Y Học Thường Thức: Gãy Xương Cột Sống Cổ - YouMed

Nội dung bài viết

  • 1. THẾ NÀO LÀ GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ?
  • 2. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ LÀ GÌ?
  • 3. BỆNH NHÂN CẦN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHỮNG XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG NÀO?
  • 4. GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
  • 5. MẤT BAO LÂU ĐỂ  GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ CÓ THỂ LÀNH?
  • 6. LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LÀNH CỦA XƯƠNG?
  • 7. KHI NÀO BẠN CẦN NHẬP VIỆN NGAY?

Gãy xương cột sống cổ là loại gãy xương nguy hiểm, có thể dẫn để liệt vận động và là một bệnh lý cấp cứu. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.

đốt sống cổ 1

1. THẾ NÀO LÀ GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ?

đốt sống cổ 1
Chú thíchCervical vertebrae : Các đốt sống cổSpinal nerve : dây thần kinh cột sốngFacet joint : mặt khớp

Gãy xương cột sống cổ khi có một tổn thương như nứt, gãy hoặc vỡ ở các xương vùng cổ. Có nhiều loại gãy xương cột sống cổ khác nhau tùy thuộc loại gãy và xương nào gãy.

Một vài loại gãy xương cột sống cổ nguy hiểm hơn nhiều loại còn lại. Trong nhóm gãy xương nguy hiểm các nhánh thần kinh xuất phát từ tủy sống có thể bị tổn thương kèm theo. Việc này dẫn đến liệt vận động, liệt vận động là khi bệnh nhân không thể tự cử động các nhóm cơ của cơ thể.

Vì một số loại gãy xương cột sống cổ có thể dẫn đến liệt vận động, nên những bệnh nhân có thể có gãy xương cột sống cổ nên được bất động nằm yên sau chấn thương. Bệnh nhân nên chờ nhân viên cấp cứu đến, những nhân viên này có thể di chuyển bệnh một cách an toàn đến bệnh viện mà không làm tổn thương trầm trọng thêm. Ngược lại nếu di chuyển ở những bệnh nhân có gãy xương cột sống cổ có thể làm cho gãy xương thêm trầm trọng, tổn thương thêm tủy sống cổ.

2. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ LÀ GÌ?

Bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng khác nhau bao gồm :

  • Đau cổ
  • Căng cứng hoặc co rút cơ vùng cổ
  • Mất khả năng cử động cổ hoặc xoay đầu
  • Yếu hoặc liệt vận động tay hoặc chân
  • Tên hoặc dị cảm tay hoặc chân

3. BỆNH NHÂN CẦN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHỮNG XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG NÀO?

Bác sĩ đầu tiên sẽ hỏi những triệu chứng và thăm khám bệnh nhân trước tiên. Sau đó các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học có thể sẽ được chỉ định như X Quang, cắt lớp vi tính (CT) , những phương tiện này cung cấp những hình ảnh bên trong cơ thể. Nếu bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương tủy sống đi kèm, lúc này chỉ định thêm một phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác, cộng hưởng từ MRI , là cần thiết.

4. GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Việc điều trị phụ thuộc nhiều và loại gãy xương cột sống cổ bệnh nhân mắc phải, tính trầm trọng và khả năng gây liệt vận động của loại gãy xương đó.

Những bệnh nhân có gãy xương cột sống cổ nặng nề hoặc biểu hiện liệt vận động cần được nhập viện điều trị. Ở bệnh viện, bác sĩ có điều kiện để theo dõi liên tục và điều trị các vấn đề sức khỏe kịp thời. Ví dụ những bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp qua ống thở hoặc cần sử dụng các thuốc giúp giảm chèn ép tủy sống cổ.

gãy xương sống cổ
Để chẩn đoán gãy xương ở cổ, bác sĩ sẽ khám thần kinh toàn diện để đánh giá chức năng thần kinh

Có những gãy cổ sống cổ cần đến phẫu thuật, trong cuộc phẫu thuật bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh xương về vị trí bình thường thông qua các dụng cụ cố định hàn xương.

Những loại gãy cột sống cổ không nặng thường được điều trị bằng cách đeo nẹp cổ chuyên dụng hoặc những khung cố định cổ. Bệnh nhân cần đeo hoặc giữ các khung cố định này đến khi các gãy xương lành hẳn.

Điều trị trong gãy xương cột sống cổ còn bao gồm điều trị thuốc giảm đau. Bệnh nhân có thể cần dùng những nhóm thuốc giảm đau mạnh nếu đau dữ dội sau những gãy xương nặng. Đối với nhóm gãy xương cột sống cổ mức độ trung bình, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân những nhóm thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen hay naproxen.

Sau khi đường gãy xương đã lành, bệnh nhân có thể cần được tập vật lý trị liệu thêm sau đó. Bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập giúp cho vùng cơ cổ hồi phục sự vững chắc, nhờ đó vận động vùng cổ phục hồi tốt hơn.

5. MẤT BAO LÂU ĐỂ  GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ CÓ THỂ LÀNH?

Gãy xương thường cần vài tháng để lành, thời gian cụ thể tùy từng loại gãy xương. Thời gian hồi phục còn khác nhau ở mỗi cơ địa, ví dụ như ở trẻ em khỏe mạnh tốc độ lành thường nhanh hơn nhóm người trưởng thành và nhóm người trưởng thành có những bệnh lý nội khoa kèm theo.

Tất cả bệnh nhân nghi ngờ gãy xương đốt sống cổ điều cần được nhập viện để điều trị

6. LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LÀNH CỦA XƯƠNG?

Quan trọng hàng đầu là tuân thủ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó các việc làm giúp ích cho sự lành của cột sống cổ bao gồm:

  • Ăn uống theo thực đơn giàu calcium, vitamin D và protein.
  • Nhóm thực phẩm giàu calcium gồm có : kem, sữa đậu nành, bánh mì, bông cải xanh, sữa, phô mai, hạnh nhân, sữa chua, ngũ cốc, đậu phụ…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin D bao gồm : sữa, cá ngừ, sữa chua, ngũ cốc, cá mòi, cá thu và trứng.

Một số loại thực phẩm lại giàu cả hai.

đốt sống cổ 3
 Bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Ngưng hút thuốc lá, việc hút thuốc lá làm chậm quá trình lành của cột sống cổ

7. KHI NÀO BẠN CẦN NHẬP VIỆN NGAY?

Trong quá trình điều trị hoặc sau khi điều trị hãy quay lại nhập viện ngay nếu bạn gặp những triệu chứng sau:

  • Gặp vấn đề trong cử động tay hoặc chân
  • Mất cảm giác ở tay hoặc chân
  • Gặp khó khăn trong việc đi tiểu hoặc đi đại tiện
  • Gặp các vấn đề khó chịu trong việc sử dụng nẹp cổ ví dụ như chảy dịch hoặc viêm tấy vùng da tiếp xúc
Gãy cột sống cổ là bệnh lý có thể để lại những tổn thương nặng nề như liệt vận động. Sơ cứu không đúng cách bệnh nhân gãy cột sống cổ có thể làm cho tổn thương thêm nặng nề hơn. Vì vậy hãy trang bị những kiến thức cơ bản cho bản thân, tránh gây hại thêm cho người thân khi mắc phải bệnh lý này.

Bác sĩ Ngô Minh Quân

>> Gãy xương mũi là trạng thái nứt, vỡ khi có một lực tác động đáng kể vào vùng mũi. Cùng Youmed tìm hiểu gãy xương mũi và những điều cần biết 

Từ khóa » Gãy đốt Sống Cổ C4