Ý Nghĩ Của Chỉ Số HgB Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì?

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Xét nghiệm
Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Phòng ngừa thiếu máu và giảm HgB

Lưu Hà

18-02-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

HgB là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu, kiểm tra tình trạng sức khỏe người được xét nghiệm, theo dõi sự thay đổi trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Vậy chỉ số HgB trong xét nghiệm máu là gì? Cần làm gì để phòng ngừa thiếu máu và giảm HgB? Cùng xem câu trả lời tại bài viết dưới đây!

  • Lấy máu tận nhà an toàn, khỏi lo “toang” vì COVID

  • Chỉ số HgB đạt bao nhiêu là bình thường?

  • Bà bầu bị thiếu máu nên ăn gì? Những thực phẩm bổ sung sắt

Nội dung chính
  • Chỉ số HgB là gì?
  • Chỉ số HgB trong kết quả xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?
  • Những nguyên nhân khiến chỉ số HgB thấp
  • Các triệu chứng thiếu máu người bệnh cần lưu ý
  • Phòng ngừa thiếu máu và giảm chỉ số HgB
  • Phụ nữ thường có chỉ số HGB thấp hơn nam giới đúng không?
  • Xét nghiệm HgB chẩn đoán các vấn đề về máu tại BV Phương Đông

Chỉ số HgB là gì?

Chỉ số HgB là viết tắt của Hemoglobin - một loại phân tử Protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận tạo sắc tố đỏ cho máu. Ngoài ra nó còn thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí đó là vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác đồng thời nhận khó CO2 quay trở về phổi. 

Chỉ số HgB biểu thị tình trạng thiếu máu của người được xét nghiệmChỉ số HgB biểu thị tình trạng thiếu máu của người được xét nghiệm

Khi chỉ số HgB thấp hay không nằm trong khoảng giá trị chuẩn tức là cơ thể người được xét nghiệm đang có vấn đề, khi đó bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để quyết định người này có cần truyền máu hay không. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa vào chỉ số HgB để chẩn đoán tình trạng thiếu máu nếu:

  • Nam có chỉ số HgB < 13g/dl (130g/l)
  • Nữ có chỉ số HgB < 12g/dl (120g/l).
  • Người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em có chỉ số HgB < 11g/dl (110g/l).

Ngoài ra, khi có hai trong 3 chỉ số trên thấp hơn so với mức bình thường thì được cũng được chẩn đoán là thiếu máu. 

Trên lâm sàng, người ta sẽ dựa vào chỉ số HgB để đánh giá tình trạng bệnh nhân có cần truyền máu hay không:

  • Chỉ số HgB > 10g/dl: thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB 8 - 10g/dl: thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu;
  • Chỉ số HgB 6 - 8 g/dl: thiếu máu nặng và cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB < 6g/dl: thực hiện truyền máu cấp cứu.

Chỉ số HgB khi xét nghiệm máu chênh lệch chủ yếu là do thiếu máu nhưng nó cũng có thể là do một số tác động trong quá trình tiến hành xét nghiệm như:

  • Garo đặt quá lâu gây tình trạng máu bị cô đặc
  • Số lượng bạch cầu và Lipid trong máu đóng lừa gây ra tình trạng HgB tăng giả
  • Điều kiện sống như người hút thuốc lá, người sống ở vùng cao cũng có thể làm tăng chỉ số Hemoglobin
  • Tế bào máu bị vỡ khi làm xét nghiệm
  • Một số loại thuốc gây tác dụng phụ là làm tăng chỉ số Hemoglobin như Gentamycin, Methyldopa hay thuốc làm giảm chỉ số Hemoglobin như thuốc kháng sinh, Apresoline, Aspirin, Sulfonamid,...

Những nguyên nhân khiến chỉ số HgB thấp

Chỉ số HgB thấp là biểu hiện cơ thể đang bị thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu như các tế bào máu được hình thánh với số lượng thấp hơn so với bình thường, tốc độ phá hủy của tế bào hồng nhanh hơn so với thời gian tạo thành, mất máu do bị thương. Thiếu máu ở nữ giới khi đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc hiến máu thường xuyên cũng ra tình trạng thiếu máu.

Triệu chứng thường gặp khi bị thiếu máuTriệu chứng thường gặp khi bị thiếu máu

Ngoài việc xét nghiệm máu HgB thì bạn có thể nhận biết sớm thiếu máu thông qua những triệu chứng dưới đây:

  • Thường gặp phải tình trạng ù tai, hoa mắt khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc cố gắng hoạt động, người lừ đừ và thường cảm thấy mệt mỏi
  • Hụt hơi do thở ngắn, nhịp tim nhanh hơn bình thường
  • Trí nhớ suy giảm, hay bị đau nhức đầu, khó tập trung vào việc gì đó, thường xuyên mất ngủ và trong trạng thái ngủ gà ngủ gật
  • Tay chân hay bị tê mỏi, khả năng lao động chân tay, lao động trí óc đều bị giảm sút
  • Thường thấy hồi hộp và đau tại vùng ngực trước tim
  • Da xanh xao, có thể vàng hoặc sạm đi, lòng bàn tay, da mặt, mắt thì nhợt nhạt
  • Rụng tóc, móng tay móng chân giòn và dễ gãy.

Phòng ngừa thiếu máu và giảm chỉ số HgB

Cách để phòng ngừa bệnh thiếu máu và giảm chỉ số HgB trong xét nghiệm máu tốt nhất chính là thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bổ sung các sắt và axit folic trong bữa ăn hàng ngày bằng cách ăn những thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh và thực phẩm giàu vitamin B12 như các chế phẩm từ đậu nành.

Từ khóa » Thiếu Hgb Là Gì