​Xương đòn Dễ Gãy, Dễ Lành - Tuổi Trẻ Online

Do đó khi bị chấn thương do té đập vai, hoặc bị đánh trực tiếp vào vùng này làm cho xương dễ bị gãy, vị trí thường gặp nhất là gãy 1/3 giữa xương đòn.

Mặc dù tỉ lệ gãy xương đòn cao nhất trong các loại chấn thương xương nhưng cũng rất dễ lành. Khi điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) thì tỉ lệ lành xương sau gãy xương đòn cũng rất cao 93-99%.

Điều trị bảo tồn các trường hợp gãy xương đòn có di lệch thường khó nắn phục hồi giải phẫu một cách hoàn hảo, nhưng yếu tố thẩm mỹ do xương gãy nhô lên dưới da vẫn có thể dễ dàng chấp nhận và kết quả chức năng sau cùng vẫn rất tốt. Ngay cả khi các đầu xương gãy chồng lên nhau, nhô lên sát da thì khi xương lành khối xương này cũng được hấp thu và giảm kích thước.

Để điều trị bảo tồn cho trường hợp gãy xương đòn khi không phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được cho mang đai vải (còn gọi là đai số 8) chuyên dùng cho gãy xương đòn. Thời gian mang đai khoảng 2-3 tháng, trong thời gian này bệnh nhân cần được hướng dẫn tập vận động khớp vai tránh cứng khớp và không gây đau.

Trong thời gian mang đai số 8 để điều trị bảo tồn gãy xương đòn, các bệnh nhân cần lưu ý những nguyên tắc sau:

- Không nhấc tay lên cao quá 70 độ so với cơ thể ít nhất 4 tuần sau khi bị gãy xương.

- Không được xách nặng quá 3 kg bằng tay đau trong vòng 6 tuần đầu.

- Chườm lạnh 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút giúp giảm đau, giảm sưng và hạn chế quá trình viêm.

- Tránh động tác nhún vai, thõng vai trong thời gian mang đai khiến xương đòn lành ở tư thế xấu, ảnh hưởng chức năng khớp vai sau này.

- Nguyên tắc cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là nên đến tái khám ở các cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi sự lành xương và hướng dẫn tập vật lý trị liệu.

Từ khóa » Vị Trí Gãy Xương đòn Thường Gặp