Y Học Cổ Truyền Là Gì? Nguyên Tắc Chữa Bệnh Và địa Chỉ Khám, Chữa ...

5/5 - (3 bình chọn)

Y học cổ truyền là gì? Nguyên tắc chữa bệnh và địa chỉ khám, chữa uy tín

Y học cổ truyền là gì? Nguyên tắc chữa bệnh và địa chỉ khám, chữa uy tín

Đặt lịch

Dựa trên thuyết âm dương, ngũ hành y học cổ truyền giúp khắc phục bệnh từ gốc, đem đến hiệu quả cao, bền vững. Vậy phương pháp này dựa trên nguyên tắc gì, điều trị ra sao?

Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là thuật ngữ dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc từ Trung Quốc và Việt Nam, được hình thành trên nền tảng m Dương, Ngũ hành. Tính đến nay Y học cổ truyền đã có lịch sự phát triển khá đồ sộ với sự ra đời trước cả nền y học Phương Tây.

Hình ảnh y học cổ truyền
Y học cổ truyền đã có từ hàng ngàn năm nay và vẫn đang được gìn giữ, phát triển

Y học cổ truyền bao gồm cả thuốc Bắc và thuốc Nam. Cụ thể:

  • Thuốc Bắc: Là các bài thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, được lưu truyền và sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa của nước này trong đó có Việt Nam
  • Thuốc Nam: Là các bài thuốc được bào chế từ các dược liệu có nguồn gốc trên lãnh thổ Việt Nam. Theo các chuyên gia thuốc Nam sinh trưởng và phát triển trên đất Việt nên sẽ thích hợp với cơ địa người Việt.

Trong nền y học cổ truyền Việt Nam thì Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh được coi là bậc tổ của nghề y. Còn ở Trung Quốc 4 danh y bậc thầy của y học bao gồm: Y tổ Trung Hoa – Biển Thước, Thần y Hậu Hán – Hoa Đà, Y thánh đời Minh – Lý Thời Trân, Phượng tổ Trung y – Trương Trọng Cảnh.

Cách chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền

Nếu như Y học Phương Tây kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý dựa trên các máy móc, trang thiết bị hiện đại như: xét nghiệm, siêu âm, nội soi, chụp X-quang,… Thì y học cổ truyền lại chẩn đoán và phát hiện bệnh bằng phương pháp ngoại quan tứ chẩn. Nghĩa là 4 phương pháp chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng.

Vọng chẩn

Là phương pháp nhận biết và chẩn đoán bệnh qua hoàn cảnh sống, thần sắc bên ngoài để biết biết tình trạng bệnh tật bên trong. Thông thường các thầy thuốc thường xem xét các bộ phận như: mặt, mũi, môi, lưỡi vì đây là những cơ quan liên quan đến lục phủ ngũ tạng bên trong. Phương pháp này bao gồm:

  • Vọng thần (tinh thần): Còn thần thì mắt sáng, tỉnh táo, lục phủ ngũ tạng chưa bị tổn thương nhiều bệnh còn nhẹ. Mất thần thì mệt mỏi, thờ ơ, không có sức tức là bệnh đã nặng, chính khi đã suy yếu
  • Vọng sắc (sắc thái): Các thầy thuốc sẽ căn cứ vào sắc ở mặt để chẩn đoán. Người bình thường thì sắc mặt tươi nhuận. Nếu sắc đỏ có thể người bệnh đã mắc các bệnh sốt nhiễm trùng, say nắng, hoặc các bệnh lao. Nếu sắc vàng có thể hoàng đản đã bị nhiễm trùng, ứ mật, tan huyết. Nếu sắc trắng có thể cơ thể đã bị mất máu, hoặc do hàn khí nhiều. Nếu sắc xanh thì có thể do ứ huyết, phong kinh,
  • Vọng hình thái: Là cách căn cứ vào hình thái để biết cơ thể yếu hay khỏe. Bao gồm: Da lông khô là phế hư; Cơ thể gầy, nhão là tỳ hư; xương yếu, chậm đi, chậm mọc tóc là thận hư; chân tay co quắp, run rẩy là do can hư; tinh thần mệt mỏi là do tâm hư…
  • Vọng mũi: Nếu đầu mũi xanh thì đau bụng, đầu mũi đen thì trong ngực có đờm, đầu mũi trắng thì do cơ thể mất máu, đầu mũi vàng là do chứng thấp, chảy nước mũi là do cảm ngoại,….
  • Vọng mắt: Nếu lòng trắng mắt màu đỏ thì cơ thể bị nhiệt chứng, nếu trắng bệch thì bệnh ở phế, nếu xanh thì bệnh ở can hoặc phế, nếu vàng thì bệnh ở tỳ, nếu đen thì bệnh ở thận hoặc âm huyết kém…

Ngoài ra các thầy thuốc còn vọng lưỡi, vọng tay chân, vọng da, vọng răng,… để nhận biết và chẩn đoán các bệnh liên quan khác

Dựa vào sắc thái bên ngoài, các thầy thuốc cũng có thể chẩn đoán được bệnh
Dựa vào sắc thái bên ngoài, các thầy thuốc cũng có thể chẩn đoán được bệnh

Văn chẩn

Là phương pháp chẩn đoán bệnh dựa trên chia sẻ của người bệnh hoặc các âm thanh như: tiếng thở, tiếng ho, giọng nói,..Phương pháp này bao gồm:

  • Tiếng nói: Các thầy thuốc sẽ dựa vào các căn cứ như: tiếng nói nhỏ, thều thào, không ra hơi là người thuộc hư chứng, âm chứng; nếu tiếng nói sang sảng thuộc thực chứng, dương chứng; nếu mê sảng nói nhiều thuộc thực nhiệt; nếu nói ngọng thì có thể do phong đàm, trúng phong, nếu nói một mình thì tâm thần hư…
  • Tiếng thở: Nếu bệnh nhân có tiếng thở to thì có thể do nhiễm khuẩn đường hô hấp giai đoạn đầu, còn nếu tiếng thở gấp, nhỏ thì mắc các bệnh mãn tính, nhiễm khuẩn nặng hoặc suy hô hấp.
  • Tiếng ho: Nếu người bệnh bị ho kèm hắt hơi sổ mũi là do cảm mạo, phong hàn; nếu ho kèm nôn thì là do ho gà,…
  • Tiếng nấc: Nấc liên tục, tiếng to và có sức thì có thể do mắc chứng thực nhiệt; nếu tiếng nấc yếu, đứt quãng thì có thể bệnh nhân bị chứng hư hàn,…

Vấn chẩn

Bác sĩ y học cổ truyền có thể chẩn đoán và xác định bệnh bằng cách hỏi bệnh nhân về nếp sống, thói quen hàng ngày, cách ăn uống, tâm sinh lý,…

  • Hỏi hàn nhiệt: Các thầy thuốc sẽ đặt các câu hỏi như: có hay phát sốt, bị rét, bị nóng không; bị nặng hay nhẹ; đặc điểm của cơn sốt,…để xem người bệnh đang mắc chứng bệnh gì.
  • Hỏi mồ hôi: là các câu hỏi như có ra mồ hôi hay không, thời điểm ra mồ hôi, tính chất và số lượng mồ hôi.
  • Hỏi các bộ phận đầu, mình, xương khớp: Ví dụ người bệnh thường xuyên đau nhức thân, phát sốt, ớn lạnh thì có thể do ngoại cảm; nếu các cơ bắp, xương khớp sưng phù, nơi đau cố định hoặc di chuyển thì do phong hàn thấp bại…
  • Ngoài ra bác sĩ còn hỏi rất nhiều thứ như: hỏi đại tiện, hỏi thói quen ăn uống, hỏi điếc tai, ù tai; hỏi khát nước,… Mỗi câu trả lời của người bệnh sẽ là căn cứ để các thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thiết chẩn

Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh duy nhất mà các bác sĩ y học cổ truyền sẽ dùng đến dụng cụ hỗ trợ để khám bệnh và dùng tay bắt mạch cho bệnh nhân.

  • Bắt mạch: Thao tác này sẽ giúp các thầy thuốc chẩn đoán bệnh thông qua cường độ mạch, độ nông sâu của mạch, biên độ mạch,… để xem sức khỏe người tốt tốt hay yếu. Ví dụ: cả 3 bộ mạch không cơ lực, ấn thấy rỗng mạch thì có thể do khí huyết hư; nếu mạch đi ngay thẳng, dài, căng như sợi đàn chủ thể có thể bị mắc bệnh sốt rét, chứng đàm ẩm,…
  • Sờ nắn: Là cách các thầy thuốc sẽ sờ nắn để xem vị trí và tính chất bệnh, thường thì họ sẽ căn cứ vào da thịt, tay chân và bụng. Ví dụ: sờ da thấy nóng, càng ấn sâu càng nóng hơn là do lý nhiệt; tay chân lạnh, sợ lạnh là do dương hư,…
Các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ dựa vào bắt mạch để chẩn đoán các bệnh
Các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ dựa vào bắt mạch để chẩn đoán các bệnh

Các phương pháp điều trị của Y học cổ truyền

Phương pháp điều trị của y học cổ truyền được chia thành 2 loại: Phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

Phương pháp dùng thuốc

Là phương pháp điều trị mà người bệnh sẽ sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc xoa bóp để cải thiện nhanh các triệu chứng.

  • Thuốc uống: Là loại thuốc mà người bệnh sẽ uống trực tiếp vào bên trong để điều trị nguyên nhân gốc của bệnh. Loại thuốc này có thể là thuốc sắc, thuốc bột, thuốc hoàn,…
  • Thuốc xoa bóp: Khác với thuốc uống thuốc xoa bóp là loại thuốc dùng để xoa bóp bên ngoài cơ thể, thường để điều trị các bệnh về da, xương khớp,…

Phương pháp không dùng thuốc

Để quá trình điều trị bệnh sớm đạt kết quả thì ngoài việc dùng thuốc các bác sĩ y học cổ truyền có thể chỉ định cho người bệnh kết hợp thêm các phương pháp không dùng thuốc. Cụ thể:

  • Phương pháp châm cứu: Là phương pháp điều trị bệnh thông qua hệ thống kinh mạch trên cơ thể. Theo các thầy thuốc y học cổ truyền hệ thống huyệt đạo, kinh mạch và lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy khi cơ thể gặp vấn đề sức khỏe ở bộ phận nào thì bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt tương ứng với bộ phận nhằm giúp lưu thông khí huyết, giải trừ tà khí, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng để thực hiện được phương pháp này tốt nhất các thầy thuốc Đông Y cần phải xác định chính xác huyệt đạo trên cơ thể. Vì việc châm cứu sai có thể khiến người bệnh mệt mỏi, đuối sức, thậm chí gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Xoa bóp: Phương pháp điều trị này cũng gần giống với phương pháp châm cứu. Tuy nhiên thay vì dùng kim để châm vào huyệt đạo thì khi áp dụng phương pháp này các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ dùng tay xoa bóp với lực tùy chỉnh trên các huyệt đạo của bệnh nhân. Phương pháp này có độ chính xác và tác động không bằng châm cứu. Vì vậy nó thường được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe ngoài cơ thể.
Dùng kim châm tác động vào các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết, điều trị bệnh
Dùng kim châm tác động vào các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết, điều trị bệnh

Nguyên tắc dùng thuốc, chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Y học cổ truyền lấy nguyên tắc bổ chính- khu tà, quân thần tá sứ là nguyên tắc chính trong dùng thuốc và chữa bệnh. Hai nguyên tắc này được hiểu như sau:

Bổ chính – Khu tà

Theo y học cổ truyền cơ thể con người chỉ có thể phát triển bình thường khi đạt trạng thái cân bằng giữ chính khí và tà khí. Khi các yếu tố gây bệnh – Tà khí vượt qua khả năng tự điều chỉnh và thích nghi của cơ thể sẽ khiến bệnh phát sinh. Vì vậy muốn hết bệnh, thì cơ thể phải được bổ sung chính khí và loại bỏ bớt tà khí. Hay gọi cách khác là bổ chính – Khu tà. Trong đó

  • Bổ chính: Là việc phù trợ, giúp đỡ và tăng cường chính khí để tiêu trừ bệnh tà. Hay nói cách dễ hiểu hơn đó là giúp cơ thể tăng cường thể chất, nâng cao hệ miễn dịch để có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh và tự khỏi bệnh.
  • Khu tà: Là cách khử trừ bệnh tà, đẩy hết khí tà ra khỏi cơ thể, bổ trợ cho chính khí. Người ta sẽ sử dụng các vị thuốc tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, để ngăn chặn, phòng ngừa quá trình phát triển của bệnh, giúp cơ thể dần dần phục hồi sức đề kháng.

Quân thần tá sứ

“Quân-thần-tá-sứ” thực chất là thuật ngữ dùng để phản ánh chức năng, vai trò của các vị thuốc trong bài thuốc Đông y.

Theo các chuyên gia y học cổ truyền các vị thuốc trong phương thuốc Đông y không phải kết với nhau một cách tùy tiện theo kiểu chất đống. Mà sự phối hợp này luôn tuân theo quy tắc, trật tự nghiêm ngặt có chủ, có thứ, có chính, có phụ. Tương ứng với đó là quân, thần, tá, sứ.

  • Quân dược (thường gọi là chủ dược): Là vị thuốc quan trọng nhất của phương thuốc, có tác dụng giải trừ nguyên nhân gây bệnh, cải thiện các triệu chứng chính. Một phương thuốc có thể có 1 chủ dược hoặc vài chủ dược tùy thuộc vào căn bệnh được điều trị hoặc phương thuốc lớn hay nhỏ.
  • Thần dược (hay còn gọi là phụ dược): Là vị thuốc bổ trợ cho chủ dược, đóng vai trò giống như tể tướng hoặc phụ tá của vua. Một phương thuốc lớn có thể có vài phụ dược, còn phương thuốc nhỏ có thể không có phụ dược cũng được.
  • Tá dược: Là vị thuốc bổ trợ cho quân dược và thần dược, có tác dụng điều trị các triệu chứng phụ của bệnh.
  • Sứ dược (hay còn gọi là dẫn dược): Vị thuốc này đóng vai trò như 1 sứ giả có 2 tác dụng chính. Một là đưa thuốc vào sâu lục phủ ngũ tạng để tập trung trị liệu; hai là điều hòa các vị thuốc trong phương thuốc chính.

Ứng dụng của Y học cổ truyền trong khám và điều trị bệnh

Cùng với nền y học hiện đại thì y học cổ truyền cũng được biết đến là liệu pháp điều trị bệnh khá hiệu quả. Phương pháp này sẽ giúp điều trị bệnh từ sâu bên trong nhờ sự kết của thuốc và các biện pháp không dùng thuốc. Dưới đây là một số ứng dụng của nền y học này trong việc điều trị các bệnh liên quan.

Điều trị mất ngủ bằng y học cổ truyền

Nếu như Tây y chỉ quan tâm đến điều trị triệu chứng thì y học cổ truyền lại chú trọng đến căn nguyên gây bệnh, điều trị tận gốc tình trạng mất ngủ đồng thời giúp điều hòa ngũ tạng, nâng cao thể chất, đem đến hiệu quả bền vững. Điều trị mất ngủ trong y học cổ truyền người ta thường kết hợp dùng thuốc với xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu.

  • Dùng thuốc uống: Chuẩn bị 10g lá dâu tằm; 2.2 g liên tâm; 30g lá vông, 50g lạc tiên, 90g đường và 100ml nước đem chế thành cao lỏng rồi uống trước khi đi ngủ khoảng 2-4 thìa
  • Châm cứu: Tùy vào tình trạng gây bệnh mà các bác sĩ y học cổ truyền sẽ châm cứu vào các huyệt đạo khác nhau. Ví dụ: mất ngủ do Tâm- Thận bất giao thì châm cứu tại các huyệt tam âm giao, khí hải, quan nguyên, thận du, thái khế; mất ngủ do can huyết hư thì châm cứu tại huyệt can du, cách du, tâm âm giao, huyết hải, thái xung.
Để điều trị mất ngủ y học cổ truyền thường kết hợp cả thuốc uống và châm cứu
Để điều trị mất ngủ y học cổ truyền thường kết hợp cả thuốc uống và châm cứu

Chữa yếu sinh lý bằng y học cổ truyền

Căn cứ vào các thể và nguyên nhân gây yếu sinh lý mà các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ kê các đơn thuốc khác nhau cho người bệnh. Cụ thể:

  • Chữa yếu sinh lý thể thấp nhiệt: Lấy 4g xà sàng; 10g mỗi vị hoàng bá, bạch linh, trạch tả, hoắc hương, đan bì, tri mẫu; 15g mỗi thứ sơn thù, hoài sơn. Đem sắc uống nước trong vòng tháng
  • Chữa yếu sinh lý thể thận hư: Chuẩn bị 16g mỗi thứ hoài sơn, kỷ tử, lộc giác giao, thỏ ty tử, quy bản giao; 12g mỗi thứ ngưu tất, sơn thù; 32g thục địa. Nếu người mệt mỏi nhiều thì có thể thêm hoàng kỳ, nhân sâm. Còn nếu chân tay lạnh, mạch trầm thì dùng thêm nhục thung dung, tắc kè, dâm dương hoắc. Đem các nguyên liệu trên lên sắc rồi dùng nước thuốc mỗi ngày.
  • Chữa yếu sinh lý thể tỳ hư: Hoàng kỳ, hà thủ ô, ý dĩ, long nhãn, bạch truật, hoài sơn, đương quy và kỷ tử mỗi thứ 12g; đẳng sâm 16g; cao ban long, viễn chí, phục thần, táo nhân mỗi thứ 8g, thục địa 20g,sinh khương 5g, mộc hương 6g sắc thành thuốc rồi dùng mỗi ngày.

Chữa bệnh trào ngược dạ dày theo y học cổ truyền

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh như: do suy nhược cơ thể, do căng thẳng- stress, do chế độ dinh dưỡng,… mà y học cổ truyền sẽ có những bài thuốc khác nhau.

  • Do suy nhược: Lấy 16g mỗi thứ mã đề, đương quy, cam thảo, liên nhục, bạch truật, hoài sơn; 10g mỗi thứ chi tử, bán hạ, trần bì; 12g mỗi thứ đan bì, râu bắp, bạch thược; 20g rau má sắc rồi chia làm 2 phần uống sau khi ăn.
  • Do căng thẳng: Chuẩn bị hoài sơn, cát căn, bạch truật, liên nhục, ngưu tất mỗi thứ 16g; hắc táo nhân, phòng sâm mỗi thứ 20g; chỉ xác, bán hạ chế mỗi thứ 10g; trần bì, cam thảo, viễn chí mỗi thứ 12g. Sắc nguyên liệu trên rồi chia thành 4 lần uống trong 2 ngày vào sau khi ăn
  • Do chế độ dinh dưỡng: Kết hợp 15g hoàng kỳ; 4g sinh khương; 16g mỗi thứ tía tô, ngũ sắc, biển đậu, bạch truật, lá đắng, sâm đại hành, đương quy, lá lốt, xương bồ; 10g trần bì và chỉ xác. Sau khi sắc xong thì chia nước thuốc thành 4 lần, dùng vào sau ăn trưa và tối trong 2 ngày.
Y học cổ truyền điều trị trào ngược dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh
Y học cổ truyền điều trị trào ngược dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh

Chữa bệnh xơ gan theo y học cổ truyền

Các thầy thuốc sẽ sử dụng các biện pháp vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn để xác định và chẩn đoán căn bệnh này. Đồng thời căn cứ vào các thể của người bệnh mà sẽ có những bài thuốc điều trị khác nhau:

  • Chẩn đoán: Với người thể tỳ thận dương hư thì mệt mỏi, ăn kém, bụng trướng, chân phù, tiểu ít, sắc mặt vàng tái, lưỡi nhợt, mạch trầm; với người can uất tỳ hư thì có các triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, tức nặng vùng gan, đại tiện phân nát, rêu lưỡi mỏng…
  • Điều trị thể can uất tỳ hư: 12g sài hồ; 6g mỗi thứ chỉ thực, hậu phác, cam thảo bắc, 8g mỗi thứ xuyên khung, đương quy, đại táo, bạch thược sắc thành thuốc rồi dùng.
  • Điều trị thể tỳ thận dương hư: Chuẩn bị 12g mỗi thứ phụ tử chế, phục linh, trạch tả, đại phúc bì, hoàng kỳ; 6g mỗi thứ quế chi, can khương, xuyên tiêu, hậu phác sắc với 100ml rồi uống trong ngày.

Khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền có tốt không?

Nếu như việc dùng thuốc Tây có thể khiến gan, thận, dạ dày của bạn gặp những tác dụng phụ không mong muốn và khả năng tái phát hiệu quả sau điều trị khá cao nếu không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Thì việc khám và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền lại lấy “con người” là chính. Có nghĩa là trong y học cổ truyền người ta chú trọng trước hết là giữ mạng sống của người bệnh, sau đó mới nghĩ đến việc khống chế và điều trị ổ bệnh.

Cái hay của y học cổ truyền là khám và chữa bệnh một cách tổng thể, toàn diện, kết hợp giữa dùng thuốc và không dùng thuốc nhằm đem lại kết quả bền vững, hiệu quả cao cho người bệnh.

Mặt khác các vị thuốc và các biện pháp không dùng thuốc trong Y học cổ truyền đều có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, lành tính, không tích tụ hóa chất, độc tố nên ít gây tác dụng phụ với cơ thể, thích hợp dùng cho mọi đối tượng.

Tuy nhiên phương pháp này thường gây bất tiện cho người bệnh vì phải mất nhiều thời gian đun sắc, chế biến. Đồng thời hiệu quả lại đến chậm, đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng của người bệnh.

Những lưu ý khi khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.

Khi khám và điều trị bằng y học cổ truyền người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đi khám và chữa bệnh tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín, đảm bảo đúng bệnh đúng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, cắt thuốc bên ngoài gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của các thầy thuốc, không lạm dụng quá liều, dùng quá lâu sẽ khiến ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc Tây với khi đang sử dụng thuốc y học cổ truyền vì nhiều trường hợp có thể dẫn đến hiện tượng công thuốc, phản tác dụng, gây ngộ độc,…
  • Không cho đường vào trong các bài thuốc y học cổ truyền vì đường có thể khiến thuốc bị mất chất, xuất hiện vẩn đục làm giảm hiệu quả điều trị, thậm chí gây ngộ độc.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ nên hỏi ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Trong quá trình điều trị nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện lạ hoặc kết quả điều trị không như mong muốn thì cần đi gặp bác sĩ sớm.
Nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ người bệnh nên đi gặp bác sĩ sớm
Nếu thấy cơ thể có biểu hiện lạ người bệnh nên đi gặp bác sĩ sớm

TOP địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền uy tín

Khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã và đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng, lựa chọn bởi sự an toàn và hiệu quả bền vững. Tuy nhiên không phải ai cũng biết một địa chỉ uy tín để thăm khám hiệu quả.

Nếu cũng đang quan tâm đến phương pháp điều trị thì bạn có thể tham khảo một số bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền nổi tiếng dưới đây:

  • Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương có địa chỉ: số 22 và 29 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
  • Viện y học cổ truyền Quân Đội có địa chỉ: Số 442 đường Kim Giang, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  • Bệnh viện y học Cổ Truyền Hà Nội có địa chỉ: Số 8, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  • Bệnh viện châm cứu Trung Ương có địa chỉ: Số 48, phố Thái Thịnh, quận Đống Đa, Tp Hà Nội.
  • Khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân đội 108 có địa chỉ: Số 1, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
  • Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân tộc có địa chỉ: Biệt thự số 31, Ngõ 70, đường Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 đường Văn Cao, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP Hà Nội
  • Nhất Nam y viện. Địa chỉ: Biệt thự số 16, ngõ 168, đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về y học cổ truyền. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp người bệnh có những kiến thức sơ bộ về phương pháp điều trị này.

Từ khóa » Nguyên Lý Y Học Cổ Truyền