Ý Chí Sắt đá - Bí Mật Thành Công Nằm ở Chính Bên Trong Bạn

Ý chí sắt đá – Điều mà ai cũng ngưỡng mộ nhưng bạn đã bao giờ rèn luyện ý chí?

Điều gì khiến một người khuyết tật 2 chân nhưng vẫn có thể đi thăng bằng trên ván trượt. Điều gì khiến một em bé khiếm thị nhưng vẫn có thể đọc sách. Điều gì khiến cặp vợ chồng nghèo nhưng vẫn nuôi 5 người con thành tài? Và nhiều điều hơn nữa trong cuộc sống mà bạn thật ngưỡng mộ họ. Họ vượt qua được số phận đó chính là nhờ vào ý chí sắt đá và nghị lực phi thường. Ý chí sắt đá – bạn có thể rèn luyện mỗi ngày Nếu bạn cảm thấy mình đang khổ sở vì không có tiền tiêu, nếu bạn thấy áp lực vì quá nhiều công việc phải giải quyết, nếu bạn cảm thấy không hài lòng với cuộc đời của mình vì chưa bao giờ mình may mắn….thì tôi sẽ giúp bạn chỉ ra một vài lý do để biện hộ cho những vấn đề của mình: Bạn không có thời gian? Bạn không đủ sức khỏe? Bạn không đủ kiến thức? Bạn không có người giúp đỡ? Bạn không có mục đích? Bạn có quá nhiều khó khăn? Bạn có quá nhiều áp lực? Bạn không có tài năng? Bạn phải làm những việc khác? Phải chăng chúng ta có quá nhiều lý do để chấp nhận khó khăn mà không chịu nhìn thấy rằng, chỉ có chúng ta mới là người cản đường chúng ta nhiều nhất. Không ai khác ngoài chúng ta phải chịu trách nhiệm với chuyện chúng ta chưa thành công. Khi nhìn lại những khó khăn của mình, bạn cần so sánh với những bất hạnh của những người khác nữa. Điều đó sẽ chỉ ra cho bạn rằng, “tôi còn may mắn hơn rất nhiều người” và sẽ cố gắng thật nhiều. Tại sao nói, ý chí sắt đá của mỗi người đều có thể được rèn giũa? Một ví dụ đơn giản, bạn giơ hai cánh tay của mình lên cao, 30 giây, 1 phút đầu tiên trôi qua, bạn thấy thật dễ dàng. Hãy giơ tay thêm 5 phút nữa, sau 5 phút bạn đã thấm mỏi cánh tay mình và giường như muốn hạ cánh tay xuống. Nhưng bài tập không cho phép bạn hạ nó xuống nữa, yêu cầu thêm 10 phút nữa, lúc này bạn đang làm quá khả năng có thể của đôi tay mình, và ý chí đang được sử dụng. Có phải bạn đang nghĩ trong đầu “đúng là việc vô bổ”, “ có ai phán xét việc này đâu”, “không ai chứng kiến sao mình lại làm”, “mình không thể làm được nữa”,….Nếu bạn xuất hiện những suy nghĩ này thì ý chí bạn đang lay động. Và ngược lại, bạn đã cố gắng được 10 phút cuối cùng cho dù cánh tay rũ mỏi thì bạn đã hình thành cho mình được ý chí rồi. Mỗi người trong chúng ta đều có một vòng giới hạn mà mọi sự làm quá lên đều phải đòi hỏi ý chí. Và điều lớn nhất khiến cho bạn không thể đến đích là sự non nớt của bạn về mặt ý chí. Ý chí sắt đá cũng cần được trau dồi và luyện tập mỗi ngày. Mặc dù ý chí thuộc vào ý thức tinh thần nhưng bản ngã của con người sẽ định hình được lúc nào ý chí sẽ vượt qua lý trí. Đến đây, bạn tự hỏi mình là đã bao giờ bạn rèn luyện ý chí chưa? Bạn đã dám chấp nhận khó khăn, mạo hiểm và những cám dỗ bản thân để có một cuộc sống như bạn muốn chưa? Nếu bạn nhận thức được điều này, tôi tin bạn sẽ không bỏ qua cuốn sách mà tôi sẽ giới thiệu qua một cuốn sách của một tác giả, dịch giả nổi tiếng. Nguyễn Hiến Lê kể về câu chuyện của những con người ở những đất nước khác nhau, thế hệ khác nhau, giai đoạn lịch sử khác nhau,..nhưng họ đều có chung ý chí sắt đá. Từ ý chí đó đã giúp họ mang lại những giá trị lớn lao không chỉ cho bản thân mà còn cho nhân loại. Đó là “Ý chí sắt đá”. Ý chí sắt đá – điển hình về câu chuyện ý chí của con người Chắc hẳn bạn đã được nghe rất nhiều điều về nghị lực vượt khó ở cuộc sống đời thường. Nhưng, cuốn sách mà Nguyễn Hiến Lê mà bạn được đọc lần này vô cùng gần gũi, bởi vì bạn đã từng biết đến những điều đó qua truyền hình, qua sách báo và qua phim ảnh. Những ý chí sắt đá đó kể về hành trình gian nan để đi đến đích của Huyền Trang -một pháp sư đi hành hương ở đất Phật, Marco Polo – một nhà mạo hiểm người Ý nhưng làm quan ở Trung Hoa,Magellan- người đầu tiên đi vòng quanh thế giới, Thomas Edward Lawrence – một ông vua không ngôi của Ả Rập tự đày đọa tấm thân để nhắc nhở các chính khách phải giữ chữ tín, ….. Cuốn sách “Ý chí sắt đá” của tác giả, dịch giả Nguyễn Hiến Lê sẽ giúp bạn hình dung một  cách rõ ràng nhất về cuộc đời đầy khốn khó, chông gai và những hiểm trở đến tận cùng của những con người này. Nội dung của “Ý chí sắt đá” sẽ lần lượt kể về 4 phần nhưng có hơn 10 nhân vật có ý chí sắt đá: HUYỀN TRANG, MARCO POLO MAGELLAN , THOMAS EDWARD LAWRENCE , ÔNG BÀ LA FAYETTE. Mở đầu cuốn sách, tác giả kể về hành trình đi thỉnh kinh của Huyền Trang. Ông đã xa quê 16 năm, đi gần ba vạn cây số qua 128 nước và trải qua vô số lần nguy hiểm, nhưng tới đâu ông cũng gặp những di tích của đạo Phật, được đọc kinh điển, được thảo luận với các pháp sư và thỉnh giáo các vị tu hành uyên bác, được trông thấy bao nhiêu điều lạ, rồi bẩm sinh có óc nhận xét tinh tế, ghi cả lại trong du kí, thành một mớ tài liệu rất quý giá chẳng những giúp người Trung Hoa thời đó mà còn giúp những học giả thời nay hiểu Ấn Độ nữa. Chính René Grousset, tác giả cuốn Sur les traces de Bouddha cũng phải thán phục tài nhận xét của ông, coi ông vào hạng bác học danh tiếng nhất thời cổ. Một khó khăn mà Huyền Trang gặp phải trong lần đi thỉnh kinh của mình là khi ngồi thuyền xuôi sông Gange với hai chục người nữa, để tới Prayaga, ông gặp một tai nạn kinh khủng. Thuyền qua một khúc sông, hai bên là rừng rậm. Một bọn cướp bơi một chục chiếc thuyền ra chặn, lôi cả hành khách lên bờ. Bọn họ thờ nữ thần Durga và mỗi năm phải kiếm một người đàn ông đẹp trai, lực lưỡng, giết để tế thần. Thấy Huyền Trang chúng mừng quá vì nước da ông trắng trẻo mà nét mặt tươi nhã, thông minh, bàn với nhau sẽ giết ông. Họ dắt ông tới sân đền, rút gươm ra định hạ thủ, thấy ông vẫn bình tĩnh, họ hơi ngạc nhiên. Ông xin được tụng kinh trước khi chết. Chúng bằng lòng. Những người đồng hành khóc lóc thảm thiết; còn ông thì càng tụng kinh, mặt càng tươi tỉnh, sung sướng, không biết gì ở chung quanh cả. Đột nhiên một cơn dông nổi lên, thuyền nhồi lên nhìn xuống rồi chìm, cây cối gãy răng rắc. Bọn cướp hoảng sợ, tưởng là ông có phép thần, quỳ xuống xin ông tha tội. Ông mở mắt ra, hỏi chúng đã đến giờ chết chưa. Khi hay chúng đã đổi ý ông cũng không lộ nét vui. Vừa lúc đó, gió ngớt….Mỗi nơi Huyền Trang đến đều có những gian nan nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nhờ ý chí sắt đá, Huyền Trang trở về nước với một trăm rưỡi xá lợi tử; bảy tượng Phật gỗ quý cao từ 2 thước tới ba thước rưỡi,  657 bộ kinh. Tới cuối năm 663, ông đã dịch được sáu trăm quyển. Ngoài ra, ông còn để lại cho hậu thế được ba công trình này nữa: – Bản dịch Đạo Đức kinh ra chữ Phạn để giới thiệu triết học Trung Hoa với Ấn Độ. – Viết bộ Đại Đường Tây Vực Ký, gồm 12 quyển chép hết những điều mắt thấy tai nghe trong chuyến thỉnh kinh qua 128 nước. Bộ này chứa những tài liệu rất quý cho các nhà khảo cổ Ấn Độ và Trung Á sau này, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Nhật, Đức… và đã giúp các học giả Ấn sửa lại nhiều điều sai lầm trong lịch sử của họ về thế kỷ thứ bảy. Câu chuyện vẫn còn rất đặc sắc và thú vị ở những cái tên MARCO POLO MAGELLAN , THOMAS EDWARD LAWRENCE , ÔNG BÀ LA FAYETTE. Hi vọng, qua cuốn sách này, các bạn sẽ hiểu hơn được phần nào về ý chí trong mình, và sự nỗ lực cố gắng vì bản thân để đạt được những kết quả đáng mong đợi.

BỘ SÁCH “SỐNG ĐỜI ĐÁNG SỐNG” – DỊCH GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ

 

Từ khóa » Cách Rèn Luyện ý Chí Sắt đá