Ý Dĩ – Nguyên Liệu Bồi Bổ Dùng Trong Bữa ăn Và Cả Các Bài Thuốc
Có thể bạn quan tâm
Ý dĩ không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nhiều chất dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc quý dùng được cho cả người lớn và trẻ em khi chữa trị những chứng bệnh hay gặp.
Giới thiệu về cây Ý dĩ
Tên gọi, hình thái
Ý dĩ có tên khoa học là Coix lacryma-jobi, thuộc họ Lúa Poaceae. Trong dân gian dược liệu này có tên gọi khác là Giải lễ, Dĩ thực, Dĩ mễ, Dĩ nhân, Mễ châu, Ý mễ nhân, Ý châu tử…
Ý dĩ là một cây thảo sống hàng năm, nhìn tựa như cây ngô, thân thẳng, cao độ 1 – 2m. Lá dài, hẹp, đầu nhọn. Hoa đực mọc ở đầu ngọn. Hoa cái mọc thành bông ở dưới, hai bên thân cây. Quả đĩnh (thường được gọi là hạt), hình thoi núm, đáy to, vỏ cứng bóng nhẵn, màu xanh xám nhạt, có một khe rỗng, trong chứa một nhân trắng cũng có lõi ở giữa.
Cây ý dĩ
Phân bố, thu hái
Cây có nguồn gốc từ Đông Á và bán đảo Malaysia nhưng nay đã được gieo trồng ở nhiều nơi để lấy hạt như là một loại cây hằng năm. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở khắp nơi ẩm mát ở miền núi nước ta, thường mọc ở bờ suối, bờ khe. Ý dĩ ưa đất nhiều phù sa, đất cát có nhiều mùn, ẩm nhiều nhưng không đọng nước.
Ý dĩ được thu hoạch vào mùa thu khi quả đã chín già, cắt lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt phơi khô, loại bỏ quả non, lép. Rồi xay xát thu lấy nhân trắng, phơi hoặc sấy khô.
Chế biến dược liệu trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, ta thường dùng hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô. Ngoài ra, còn có thể sử dụng rễ làm thuốc.
Nếu dùng hạt Ý dĩ sống, chỉ cần loại bỏ tạp chất. Nếu dùng Ý dĩ sao cám, ta tiến hành như sau: Cho cám vào chảo, đun đến khi có khói cho ý dĩ vào chảo và khuấy nhanh tay đến khi bề mặt thuốc chuyển màu vàng nhạt. Đổ ra ngoài, để nguội, sàng loại bỏ cám. Dùng 1kg cám cho 10 kg ý dĩ.
Công dụng của dược liệu Ý dĩ
Loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng để bồi bổ
Nhiều món ăn ngon có dùng ý dĩ như: cơm độn ý dĩ, ý dĩ hầm gà, chè ý dĩ long nhãn, sen. Tuy nhiên nhớ kỹ rằng, ý dĩ chỉ dùng sau sinh, không được dùng ý dĩ (trước sinh) khi đang có thai.
Người bị bệnh phổi, thỉnh thoảng dùng ý dĩ làm món ăn trị liệu để có thể giải trừ được chứng nặng ngực do sự uất kết đờm dịch gây ra, bệnh nhân khạc đàm được dễ dàng.
Giá trị dinh dưỡng của ý dĩ rất cao lại là vị thuốc lợi tiểu an toàn và hữu hiệu. Nếu thấy tiểu tiện không được thông suốt, đái buốt đái dắt nên dùng ý dĩ nấu nước uống, tiểu tiện sẽ trong và bình thường trở lại.
Những trẻ sơ sinh bú sữa đặc hoặc sữa bột lâu dài, càng nên được uống nước ý dĩ. Vì sữa đặc hoặc sữa bột đều nóng, nếu độ đậm nhạt của lượng sữa không thích hợp, sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của bao tử và ruột của trẻ mà sinh bệnh. Uống nước ý dĩ sẽ có công dụng phòng chống những loại bệnh đó. Trước kia, sữa đặc và sữa bột còn ít, ở thôn quê, nếu trẻ thiếu sữa mẹ để bú, hoặc do mẹ bị bệnh mà không cho con bú được, thông thường người ta dùng ý dĩ nấu nước cho trẻ bú thay sữa. Ý dĩ còn được tạm dùng trong các bài thuốc chữa trẻ bị cam tích bụng ỏng đít beo (suy dinh dưỡng).
Một vị thuốc trong các bài thuốc cổ truyền
Theo các y văn cổ truyền, hạt Ý dĩ có vị cam, tính hàn; quy vào kinh tỳ, phế. Công năng của nó là Kiện tỳ, bổ phế, thân nhiệt, chỉ tả, bài nùng, lợi thấp. Chủ trị các chứng bệnh: Phù thũng, tê thấp chân tay co rút, ỉa chảy do tỳ hư, phế ung, trường ung, cước khí, bí tiểu. Cách dùng dược liệu là ngày dùng từ 10 g đến 30 g.
Một số bài thuốc cổ truyền sử dụng Ý dĩ
Trị cơ thể đau nhức do phong thấp:
Ma hoàng 120g, Hạnh nhân 30 hột, Cam thảo 40g, Ý dĩ 40g. sắc với 4 chén nước còn 1,5 chén, gạn lấy nước để riêng. Cho thêm 3 chén nước nữa sắc còn 1 chén. Hợp chung 2 chén thuốc lại sắc còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống.
Trị ung chưa vỡ mủ:
Ý dĩ 40g, Phụ tử 8g, Bại tương 40g, sắc uống.
Trị tự nhiên họng sưng đau, làm như có nhọt sưng:
Ý dĩ nhai kỹ rồi nuốt.
Trị nóng trong, tiểu buốt:
Ý dĩ mễ 20g, sắc với 2 chén nước còn 1 chén. Thêm Cam thảo 16g hoặc Nho khô 40g, nấu sôi, bỏ bã, uống.
Trị phế nuy phát quyết:
Ý dĩ nhân, Mộc qua, Thạch hộc, Tỳ giải, Hoàng bá, Sinh địa, Mạch môn. Tùy liều lượng mà phân ra quân thần tá sứ. Cân tất cả khoảng 120-160g, tán bột, uống với nước sôi hoặc nấu kỹ 3 lần, lấy khoảng 2,5 chén, chia làm 3 lần uống.
Trị lãnh khí:
Ý dĩ, giã cho thật kỹ, nấu như cơm ăn thường ngày.
Trị thủy thủng, suyễn:
Úc lý nhân 80g, giã nát, lọc lấy nước cốt. Dùng nước đó nấu với Ý dĩ thành cơm, ăn ngày 2 lần.
Trị phong thũng ở tỳ, miệng môi sưng phù:
Chích thảo, Phòng kỷ, Xích tiểu đậu (sao), Ý dĩ nhân (sao). Lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 16g, thêm gừng 3 lát, sắc uống ấm.
Trị đờm thấp, ho:
Cam thảo 80g, Cát cánh 40g, Ý dĩ nhân 120g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn.
Trị trẻ nhỏ đầu bị lở loét, các chứng ghẻ lở do thai bị nhiễm độc:
Đại hoàng 15g, Thổ phục linh 60g, Ý dĩ nhân 30g. Tán bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn lớn. Ngày uống 1 viên.
Trị thấp trệ, phù thũng, tiểu ít:
Ý dĩ, Đông qua bì, Xích tiểu đậu đều 40g, nấu cháo ăn.
Trị thấp uất ở kinh mạch, người nóng đau, mồ hôi nhiều, tiểu không thông:
Ý dĩ 20g, Trúc diệp 12g, Hoạt thạch 16g, Thông thảo 8g, Phục linh 12g, Liên kiều 12g, Bạch khấu nhân 4g, sắc uống.
Trị Tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy:
Ý dĩ 40g, Xa tiền tử 20g, sắc uống.
Đọc thêm: Mua cao khô nguyên liệu giá rẻ, chất lượng cao.
Nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng của Ý dĩ
Tác dụng hạ đường huyết
Nghiên cứu trên chuột, dịch chiết từ hạt có tác dụng hạ đường huyết và lipid máu đáng kể, ngoài ra nó cũng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose.
Tác dụng chống ung thư
Một nghiên cứu tiến hành thử nghiệm tác dụng của dịch chiết mầm Ý dĩ với dòng tế bào HCT116 trong ung thư ruột kết, kết quả cho thấy dịch chiết ức chế được sự di căn và phát triển của các tế bào này. Ngoài ra, còn có một số thí nghiệm trên các dòng tế bào ung thư khác và cũng cho kết quả là dịch chiết từ hạt (mầm…) Ý dĩ cũng có tác dụng chống tế bào ung thư.
Tác dụng làm giảm gan nhiễm mỡ, viêm gan
Dịch chiết ethanol và nước từ hạt Y dĩ được thí nghiệm cho thấy kết quả làm giảm đáng kể lượng lipid trong gan so với nhóm chuột đối chứng (là nhóm chuột bị bệnh gan nhiễm mỡ nhưng không được điều trị). Đồng thời, dịch chiết cũng làm giảm các yếu tố gây viêm TNF-α và IL-6, ngăn chặn gan bị viêm.
Tác dụng ức chế hắc sắc tố da
Một số hợp chất phân lập và chiết xuất ethanol đã được thử nghiệm để ức chế melanin bằng cách thử nghiệm trên dòng tế bào hắc tố B16-F10. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng hạt Coix lacryma-jobi như một chất làm trắng da và tiết lộ khả năng ức chế melanogenesis. Trong số các hợp chất được phân lập, có coixol thể hiện hoạt động ức chế hình thành hắc tố mạnh mà không có độc tính với tế bào rõ ràng. Phần còn lại của các hợp chất cho thấy hoạt động từ yếu đến trung bình.
Tác dụng kháng khuẩn
Một nghiên cứu đã chứng minh dầu từ hạt C. lacryma-jobi có hoạt tính kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn trong thử nghiệm E. coli, S. aureus và B. subtilis. Chất Axit dodecanoic thể hiện hoạt động ức chế chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm.
Nguồn nguyên liệu chất lượng cao
Ý dĩ có nhiều tác dụng trong y học, lại là loại thực phẩm dinh dưỡng nên rất phù hợp để cho người dân dùng hàng ngày. Tuy nhiên không phải người dùng nào cũng có thể tìm mua được các sản phẩm chất lượng bởi thị trường đang tràn ngập nhiều loại dược liệu chất lượng kém. Công ty cổ phần hóa dược và công nghệ sinh học Biogreen với Dược liệu sạch nguồn gốc rõ ràng, chiết xuất dưới dạng cao khô cao lược liệu cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tiện sử dụng. Cao khô phù hợp với nhiều dạng bào chế, tạo lên sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người dùng.
Từ khóa » Giới Thiệu Về ý Dĩ
-
Cây ý Dĩ: Mô Tả, Tính Vị, Công Dụng Và Một Số Bài Thuốc
-
Ý Dĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ý Dĩ Là Thảo Dược Gì? Công Dụng Và Liều Dùng • Hello Bacsi
-
Ý Dĩ: Công Dụng Và Cách Dùng Cây, Hạt ý Dĩ Trị Bệnh
-
Công Dụng, Cách Dùng Ý Dĩ - Tra Cứu Dược Liệu
-
Dược Liệu Ý Dĩ - Tác Dụng, Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Lưu Ý Khi Dùng
-
Hạt ý Dĩ Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Ý Dĩ Là Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Như Thế Nào?
-
Cây Ý Dĩ: Đặc Điểm, Tác Dụng Và Bài Thuốc Chữa Bệnh - 2Doctor
-
Ý Dĩ | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Ý Dĩ Là Hạt Gì? Có Tác Dụng Gì? Hạt ý Dĩ Mua ở đâu TPHCM?
-
[Wiki] Ý Dĩ Là Gì? Chi Tiết Về Ý Dĩ Update 2021 - Tinh Dầu LATIMA
-
Ý Dĩ - Dược Liệu Quý Và Câu Chuyện Tương Truyền Từ 2000 Năm Trước
-
Ý Dĩ: Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Cây, Hạt Ý Dĩ Trong Chữa Bệnh