Xương ức Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng - ISMQ

Chuyển đến nội dung ISMQ – Trung tâm thông tin sức khỏe Menu Search

Tin mới

09:20 | 02/07

[Tìm hiểu] Ra máu báo thai có đau lưng không?

16:59 | 01/07

[Hỏi đáp] Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng

08:51 | 01/07

Đau lưng bên trái gần eo: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục

15:13 | 30/06

Đau thắt lưng trễ kinh nguyên nhân và cách phòng ngừa

14:37 | 30/06

Đau lưng khi đến tháng là gì? có ảnh hưởng gì không?

13:37 | 28/06

Cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà đơn giản hiệu quả

11:20 | 28/06

Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?

10:55 | 28/06

Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị

09:50 | 28/06

Khám xương khớp ở Bệnh viện Thể Thao: Quy trình, chi phí cụ thể

09:41 | 28/06

Khám xương khớp ở Bệnh viện 108 – Thông tin cần biết

  1. Trang chủ
  2. Xương khớp

Xương ức nằm ở vị trí giữa lồng ngực, có nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận, cơ quan thuộc phần thân trên cũng như liên kết các xương khác lại với nhau. Để tìm hiểu chính xác về vị trí, chức năng, cấu tạo và các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến phần xương này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Xương ức là gì? Cấu tạo của xương ức

Xương ức là một đoạn xương dài, dẹt và thẳng nằm cố định ở giữa lồng ngực. Phần xương này nối liền với xương sườn để tạo thành khung vòm ngực, bảo vệ cho tim, phổi và các bộ phận quan trọng khác của cơ thể.

xương ức

Trong giải phẫu học, người ta chia xương ức thành ba phần, chúng lần lượt là:

  • Cán ức (tên tiếng Anh: Manubrium): Đây là phần trên cùng của xương ức, là nơi kết nối xương ức với xương đòn và hai đốt xương sườn đầu tiên. Hình dạng của cán ức khá giống tứ giác. Khi sờ tay vào vị trí này, chúng ta có thể cảm nhận được độ lõm rõ rệt. Theo các chuyên gia, cán ức có chứa các dây tĩnh mạch notch.
  • Thân ức (tên tiếng Anh: Body sternum): Đây là phần giữa của xương ức và cũng là phần có độ dài lớn nhất. Các xương sườn từ thứ 3 đến thứ 7 được nối với xương ức thông qua thân ức. Các điểm nối đều được bao bọc bởi một lớp sụn, tạo thành 4 điểm lõm lớn trên thân ức.
  • Mũi ức (tên tiếng Anh: Xiphoid process): Đây là phần nằm phía dưới cùng của xương ức. Phần này nối liền với thân ức, hình dạng thuôn dài thành chóp nhọn. Thành phần chính của mũi ức là sụn, vì vậy khi con người bước vào giai đoạn lão hóa, khu vực này rất dễ bị vôi hóa.
Viêm đĩa đệm đốt sống là gì? có nguy hiểm không?

Xương ức phát triển như thế nào?

Xương ức ban đầu chỉ là hai thanh sụn nhỏ, một ở bên trái, một ở bên phải. Sau đó, khi thai nhi bắt đầu hình thành khung xương, hai thanh sụn này dính làm một và nằm ở giữa phần ngực. Nhờ vào xương ức, các xương sườn và xương đòn vai liên kết lại và tạo nên lồng ngực hoàn chỉnh.

Theo bác sĩ, xương ức có quá trình phát triển cụ thể như sau:

  • Tháng thứ 6 của thai kỳ: Cán ức và phần đầu của thân ức hình thành.
  • Tháng thứ 7 của thai kỳ: Đoạn thứ hai và thứ ba của phần thân ức phát triển toàn vẹn.
  • Năm thứ nhất sau khi chào đời: Đoạn cuối cùng của thân ức hình thành.
  • Năm thứ 5 đến năm thứ 18 của trẻ: Mũi ức hoàn thiện, xương ức chính thức kết thúc quá trình phát triển.

Chức năng, nhiệm vụ của xương ức

Xương ức đảm nhận 2 nhiệm vụ quan trọng, đó chính là:

  • Bảo vệ cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể: Xương ức cùng với xương đòn và xương sườn tạo thành một lồng chứa khổng lồ vững chắc giúp bảo vệ những cơ quan nội tạng phần thân trên. Đây đều là những cơ quan rất quan trọng đối với sự sống của cơ thể, ví dụ như tim, phổi, mạch máu lồng ngực,…
  • Hỗ trợ liên kết các xương khác lại với nhau: Nếu không có xương ức, phần trước lồng ngực sẽ bị hở. Điều này khiến hệ thống xương ngực không được khép kín cũng như mối liên kết trở nên lỏng lẻo hơn. Không chỉ là điểm nối của xương, xương ức cũng là nơi một số cơ bụng và ngực của chúng ta được liên kết.
Mổ gai gót chân là gì? Khi nào nên thực hiện

chức năng xương ức

Xương ức bị đau có nguyên nhân do đâu?

Có nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau có thể khiến phần xương ức của chúng ta bị đau nhức khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:

  • Viêm khớp sụn sườn (Costochondritis): Tình trạng này xảy ra khi phần sụn nối giữa xương ức và xương sườn bị viêm do chấn thương, nhiễm trùng, vận động mạnh,… Viêm khớp sụn sườn gây ra những cơn đau thắt rất khó chịu ở lồng ngực. Hiện tượng này trở nên dữ dội hơn khi chúng ta thực hiện động tác vươn vai, ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.
  • Căng cứng cơ ngực: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta cảm thấy đau ở xương ức. Căng cứng cơ xảy ra khi phần cơ hoặc gân nằm ở phần ức bị tổn thương. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau, ví dụ như đau nhức ngực, bầm tím, bị hạn chế trong một số chuyển động liên quan đến ngực,….
  • Xương ức bị gãy: Nếu vùng ngực phải chịu đựng ngoại lực ở cường độ mạnh gây ra bởi tai nạn xe hơi, chấn thương thể thao,… tình trạng gãy xương ức có thể xảy ra. Khi xương ức nứt, gãy, người bệnh thường cảm thấy những cơn đau thắt ngực dữ dội, nhất là khi hít thở sâu. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số dấu hiệu khác như chảy máu, tím bầm, sưng tấy, hơi thở đứt quãng,…
  • Chấn thương ở xương đòn: Xương đòn được nối trực tiếp với cán ức. Vì vậy, nếu xương đòn xảy ra chấn thương, người bệnh rất dễ bị đau nhức quanh vùng xương ức. Chấn thương xương đòn phần lớn có liên quan đến các tai nạn như ngã, va chạm xe cộ,…. Trong những trường hợp chấn thương nặng, người bệnh có thể phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật.
Tìm hiểu giải phẫu bộ xương người

đau xương ức

Phòng tránh các bệnh lý liên quan đến xương ức

Để phòng tránh tình trạng đau nhức xương ức, mọi người nên chú ý đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo an toàn cho cơ thể khi tham gia giao thông (lái xe cẩn thận, thắt dây an toàn khi ngồi xe hơi) hoặc khi tham gia các hoạt động thể thao khác nhau (mặc đồ bảo hộ ngực, đầu, khuỷu tay, đầu gối).
  • Trọng lượng cơ thể nên được duy trì ở mức độ vừa phải. Nếu có các dấu hiệu thừa cân, béo phì, mọi người nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cũng như tăng cường vận động nhiều hơn.
  • Xây dựng các thói quen lành mạnh đối với cơ thể, ví dụ như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, không ăn nhiều đồ ăn chiên rán, không hút thuốc, không uống rượu bia,…
  • Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể của chúng ta. Vì vậy, hãy cố gắng bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, collagen, vitamin D như rau xanh đậm, các loại đậu, sữa bò, trứng gà, chân giò, cá biển,…
  • Nếu phần giữa ngực xuất hiện tình trạng đau nhức bất thường mà không do va đập hay chấn thương ngoài, mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra đầy đủ.

Xương ức đóng vai trò bảo vệ cơ quan nội tạng quan trọng và liên kết các xương sườn lại với nhau. Khu vực này có thể xảy ra nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau, gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. Trong những trường hợp này, tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám sớm để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Đánh giá bài viết Lưu Đức Chương 9 Tháng tư, 2021 Nguồn tham khảo: Đang cập nhật!

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết Chia sẻ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Cùng chuyên mục
  • Gai đôi cột sống S1 là gì

    Gai đôi cột sống s1 bẩm sinh là gì và 4 cách chữa mới 2020

  • Nguyên nhân đau thắt lưng ở nam giới

    Đau thắt lưng ở nam giới nguyên nhân và 4 cách chữa

  • Giảm đau lưng tại nhà bằng cây xương rồng

    Cách trị đau lưng tại nhà với 9 cách ĐƠN GIẢN mới

  • thoái hóa khớp gối có chữa được không

    [Giải đáp] Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

  • đau tủy xương

    Đau tủy xương vì sao nguy hiểm đến vậy? Cách nhận biết và điều trị

  • viêm xương mu

    Viêm xương mu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách thức chữa trị

  • xương trụ

    Xương trụ nằm ở đâu? Cấu trúc, chức năng và các bệnh lý thường gặp

  • mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu

    Bác sĩ giải đáp: Mổ thoát vị đĩa đệm mất bao lâu?

Search Bài viết mới
  • [Tìm hiểu] Ra máu báo thai có đau lưng không?
  • [Hỏi đáp] Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng
  • Đau lưng bên trái gần eo: Nguyên nhân và phương pháp khắc phục
  • Đau thắt lưng trễ kinh nguyên nhân và cách phòng ngừa
  • Đau lưng khi đến tháng là gì? có ảnh hưởng gì không?
  • Cách chữa bệnh gai cột sống tại nhà đơn giản hiệu quả
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?
  • Vôi hóa cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị
  • Khám xương khớp ở Bệnh viện Thể Thao: Quy trình, chi phí cụ thể
  • Khám xương khớp ở Bệnh viện 108 – Thông tin cần biết
  • Tìm hiểu phuong pháp điều trị xương khớp ở người trẻ tuổi
  • Giới thiệu 5+ Phòng khám cơ xương khớp tốt tại TPHCM
  • Đau khớp ngón tay là dáu hiệu của bệnh gì?
  • Điều trị viêm đau khớp bằng y học cổ truyền
  • Điều trị bệnh xương khớp ở dân văn phòng
  • Top dầu xoa bóp xương khớp tốt nhất hiện nay
  • Đau khớp ngón tay trỏ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả
  • Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có sao không?
  • Đau khớp háng: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
  • Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Liên hệ

Từ khóa » Trên Xương ức Là Gì