Xương Sườn Người Có Bao Nhiêu Cái Và Có Chức Năng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Một điều khá bất ngờ là không phải ai cũng có số lượng xương sườn giống nhau. Vậy chính xác thì xương sườn người có bao nhiêu cái và chức năng của xương sườn là gì?
Menu xem nhanh:
- Xương sườn người có bao nhiêu cái?
- Cấu tạo của xương sườn
- Chức năng của xương sườn
- Những thói quen ảnh hưởng xấu tới xương sườn
- Hút thuốc lá và uống rượu
- Ăn mặn
- Ít vận động:
- Thiếu vitamin D
Xương sườn người có bao nhiêu cái?
Xương sườn người có bao nhiêu cái? Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn (chia làm 12 cặp). Tuy nhiên, cứ khoảng 500 người thì có một người có thêm một xương sườn phụ, được gọi là xương sườn cổ. Xương này mọc ở phần cổ trên xương đòn, thường không thành hình hoàn chỉnh. Đôi khi chỉ là một sợi mô rất mỏng. Lý do có thêm chiếc xương này là trong quá trình hình thành xương sườn cơ thể đã không kiểm soát tốt cơ chế phân tách xương.
Nếu chiếc xương phụ này chèn vào các mạch máu, các dây thần kinh hoặc dây chằng liền kề thì có thể gây những cơn đau cổ, đau vai, mất cảm giác ở chi, đông máu và các vấn đề khác.
Cấu tạo của xương sườn
Xương sườn khá dài, cong và dẹt, gồm có 2 đầu và 1 thân.
- Hai đầu xương sườn là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn có tác dụng giảm ma sát trong đầu xương.
- Đoạn giữa là thân xương, hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: màng xương mỏng, mô xương cứng và khoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng làm nhiệm vụ chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho xương. Khoang xương chứa tủy xương (ở trẻ em là tủy đỏ sinh hồng cầu, ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng).
Chức năng của xương sườn
Xương sườn có chức năng:
- Nâng đỡ trọng lượng cơ thể
- Giúp mở rộng và co bóp khoang ngực và cũng bảo vệ nội tạng quanh nó như phổi và tim.
Nếu xương sườn bị viêm, gãy hoặc mắc một số căn bệnh liên quan khác sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
Những thói quen ảnh hưởng xấu tới xương sườn
Hút thuốc lá và uống rượu
Khói thuốc chứa nhiều chất độc hại làm tiêu hủy tế bào xương. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng sản xuất hormone căng thẳng cortisol làm xương yếu đi và cản trở sự sản xuất hormone calcitonin giúp tăng sinh xương. Tương tự, rượu làm tăng khả năng sản xuất cortisol của cơ thể, làm giảm lượng hormone estrogen và testosterone, khiến xương yếu hơn.
Ăn mặn
Ăn quá nhiều muối làm tăng quá trình đào thải canxi qua nước tiểu và làm tăng nguy cơ loãng xương.
Ít vận động:
Người thiếu vận động sẽ tiêu xương nhanh hơn so với người hay tham gia các hoạt động. Theo các chuyên gia, nên tích cực đi bộ, leo cầu thang, nâng tạ… để làm khả năng thăng bằng, tư thế và sự linh hoạt, giảm nguy cơ gãy xương.
Thiếu vitamin D
Ít tắm nắng và không ăn những thực phẩm giàu canxi sẽ làm xương trở nên mỏng và giòn hơn và có nguy cơ cao bị loãng xương, yếu xương.
Khi có các dấu hiệu như đau ở xương sườn, xảy ra sau chấn thương hoặc nếu khó thở, đau khi hít thở sâu… cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Bác sĩ CK II, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan
Từ khóa » Khoang Liên Sườn 1
-
Cách Khám Lâm Sàng Hệ Hô Hấp
-
Tác Nhân Gây đau Thần Kinh Liên Sườn | Vinmec
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Đau Thần Kinh Liên Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
[PDF] KHÁM TỔNG QUÁT - ATCS
-
Gãy Xương Sườn - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
THĂM KHÁM TIM, MẠCH - Health Việt Nam
-
Đau Cơ Liên Sườn Và Những điều Bạn Cần Biết - Hapacol
-
Thăm Khám Tim, Mạch (Phần 1) - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Chẩn đoán X Quang Lồng Ngực - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Và Cách điều Trị
-
Xương Sườn Có Bao Nhiêu Cái? Cấu Tạo Và Chức Năng
-
[PDF] Chương 8- Phổi Và Lồng Ngực