Xương Rồng Lê Gai Là Thảo Dược Gì? Công Dụng

Tên hoạt chất: Xương rồng lê gai

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tên gốc: Xương rồng lê gai

Tên gọi khác: Cây lưỡi long

Tên khoa học: Opuntia

Tên tiếng Anh: Prickly Pear Cactus

Tác dụng

Tìm hiểu chung

Xương rồng lê gai đang là loại thực phẩm được nhiều người quan tâm hiện nay. Các chuyên gia đều cho rằng đây là một “siêu thực phẩm” giúp bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài.

Xương rồng lê gai có xuất xừ Mexico, có thân lớn, hoa màu vàng tươi và quả tròn màu tím. Ở Mexico, Trung Quốc và các quốc gia châu Mỹ, các món ăn từ xương rồng lê gai rất phổ biến và thường có mặt trong thực đơn thường ngày của mọi gia đình. Ở một số bang của Mỹ, xương rồng được xem là một loại thực phẩm kỳ lạ, rất bổ dưỡng và chỉ dành riêng cho những người sành ăn. Với người Tây Ban Nha, Xương rồng lê gai là một loại thực phẩm rất giàu chất sắt, vitamin B và C.

Cây xương rồng lê gai có 3 bộ phận thường được dùng để làm thực phẩm, thuốc là lá, hoa và quả. Hiện nay, xương rồng lê gai ngày càng được ưu chuộng ở nhiều nơi như một món ăn lạ miệng, sành điệu và lành mạnh.

Tác dụng của cây xương rồng

Xương rồng lê gai được sử dụng điều trị:

  • Đái tháo đường tuýp 2

  • Cholesterol cao

  • Béo phì

  • Say rượu

  • Viêm đại tràng

  • Tiêu chảy

  • Phì đại tuyến tiền liệt lành tính

  • Nhiễm virus

Xương rồng lê gai có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây xương rồng lê gai

Cây xương rồng lê gai có chứa chất xơ và Pectin có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giảm sự hấp thu đường trong dạ dày và ruột. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng xương rồng lê gai cũng có thể làm giảm mức cholesterol và diệt virus trong cơ thể.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường của xương rồng lê gai là gì?

Đối với bệnh đái tháo đường: Bạn dùng 100 – 500g thân cây xương rồng lê gai hàng ngày. Liều lượng thường được chia thành ba liều bằng nhau.

Đối với chứng nghiện rượu: Bạn dùng 1.600 IU chất chiết xuất từ cây xương rồng lê gai, uống 5 giờ trước khi uống rượu.

Liều dùng của xương rồng lê gai có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Xương rồng lê gai có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của xương rồng lê gai là gì?

Xương rồng lê gai có ở dạng bào chế:

  • Bột

  • Chiết xuất chất lỏng

  • Thực phẩm bổ sung (viên nang, thức uống)

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng xương rồng lê gai?

Xương rồng lê gai có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy nhẹ

  • Buồn nôn

  • Tăng lượng phân và tần số đi đại tiện

  • Nhức đầu

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng xương rồng lê gai bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác

  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây xương rồng lê gai, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác

  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác

  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng xương rồng lê gai với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng.

Mức độ an toàn của xương rồng lê gai như thế nào?

Cây xương rồng lê gai hoàn toàn an toàn khi được dùng làm thực phẩm. Lá, thân, hoa, trái và các chiết xuất tiêu chuẩn của cây xương rồng lê gai có thể an toàn khi uống với liều lượng thích hợp trong một khoảng thời gian ngắn.

Cảnh báo đặc biệt

Mang thai và cho con bú: Hiện vẫn chưa có đủ thông tin về việc sử dụng xương rồng lê gai trong thời gian mang thai và cho con b. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Bệnh đái tháo đường: Xương rồng lê gai có thể làm hạ đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường. Theo dõi các dấu hiệu của hạ đường huyết cẩn thận nếu mắc bệnh đái tháo đường và sử dụng xương rồng lê gai.

Phẫu thuật: Cây xương rồng lê gai có thể ảnh hưởng đến đường huyết, làm cho việc kiểm soát đường huyết khó khăn trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng cây xương rồng lê gai ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Tương tác

Tương tác

Xương rồng lê gai có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo mộc này.

Các sản phẩm có thể tương tác với cây xương rồng lê gai:

  • Chlorpropamide (Diabinese®)

Chlorpropamide (Diabinese®) được sử dụng làm giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Cây xương rồng lê gai cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, dùng cây xương rồng lê gai cùng với chlorpropamide (Diabinese®) có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều chlorpropamide (Diabinese®).

  • Glyburide (Diabeta®, Micronase®)

Glyburide (Diabeta®, Micronase®) được sử dụng làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường. Cây xương rồng lê gai cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng cây xương rồng lê gai cùng với glyburide (Diabeta®, Micronase®) có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều glyburide (Diabeta®, Micronase®).

  • Thuốc trị bệnh tiểu đường (thuốc chống tiểu đường)

Cây xương rồng lê gai có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường tuýp 2. Thuốc đái tháo đường cũng được sử dụng để làm giảm đường huyết. Vì vậy, uống nước cây xương rồng lê gai cùng với thuốc đái tháo đường có thể làm cho đường huyết của bạn giảm quá thấp. Theo dõi chặt chẽ đường huyết của bạn. Liều thuốc đái tháo đường của bạn có thể cần phải thay đổi.

Một số thuốc dùng cho bệnh đái tháo đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) và các loại khác.

  • Metformin (Glucophage®)

Metformin (Glucophage®) được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường. Cây xương rồng lê gai cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Dùng cây xương rồng lê gai cùng với metformin (Glucophage®) có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp. Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều của metformin (Glucophage®).

Nguồn tham khảo

Xương rồng lê gai, http://www.webmd.com/

Từ khóa » Cây Xương Rồng Lê Gai