỗi thân xương có 3 mặt: trong, ngoài và sau. Tương ứng với 3 bờ: trong, ngoài và sau. Đầu xương ở trên gọi là nền, đầu dưới là chỏm.
Thân xương hơi cong ra trước, hình lăng trụ tam giác với 1 mặt sau và 2 mặt bên. Vì vậy làm cho lòng bàn tay thích nghi với chức năng cầm nắm. Nền xương có diện khớp với các xương cổ tay. Trong khi đó, chỏm xương có dạng hình cầu, để khớp với nền đốt gần của các ngón tay.
Các xương ngón tay
Mỗi ngón tay có 3 đốt xương: đốt gần, đốt giữa và đốt xa theo thứ tự đi từ xương đốt bàn tay đi xuống. Trừ ngón cái chỉ có hai đốt: đốt gần và đốt xa. Tương tự như xương bàn tay, mỗi đốt xương ngón tay đều có 3 phần: nền, thân và chỏm.
Đốt ngón gần
Thân hơi cong ra trước. Có hai mặt: mặt trước phẳng, mặt sau tròn hơn. Nền có dạng hõm khớp, tiếp khớp với chỏm xương đốt bàn tay. Trong khi đó, chỏm ở dưới, tiếp khớp với nền đốt giữa.
Đốt ngón giữa
Thân cong như đốt gần, có hai mặt. Nền hình ròng rọc, khớp với chỏm đốt gần. Chỏm ở đầu dưới tiếp khớp với nền của đốt xa.
Đốt ngón xa
Thân của đốt ngón xa rất bé. Nền tiếp khớp với chỏm đốt ngón giữa. Chỏm hình móng ngựa, mặt sau nhẵn, mặt trước gồ ghề.
Các xương đốt ngón tay cũng như các xương bàn tay rất hay gãy. Do chúng nằm ngay dưới da mu bàn tay, là nơi thường dùng để che đỡ. Khi bị gãy, các xương này dễ bị gập góc, di lệch, làm giảm hoặc mất cử động gấp, duỗi các ngón. Và có thể làm các ngón tay chồng lên nhau khi bàn tay nắm lại.
Xương vừng
Đây là một loại xương nhỏ, có hình tròn hoặc bầu dục. Chúng thường nằm ở quanh khớp xương hay ở trong các gân. Với vai trò làm tăng cường sự vững chắc của khớp và sức mạnh của gân. Ở bàn tay chỉ có loại xương vừng quanh khớp. Thường thấy xương vừng ở khớp đốt bàn – ngón tay, ngón tay – ngón tay. Ngón tay cái bao giờ cũng có hai xương vừng ở hai cạnh khớp bàn ngón.
Các khớp ở bàn tay
Chúng ta vừa tìm hiểu xong những cấu trúc xương cơ bản ở vùng bàn tay. Rõ ràng vùng bàn tay tuy nhỏ nhưng lại có số lượng xương cấu thành rất lớn. Vì vậy, để có được một bàn tay chuyển động mềm mại, tinh tế, các khối xương này cần được tiếp khớp với nhau một cách hoàn hảo. Nhờ các khớp mà tay ta có thể nắm thả, hoạt động một cách linh hoạt, làm được những cử chỉ tinh vi một cách dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu các khớp ở vùng bàn tay.
Các khớp gian đốt ngón tay
Khớp gian đốt ngón tay hay còn được gọi là khớp gian ngón. Đây là các khớp giữa các ngón với nhau. Mỗi ngón có hai khớp gian ngón khác nhau. Khớp gian ngón gần nối đốt gần và đốt xa.Tương tự, khớp gian ngón xa nối đốt giữa và đốt xa.
Riêng ngón cái chỉ có một khớp, do ngón cái chỉ có hai đốt ngón tay. Đây là khớp bản lề, chúng cho phép vận động tại 1 mặt phẳng. Chủ yếu là các cử động tác gấp duỗi. Hai bên được làm rất vững bởi những dây chằng nên bị hạn chế bởi những vận động khác.
Khớp bàn tay – ngón tay
Là khớp nối từ xương bàn tay tới các xương ở ngón tay. Khớp bàn đốt ở 4 ngón trên bàn tay trừ ngón cái là khớp lồi cầu. Trong khi khớp bàn đốt ngón cái là một khớp bản lề.
Khớp gian xương cổ tay
Là các khớp hiện diện giữa các xương cổ tay với nhau
Khớp cổ tay – bàn tay
Là các khớp giữa các xương cổ tay và bàn tay.
Khớp quay cổ tay
Là khớp nỗi giữa mặt dưới đầu dưới xương quay (xương quay là 1 trong 2 xường vùng cẳng tay) với các xương cổ tay. Mặt dưới của đầu dưới xương quay là một hõm khớp hình tam giác, ở giữa có một gờ nhỏ chia hõm thành hai diện. Diện ngoài hình tam giác tiếp khớp với xương thuyền. Trong khi đó, diện phía trong hình tứ giác, tiếp khớp với xương nguyệt.
Khớp quay cổ tay chủ yếu là động tác gấp và duỗi. Với biên độ gấp khoảng 90o, và duỗi khoảng 60o. Ngoài ra có thể khép 45o và dạng 30o. Cổ tay gấp nhiều hơn duỗi và khép nhiều hơn dạng. Do đó, các xương cổ tay sát với nhau khi duỗi, dạng và lỏng lẻo khi gấp, khép.
Chức năng của bàn tay
Chức năng chính của bàn tay là cầm nắm vật thể cũng như những hoạt động tinh vi. Ví dụ như cầm bút viết, vẽ, chụm các ngón tay để nhặt một đồng xu… Những việc tưởng chừng như rất đơn giản trong đời sống, nhưng nó lại là một quá trình tinh tế, tỉ mỉ mà tạo hóa ban tặng cho bàn tay.
Ngoài ra mỗi chúng ta đều có một sự khác biệt ở lòng bàn tay. Trong lòng bàn tay có các đường chỉ tay. Sự hiện diện của các đường chỉ tay có vai trò giúp ích cho sinh hoạt của con người khi nắm giữ các đồ vật được tốt hơn. Và da ở mặt dưới của các đầu ngón tay có dấu vân tay, là một vùng rất đặc biệt. Những dấu vân tay là một dấu ấn không ai giống ai. Vì vậy nó được dùng để nhận dạng mỗi người.
Màu sắc lòng bàn tay cũng rất quan trọng. Bình thường lòng bàn tay có màu hồng tươi. Lòng bàn tay nhạt màu có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu. Hoặc lòng bàn tay vàng có thể báo hiệu bệnh lí gan mật. Hoặc lòng bàn tay son có thể báo hiệu bệnh xơ gan.
Hình dạng, màu sắc của ngón tay không chỉ có vai trò thẩm mĩ mà nó còn có vai trò dự báo cho sức khỏe của bạn. Ví dụ, bình thường móng tay hồng hào, nhưng trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, ta thấy móng tay nhạt màu.
Xem thêm: Những bất thường về móng tay chân.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về cấu tạo cũng như đặc điểm của các xương vùng bàn tay. Bàn tay đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người. Do đó, hiểu được cấu tạo của bàn tay chúng ta sẽ bảo vệ nó tốt hơn. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức hữu ích từ bài viết. Cảm ơn bạn luôn đồng hành cùng YouMed nhé!
Từ khóa » Cách Tính đốt Ngón Tay
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Bàn Tay - YouMed
-
Cấu Tạo Bàn Tay | Vinmec
-
Bàn Tay Có Bao Nhiêu Xương? | Vinmec
-
Tên Gọi Của Từng Ngón Tay Và Thứ Tự Các đốt Ngón Tay - Elipsport
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Bàn Tay Và Các Chấn Thương Thường Gặp
-
Phương Pháp Phẫu Thuật Phục Hồi Ngón Tay Cái
-
Đoán Tính Cách Qua Các Ngón Tay - Tuổi Trẻ Online
-
Gãy Cổ Xương đốt Bàn Ngón Tay (Trừ Ngón Cái) - Cẩm Nang MSD
-
Những Quy ước Bàn Tay Giúp Tính Toán 'dễ Như ăn Kẹo' - Infonet
-
Cách Tính Ngày Tốt Xấu Trên Bàn Tay Nhanh Chóng, Chính Xác T04/2022
-
Tên Các Ngón Tay Và Thứ Tự Các Ngón Tay - Bạn đã Gọi đúng Chưa ?
-
Bàn Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Viêm Khớp Ngón Tay : Giải Phẫu, Nguyên Nhân Và điều Trị