Xương Cùng: Vị Trí, Chức Năng Và Bệnh Lí Liên Quan - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cấu trúc xương cùng
- Chức năng
- Các bệnh lí liên quan
- Điều trị các bệnh lí liên quan xương cùng
Xương cùng nằm ở vị trí đoạn cuối của cột sống. Tuy vậy, chúng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Một trong những bệnh lí nghiêm trọng cần chú ý ở vùng này là hội chứng chùm đuôi ngựa. Hãy cùng Bác sĩ Hồ Đức Việt tìm hiểu nguyên nhân qua những thông tin dưới đây nhé.
Cấu trúc xương cùng
Hình dạng, vị trí1 2
Bình thường cột sống con người có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt sống cụt. Tổng cộng sẽ có 33 đốt sống.
Xương cùng có hình dạng gần giống như một hình tam giác ngược. Với đỉnh hướng xuống dưới. Bề mặt cong lõm phía trước. Nó bao gồm 5 đốt sống cùng hợp nhất lại được đánh số từ 1 đến 5.
Xương cùng khớp với phần trên của cột sống ở đốt sống thắt lưng thứ năm tạo thành một góc lồi ra phía trước. Hai bên khớp với xương chậu tạo thành phần chậu hông. Xương cùng có 2 mặt chính:
- Mặt chậu hông: quay ra phía trước nhìn vào chậu hông, bề mặt lõm. Có 4 đường ngang là vết tích ranh giới giữa các đốt sống cùng. Ở hai bên đầu các đường ngang là lỗ cùng chậu hông để cho các nhánh trước của dây thần kinh gai sống cùng chui ra.
- Mặt lưng: là mặt ở phía lưng, rất lồi và ghồ ghề. Dọc đường giữa là mào cùng giữa. Các mào nhọn này do các mỏm của 4 đốt sống cùng trên tạo nên. Ở đầu dưới có một khe hở gọi là lỗ cùng thông với ống cùng. Ống cùng liên tiếp với ống xương sống phía trên và chứa các nhánh của dây thần kinh đuôi ngựa. Ở hai bên mào cùng giữa là mào cùng trung gian. Phía ngoài mào là các lỗ cho nhánh sau của dây thần kinh gai sống cùng chui ra.
Quá trình phát triển xương cùng1 2
Các đốt sống xương cùng của bạn phát triển trong những tháng đầu tiên và tháng thứ hai của thai nhi. Năm đốt sống của xương cùng tách rời nhau từ rất sớm. Nhưng chúng bắt đầu hợp nhất trong thời kỳ thiếu niên và lúc mới ở tuổi trưởng thành.
Sự hợp nhất của xương cụt và xương cùng xảy ra sớm hơn ở nam giới. Xương cùng của nữ thường rộng hơn (tương ứng với chiều dài). Ít cong hơn và hướng về phía sau nhiều hơn so với của nam. Độ cong nữ thường xảy ra ở phần đuôi của xương. Trong khi đó, ở nam giới, độ cong phân bố trên toàn bộ chiều dài của xương. Ngoài ra, có thể không có xương cùng và xương cụt.
Số lượng đốt sống tạo xương cùng có thể thay đổi. Tăng thêm do sự hợp nhất thêm của đốt sống xương cụt đầu tiên hay đốt sống xương thắt lưng thứ năm hoặc cả hai trường hợp. Số lượng có thể giảm xuống còn 4 đốt sống do đốt sống xương cùng đầu tiên bị đẩy lên phía thắt lưng. Trong một nghiên cứu, 77% người có năm đốt sống xương cùng, 21.7% có sáu cái, 1% có bốn cái và 0,2% có bảy cái.
Thần kinh1 2
Có bốn lỗ ở mỗi bên của xương cùng. Là nơi chạy ra của các dây thần kinh và mạch máu. Những dây này ảnh hưởng đến phần dưới của cơ thể. Tương ứng với xương cùng thứ nhất sẽ là dây thần kinh S1, S2 ở thứ hai, v.v. S1 ở trên cùng và S5 ở phía dưới cùng.
Rễ thần kinh xương cùng thứ nhất đến thứ tư sẽ chui ra khỏi xương cùng qua 4 lỗ trước và 4 lỗ sau theo từng cặp. Rễ thần kinh thứ năm thoát ra ngoài qua lỗ cùng.
- S1 ảnh hưởng đến hông và háng.
- S2 ảnh hưởng đến mặt sau của đùi.
- S3 ảnh hưởng đến vùng giữa mông.
- Các dây thần kinh S4 và S5 ảnh hưởng đến vùng đáy chậu. Đó là khu vực có hậu môn và cơ quan sinh dục.
Chức năng
Chức năng của các đốt sống cùng là giữ chặt xương chậu. Đây là một cấu trúc xương giống lòng chảo nối thân mình và chân. Nhiệm vụ của xương chậu là nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể. Nó chứa ruột, bàng quang và các cơ quan sinh dục bên trong. Chấn thương ở khu vực này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát ruột và bàng quang, cũng như chức năng tình dục, đặc biệt là ở nam giới. Tổn thương đốt sống xương cùng rất phức tạp. Thường dễ bị chẩn đoán sai và không phải lúc nào cũng được điều trị thích hợp.
Nguyên nhân phổ biến của chấn thương liên quan đến đốt sống xương cùng bao gồm tai nạn xe hơi, chấn thương do chơi thể thao hay té ngã, dị tật bẩm sinh, loãng xương và thoái hóa khớp .
Chấn thương và tổn thương S1, S2, S3, S4, hoặc S5 vẫn có thể khiến một người hoạt động bình thường. Bởi vì chúng chủ yếu ảnh hưởng đến chức năng ruột và bàng quang như không thể tự kiểm soát tiêu tiểu của bản thân. Họ có thể cần một số hỗ trợ nhưng vẫn có thể tự mình làm tốt.1 2
Các bệnh lí liên quan
Các đốt sống xương cùng của một người thường hiếm khi bị gãy. Ngoại trừ trường hợp bị thương nghiêm trọng.
Gãy xương do căng thẳng3
Những người bị loãng xương hoặc viêm khớp dạng thấp dễ bị gãy xương do căng thẳng. Có thể được mô tả là những vết nứt hoặc mảnh nhỏ trong xương.
Gãy xương do căng thẳng hầu hết ảnh hưởng đến các khớp chịu trọng lượng. Chúng ít gặp hơn ở xương đùi, xương chậu hoặc xương cùng. Nhưng phổ biến ở những người bị loãng xương, viêm khớp dạng thấp và các bệnh thấp khớp khác do quá trình viêm làm giảm độ chắc khỏe của xương.
Xem thêm: Loãng xương: Những điều cần biết về chẩn đoán và chế độ dinh dưỡng
Đau thần kinh toạ3
Đau thần kinh tọa, một tình trạng gây đau lưng hoặc chân, có thể phát sinh sau chấn thương ở vùng cột sống thắt lưng (phần lưng phía dưới) và các đốt sống xương cùng khớp với vùng cột sống đoạn lưng này. Điều này là do khu vực này của cột sống phải chịu hoạt động có lực mạnh như ngồi trong thời gian dài hoặc chơi thể thao.
Tổn thương dây thần kinh ở xương cùng3
Trong khi không có phần tủy sống ở các đốt sống cùng, các dây thần kinh xương cùng bắt nguồn từ cột sống thắt lưng. Bất kỳ tổn thương nào đối với các rễ thần kinh này có thể gây ra các triệu chứng tương tự như tổn thương tủy sống.
Những người bị chấn thương dây thần kinh ở xương cùng sẽ có các triệu chứng ở một hoặc cả hai bên cơ thể. Chấn thương đốt sống xương cùng có thể gây mất chức năng các cơ ở hông hoặc chân. Trong đó, ảnh hưởng đến các hoạt động, bao gồm cả đi bộ và lái xe. Bạn có thể đau phần lưng dưới, đau hay mất cảm giác ở hông và chân. Ngoài ra, chấn thương cũng gây rối loạn chức năng kiểm soát bàng quang và ruột. Bạn có thể xuất hiện những triệu chứng của rối loạn đi tiêu và đi tiểu.
Xem thêm: Hội chứng chèn ép dây thần kinh mà bạn cần biết
Hội chứng chùm đuôi ngựa3
Chùm đuôi ngựa là một bó các dây thần kinh cột sống và các rễ thần kinh tủy sống của đốt sống thắt lưng thứ hai đến thứ năm, dây thần kinh xương cùng và xương cụt. thần kinh của xương cụt. Hội chứng chùm đuôi ngựa là một rối loạn hiếm gặp. Trong đó rễ thần kinh này bị chèn ép gây ra những triệu chứng:
- Đau vùng lưng dưới dữ dội.
- Đau, tê và yếu ở một hoặc cả hai chân gây ra các vấn đề về thăng bằng và khó rời khỏi ghế.
- Tê vùng mông ngồi trên yên xe: Mất hoặc thay đổi cảm giác ở chân, mông, đùi trong, mặt sau của cẳng chân hoặc bàn chân.
- Gặp khó khăn với việc đi tiểu hay đi tiêu.
- Rối loạn chức năng tình dục đột ngột xảy ra.
Tình trạng này là một trường hợp cấp cứu cần phẫu thuật ngay lập tức. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bạn có thể bị tổn thương lâu dài dẫn đến mất kiểm soát nhiều hoạt động và yếu liệt chân vĩnh viễn.
Điều trị các bệnh lí liên quan xương cùng
Có nhiều phương pháp điều trị chấn thương đốt sống xương cùng, bao gồm:3
- Dùng thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp điều trị chấn thương rễ thần kinh với tác dụng giảm đau và viêm. Những loại thuốc này được sử dụng càng sớm, hiệu quả sẽ càng tốt.
- Vật lý trị liệu: có thể kích thích độ dẻo dai ở các vùng bị ảnh hưởng bởi đốt sống xương cùng. Liệu pháp này có thể giúp một người lấy lại chức năng mà họ đã mất do chấn thương đốt sống xương cùng.
- Phẫu thuật: giúp giải áp các dây thần kinh hoặc sữa chữa đốt sống bị hư hỏng hoặc gãy.
Điều trị chấn thương xương cùng có thể được theo dõi tại nhà với thuốc hay các bài tập trị liệu. Tuy nhiên, nếu những chấn thương này nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến dây thần kinh, phẫu thuật có thể là cần thiết. Điều quan trọng cần nhớ là xương lành nhất khi một người chăm sóc bản thân tốt theo nhiều cách hữu ích, bao gồm ăn uống đúng cách và vận động phù hợp.
Từ khóa » Giải Phẫu Cột Sống Cùng Cụt
-
Đặc điểm Của đốt Sống Cùng | Vinmec
-
Giải Phẫu Cột Sống
-
Giải Phẫu Cột Sống Và Hệ Thần Kinh Ngoại Biên - Y Học Cộng Đồng
-
Giải Phẫu Cột Sống - Con Lăn DOCTOR100
-
Đặc điểm Giải Phẫu Cột Sống Liên Quan đến Bệnh Thoát Vị đĩa đệm.
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Xương Cùng Là Gì? Nằm ở Đâu? Cấu Tạo Và Chức Năng
-
Thoát Vị đĩa đệm Cột Sống Thắt Lưng L4-L5, L5-S1: Dấu Hiệu & Do đâu?
-
Đặc điểm Giải Phẫu Của Xương Cùng - YouTube
-
Giải Phẫu Vùng Thắt Lưng-mông Cơ Bản - Xương Khớp Quốc Tế SCC
-
Chẩn đoán X Quang Cột Sống | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
15 Sự Thật Thú Vị Về Cột Sống Con Người Có Thể Bạn Chưa Biết | ACC
-
Cột Sống – Wikipedia Tiếng Việt