Xương Rồng Thanh Sơn – Loài Cây Nhỏ Bé Nhưng Kiên Cường
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đang tìm một loại cây cảnh nhỏ nhắn, một loại xương rồng xinh xắn để trên bàn học, bàn làm việc hay tặng bạn bè với mong muốn người đó sẽ luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách thì Xương rồng Thanh Sơn chính là sự lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn.
Mục lục
- 1 Giới thiệu về người bạn xương rồng Thanh Sơn vô cùng độc đáo
- 2 Cách chăm sóc xương rồng Thanh Sơn
- 2.1 Về ánh sáng
- 2.2 Lượng nước tưới
- 2.3 Đất trồng như thế nào?
- 2.4 Nhân giống xương rồng Thanh Sơn
- 3 Loài cây nhỏ bé nhưng công dụng lớn
- 4 Ý nghĩa phong thuỷ của xương rồng Thanh Sơn
Giới thiệu về người bạn xương rồng Thanh Sơn vô cùng độc đáo
Loại thực vật mong nước này có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Xương rồng Thanh Sơn có hình dáng độc đáo nhìn tựa như những ngọn núi trùng điệp vươn cao lên một cách thanh thoát, khỏe khoắn và đầy vẻ kiêu hãnh. Cây có một thân chính, rồi từ đó mọc ra những nhánh nhỏ. Mỗi nhánh có năm rãnh chạy dọc từ đỉnh xuống, trên mỗi rãnh đều có một hàng gai màu trắng mềm. Người ta còn gọi xương rồng Thanh Sơn với cái tên là xương rồng Ngọn Núi.
Có lẽ chính vì sức sống mãnh liệt của nó mà xương rồng Thanh Sơn được nhiều bạn trẻ ưa thích, mua về trang trí bàn học, bàn làm việc, tặng nhau trong các dịp lễ như mong muốn dù có khó khăn thế nào cũng vẫn có thể vượt qua.
Ngoài ra, loại xương rồng này còn rất được ưa chuộng dùng làm cây trang trí trong chậu tiểu cảnh mini hay tiểu cảnh Terrarium.
Cách chăm sóc xương rồng Thanh Sơn
Cũng tương tự như sen đá, việc trồng và chăm sóc xương rồng cũng không mất nhiều sức. Nhưng nếu bạn muốn xương rồng ra hoa thì hãy chăm sóc chúng thật tỉ mỉ.
Xương rồng Thanh Sơn chăm sóc rất dễ và đơn giản, cây không đòi hỏi đất có độ dinh dưỡng cao, hay nhiều ánh sáng, nước, không khí… Bạn chỉ cần lưu ý một vài điều sau:
Về ánh sáng
Cây có thể chịu được trời nắng khô hạn. Tuy nhiên, trời mùa hè thì nên làm bạt che bớt nắng cho cây vì ngày hè ánh nắng kèm theo nhiệt độ rất cao nhất là vào lúc buổi trưa sẽ khiến cây bị cháy nắng. Bạn có thể mang chúng vào nhà hay nơi râm mát. Nếu xương rồng Ngọn Núi được chọn làm cây để bàn trong nhà hoặc văn phòng thì 1 tuần bạn nên mang ra nắng 2 lần để cây có thể sống khỏe, phát triển tốt.
Lượng nước tưới
Không phải cứ tưới nước hàng ngày là cây sẽ tươi tốt như quan điểm của một số bạn đâu nhé! Các bạn hãy nhớ xương rồng có khả năng trữ nước ở thân nên bạn tưới 1 lần thì nó đã hút đủ và khi nào cây có hiện tượng mềm, nhăn thì lúc đó mới là thiếu nước. Tưới nước nhiều khiến đất lúc nào cũng ẩm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến thối rễ và cây rất dễ chết.
Cây xương rồng Thanh Sơn nếu để trong nhà, văn phòng điều kiện mát, không khô nóng thì thường 1 tuần tưới 1 lần, còn để ngoài trời hoặc môi trường nóng đất nhanh mất nước thì 1 tuần tưới 2 lần. Khi tưới nên tưới ở gốc, tránh tưới trực tiếp lên thân cây vì cây có nhiều kẽ khiến nước có thể bị đọng ở đó lâu ngày mà không thoát được.
Bên cạnh đó, chậu trồng xương rồng nên là chậu có lỗ thoát nước ở đáy để giúp đất không bị ứ nước trong trường hợp tưới quá nhiều.
Đất trồng như thế nào?
Hỗn hợp đất ưa thích với xương rồng là loại có khả năng thoát nước tốt, độ thoáng cao. Bạn có thể dùng xỉ than đập nhỏ, sau đó lọc hết vụn ra rồi trộn với tro, trấu, đất trồng, phân bò khô, xơ dừa… để đất thông thoáng mà vẫn có đủ dưỡng chất để cây phát triển nhanh.
Nhân giống xương rồng Thanh Sơn
Cây có thể nhân giống bằng nhiều cách, có thể tách nhánh, giâm hoặc trồng bằng hạt đều được.
Loài cây nhỏ bé nhưng công dụng lớn
Nhắc đến cây xương rồng và một số những loài cây cảnh mini khác người ta sẽ nhớ ngay tới tác dụng hút tia điện tử có hại từ máy tính, điện thoại bảo vệ cho sức khỏe, tránh các bệnh nan y tốt. Cây có tác dụng điều hòa và thanh lọc không khí rất tốt cho sức khỏe con người.
Ngoài ra, cây trang trí giúp không gian năng động, tươi mát cho ngày làm việc thêm hiệu quả. Ngoài ra, màu xanh của chậu xương rồng núi giúp tăng thêm sự tập trung và hiệu quả công việc lên tới 15% (nghiên cứu của NASA công bố năm 2014).
Ý nghĩa phong thuỷ của xương rồng Thanh Sơn
Xương rồng nói chung hay xương rồng Ngọn Núi nói riêng mang ý nghĩa phong thủy xấu nếu đặt ở trong nhà. Vì cây có nhiều gai nhọn chĩa ra nên nếu đặt chúng trong nhà, văn phòng làm việc sẽ mang lại những điều không may mắn cho chủ nhân như ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ ốm đau bệnh tật, thất thoát tiền bạc, hao hụt tài sản, cản trở đường công danh, gây bất hòa giữa các mối quan hệ trong gia đình hay với đồng nghiệp. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên trưng bày chúng trong phòng ngủ, phòng khách, văn phòng.
Nếu vẫn muốn trồng xương rồng Thanh Sơn thì nơi đặt chậu xương rồng tốt nhất là ở sân sau, ở ban công, bục cửa sổ hay hàng rào cổng nhà. Ở những vị trí đó, cây sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi những luồng ám khí xấu từ bên ngoài muốn xâm nhập vào nhà bạn, hóa giải hung khí.
Hy vọng với bài viết trên, sendalongphung.com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về xương rồng Thanh Sơn và nếu thấy thích thú với chúng thì hãy mua ngay một vài chậu về để chăm sóc và nhìn chúng lớn lên từng ngày nhé.
Rate this postTừ khóa » Hoa Xương Rồng Thanh Sơn
-
Xương Rồng Thanh Sơn Ra Hoa Không - Cách Trồng - Cây Cảnh Việt
-
Cây Xương Rồng Thanh Sơn - Cây Cảnh Hà Nội
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc Xương Rồng Thanh Sơn
-
Cây Xương Rồng Thanh Sơn Vượt Qua Mọi Khó Khăn
-
Cây Xương Rồng Thanh Sơn - Chợ Hoa Online
-
Xương Rồng Thanh Sơn: Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Chăm Sóc Và Nhân ...
-
Xương Rồng Thanh Sơn – Cây Khỏe đẹp, Giá Rẻ, Ship COD Toàn Quốc
-
Xương Rồng Thanh Sơn - Xương Rồng Ngọn Núi - Cây Cảnh Online
-
Xương Rồng Thanh Sơn – Loài Cây Tượng Trưng Cho Tinh Thần Kiên ...
-
Cây Xương Rồng Thanh Sơn - Cây Cảnh để Bàn Tp.HCM - Cala Garden
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Xương Rồng Thanh Sơn Giúp Cây Khoẻ
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Xương Rồng Thanh Sơn (Fairy Castle Cactus)
-
Nhân Giống Xương Rồng Thanh Sơn Không Thối Gốc - YouTube