Xuyên Khung - Những Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Không Thể Bỏ Qua

Xuyên khung là 1 vị thuốc quan trọng trong Đông Y giúp chữa hậu sản, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, người bị xuất huyết tử cung… Trong cây xuyên khung có thành phần như thế nào mà lại có tác dụng như vậy? Cách sử dụng cây xuyên khung như thế nào?

Mục lục

Toggle
  • Tìm hiểu về cây xuyên khung
    • Đặc điểm
    • Phân bổ
    • Bộ phận dùng
    • Thời gian thu hái và cách sơ chế
    • Cách bảo quản
    • Thành phần
  • Tác dụng của xuyên khung
  • Vai trò của cây xuyên khung trong bài thuốc tứ vật thang
  • Một số bài thuốc có thành phần là cây xuyên khung
    • Bài thuốc trị sốt cho trẻ em
    • Bài thuốc chữa đau răng
    • Bài thuốc giúp an thai
    • Bài thuốc trị bệnh xương khớp
    • Bài thuốc chữa đau nửa đầu
    • Bài thuốc chữa chảy máu tử cung
    • Bài thuốc chữa bệnh hôi miệng
  • Lưu ý khi sử dụng xuyên khung
    • Những ai không nên dùng Xuyên khung
    • Một số lưu ý khi sử dụng xuyên khung

Tìm hiểu về cây xuyên khung

Xuyen-khung
Xuyên khung – Vị thuốc bàng trong làng Đông dược

Đặc điểm

  • Cây xuyên khung còn có tên gọi khác là dược cần, mã hàm cung, tây khung, giải mạc gia, khung cùng, hương thảo…
  • Là cây thân thảo, thường có chiều cao giao động từ 30 – 120cm, sống lâu năm.
  • Thuộc loại cây thân đơn, rất ít khi đâm cành
  • Khác với thục địa xuyên khung là loài cây không có lông. Chỉ gốc cây mới có 1 lớp màng bao bọc.
  • Thân cây mọc thẳng, bên ngoài có nhiều đường gân chạy theo chiều dọc, bên trong thân có 1 lỗ rỗng.
  • Lá cây mọc xo le, dạng kép lông chim được tạo thành bởi 3 hoặc 5 cặp lá chét. Lá dài khoảng 9 đến 17cm. Khi vò lá có mùi thơm.
  • Hoa xuyên khung thường mọc thành tán ở ngay đầu cành. Cánh hoa có hình trứng ngược màu trắng.
  • Quả song bế, hình trứng, thuôn dài.

Phân bổ

Loại dược liệu này thường mọc ở các sườn núi, đồi râm mát có độ cao từ 1500 – 3700m so với mặt nước biển. 

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiện nay có trồng ở Việt Nam nhưng là loài xuyên khung di thực.

Ở Việt Nam thường tìm thấy loại dược liệu này ở Hưng Yên, Tam Đảo, Lào Cai… 

Bộ phận dùng

Trong dược liệu xuyên khung được lấy phần củ để sử dụng.

Thời gian thu hái và cách sơ chế

Thường thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Sau khi thu hoạch phần củ được mang về sơ chế cắt bỏ các rễ con và phần cổ giáp thân, rửa sạch và phơi hoặc sấy khô.

Cách bảo quản

 Tránh để tại những nơi có ánh nắng, những nơi ẩm ướt. Chỉ nên để những nơi cao ráo có nhiệt độ mát mẻ.

Thành phần

  • Ancaloid
  • Protocatechuic acid
  • Saponin
  • Chuanxiongzine
  • 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane
  • Perlolyrine
  • Indole
  • Phytochemistry
  • Hydroxybenzoic acid
  • Tetramethylpyrazine
  • 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido
  • Wallichilide
  • Tetramethylpyrazine
  • 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide
  • 3-Butylidenephthalide
  • Ligustilide
  • Tetramethylpyrazine
  • 4-Hydroxy-3-Methoxy styrene
  • Protocatechuic acid
  • Coffeic acid…

Tác dụng của xuyên khung

  • Kháng khuẩn, kháng sinh: Ức chế 1 số vi khuẩn gây bệnh thương hàn, Shigella sonnei, vi khuẩn tả. 
  • Đối với hệ thần kinh có tác dụng an thần, gây ngủ.
  • Đối với tim mạch có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tăng co bóp hoặc giảm nhịp tim, hạ huyết áp.
  • Chống đông máu, ức chế co bóp tử cung, làm ngưng tập tiểu cầu.
  • Bổ huyết giúp chữa đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt, chống táo bón, trị đau đầu, đau khớp, căng tức ngực sườn, sản hậu, liệt nửa người do tai biến.
Bạch thược – Vị thuốc quý với nhiều công dụng và cách dùng Bạch thược hay còn là tên gọi khác như mẫu đơn trắng, tên khoa học Paeonia lactiflora Pall Ranunculaceae. Đây là 1 loại thảo dược quý trong tự nhiên. Vậy cách nhận diện, thành phần cũng như công dụng của vị thuốc này là gì. Hãy cùng tìm hiểu. Tìm hiểu chung về bạch thược...

Vai trò của cây xuyên khung trong bài thuốc tứ vật thang

Cong-thuc-tu-vat-thang
Xuyên khung – Vị thuốc quan trọng tạo nên tác dụng thần kỳ của bài thuốc tứ vật thang

Bài thuốc tứ vật thang nổi tiếng được lưu truyền lâu nay gồm 4 vị: xuyên khung, thục địa, bạch thược, đương quy có tác dụng bổ huyết điều kinh. Trong đó xuyên khung giúp hoạt huyết khí huyết thông xương. 

Một số bài thuốc có thành phần là cây xuyên khung

Bài thuốc trị sốt cho trẻ em

Nguyên liệu

  • Xuyên khung 6g
  • Bạc hà

Cách dùng

Xuyên khung tán nhỏ trộn với bạc hà tỉ lệ bằng nhau rồi cho trẻ sử dụng. Hàng ngày dùng theo dạng hít qua đường mũi

Bài thuốc chữa đau răng

Nguyên liệu

  • 1 quả xuyên khung
  • Tế tân

Cách dùng

Xuyên khung nghiền nhỏ trộn với tế tân. Dùng bôi lên chỗ răng đau giúp giảm đau rất nhanh.

Bài thuốc giúp an thai

Nguyên liệu

  • 100g xuyên khung
  • Quy vĩ
  • Quế tâm
  • Ngưu tất

Cách dùng

Cho toàn bộ nguyên liệu và tán nhỏ thành bột rồi uống với rượu.

Bài thuốc trị bệnh xương khớp

Nguyên liệu

  • 100g xuyên khung

Cách dùng

Tán nhỏ, đắp vài lần vào chỗ đau của xương khớp thì các triệu chứng sẽ giảm nhẹ.

Bài thuốc chữa đau nửa đầu

Nguyên liệu

4-6g xuyên khung

Cách dùng

Tán nhỏ uống với nước trà. Nên dùng ngày 2 lần giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu hiệu quả.

Bài thuốc chữa chảy máu tử cung

Nguyên liệu

  • Xuyên khung 25g
  • Rượu trắng 30ml
  • Nước lọc 250ml

Cách dùng

Lấy xuyên khung đem ngâm nước và rượu trắng trong vòng 60 phút. Sau đó đun hỗn hợp này nhỏ, chắt nước chia làm 2 lần uống.

Sau vài ngày lượng máu chảy ở tử cung sẽ giảm. Lúc này chị em có thể giảm lượng thuốc xuống. Dùng tiếp tục 8 đến 12 ngày để trị khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh hôi miệng

Nguyên liệu

  • Xuyên khung

Cách dùng

Lấy xuyên khung đun sôi, dùng nước này để súc miệng hàng ngày giúp miệng không còn bị hôi

Lưu ý khi sử dụng xuyên khung

Những ai không nên dùng Xuyên khung

  • Phụ nữ có thai: xuyên khung nếu không sử dụng cần thận theo lời khuyên và sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ sẽ dẫn đến nguy cơ bị sảy thai rất cao.
  • Những chị em có lượng máu ra nhiều trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên dùng. Với trường hợp này khi dùng có thể gây mất máu. Đặc biệt, những người kinh nguyệt quá nhiều thì cần thật sự thận trọng khi sử dụng. Bởi có thể sẽ bị xuất huyết dưới da và nội tạng.
  • Người có tiền xử dị ứng với xuyên khung.
  • Người bị đờm do bị hen suyễn.
  • Người bị ra mồ hôi đêm.
  • Khô miệng, khô họng.
  • Đầy bụng, tỳ hư, chán ăn.

Một số lưu ý khi sử dụng xuyên khung

  • Không dùng chung với các vị thuốc như:  hoàng kỳ, sơn thù, hoạt thạch, hoàng liên, lang độc, tiêu hạch
  • Không dùng chung với độc vị vì sẽ gây nguy cơ làm giảm trí nhớ nếu dùng trong thời gian dài.
  • Xuyên khung hợp với vị thuốc bạch chỉ, nên thường được dùng kết hợp với nhau làm thuốc dẫn cho nhau.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng quan nhất về cây xuyên khung. Nếu còn sự thắc mắc các bạn có thể gọi điện về số Hotline 18006316 (Miễn phí cước gọi) hoặc để lại câu hỏi ở cuối bài viết trên trang baoxuan.vn để các chuyên gia của chúng tôi giải đáp giúp bạn.

S.T

Từ khóa » đặc điểm Của Cây Xuyên Khung