Ý Nghĩa 2 Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Minh Châu là nhà văn nổi bật của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Những tác phẩm của ông luôn chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc. Ông luôn trăn trở về cuộc đời con người và sứ mệnh của người nghệ sĩ. “Chiếc thuyền ngoài xa” được xem là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của tác giả. Bằng việcphân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng, ta sẽ thấy được cái nhìn đa chiều của chính tác giả về cuộc đời và con nghệ thuật.
Nội dung chính Show- Video liên quan
Thân bài
“Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác vào năm 1983, tiêu biểu cho hướng đi và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn đổi mới. Tác phẩm mang đậm yếu tố tự sự đi cùng với nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc. Trong truyện, ông đã để nhân vật Phùng phát hiện ra 2 vấn đề tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng lại có mối quan hệ rất mật thiết. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa đầy thơ mộng, ảo diệu; trái ngược với cảnh bạo lực, những góc khuất của cuộc đời bình thường. Điều đó đã khiến nhân vật, bản thân tác giả và cả độc giả vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị về cuộc đời và nghệ thuật.
- Luận điểm 2: Phát hiện đầu tiên: Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương
Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng – Nghệ sĩ Phùng được biết đến là nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng và tâm huyết với nghề nghiệp. Để có được tấm ảnh lịch về biển đẹp nhất, anh đã quay lại vùng biển cũ nơi anh từng tham gia chiến đấu. Nhiều ngày trời, anh đã bố trí, phục kích để có thể chụp được bức ảnh ưng ý nhất. Và rồi sau cùng, “vẻ đẹp” trời cho ấy đã tới. Một cảnh đẹp mà có lẽ, anh chỉ có thể gặp được một lần duy nhất trong cuộc đời. Dưới đôi mắt của người nghệ sĩ, cảnh tượng ấy hiện lên đẹp “ như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” .
Đó là khung cảnh buổi sớm tinh sương,xa xa có chiếc thuyền chài đang thu lưới giữa mặt biển: “mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa… đang hướng mặt vào bờ” . Cảnh sắc ấy đúng là có một không hai, kì diệu, tưởng chừng như chỉ là ảo ảnh. Từ không gian mênh mông của biển đến con người; từ màu sắc, đường nét đến ánh sáng,… tất cả đều hòa quyện với nhau rất hài hòa, tinh tế.
Đứng trước khung cảnh đẹp như mơ ấy, nghệ sĩ Phùng trở nên “bối rối ”, “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa ấy đã tác động mạnh mẽ vào tâm trí và trái tim của người nghệ sĩ. Nó khơi dậy những cảm xúc thăng hoa diệu kì mà bất cứ người làm nghệ thuật nào cũng đều khao khát. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, nhân vật đã khám phá ra chân lí của sự hoàn hảo, cảm thấy tâm hồn trở nên trong ngần. Người nghệ sĩ như được thanh lọc tâm hồn, dành toàn bộ trái tim và khối óc để thưởng thức và lưu giữ “khoảnh khắc trời cho” ấy.
- Luận điểm 2: Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo lực trong gia đình hàng chài
Sau những say đắm với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, người nghệ sĩ chưa hết bàng hoàng ấy đã đối mặt với phát hiện thứ hai. Giữa sự lung linh, ảo diệu của không gian, cảnh bạo lực gia đình hiện lên ngay trước mắt anh, khiến anh ngỡ ngàng và không kịp phản ứng. Từ chiếc ngư phủ tuyệt đẹp mà anh thầm cảm thán ấy, bước ra một người đàn bà xấu xí, cam chịu, theo sau là người đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác. Lão ta rút chiếc thắt lưng ra, quật tới tấp vào người đàn bà với những lời nguyền rủa đau đớn: “ Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ” . Cảnh tượng ấy đến bất ngờ, khiến cho nhân vật Phùng chỉ biết “đứng há mồm ra mà nhìn” . Bởi lẽ chính bản thân anh cũng không thể tin được sự phũ phàng của hiện thực đang diễn ra phía trước. Anh vừa mới được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp tuyệt vời trong cuộc đời người nghệ sĩ, khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện; ấy vậy mà đằng sau vẻ đẹp đó lại là cảnh bạo lực dã man, tàn ác, vô đạo đức.
Phát hiện thứ hai của nghệ sĩ PhùngSau những giây phút ngỡ ngàng, Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng để thấy nghệ sĩ Phùng đã “ vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới” để can ngăn. Là một người lính bước ra từ khói lửa, anh hiểu và trân trọng sự bình yên của hiện tại. Do vậy, đối mặt với cái xấu xa trước mắt, anh đã không màng tới thành quả nghệ thuật mình phải cất công tìm kiếm để bảo vệ cho sự bình yên ấy. Thế nhưng chưa kịp can ngăn, anh đã chứng kiến cảnh thằng Phác, con trai của người đàn bà xấu xí kia lao ra, giật lấy thắt lưng từ người đàn ông, “dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng” của cha nó. Để rồi chính nó lại bị cha tát hai cái, “ngã dúi xuống cát” . Nó lặng lẽ đưa tay lau những giọt nước mắt trên gương mặt “đầy những nốt rỗ chằng chịt” của người mẹ. Tình thương giản dị, bản năng của người con đối với mẹ mình đã khiến nhân vật Phùng cảm động, xót xa.
Ngỡ tưởng chỉ phải chứng kiến cảnh tượng đó một lần, thế nhưng bai ngày sau, nghệ sĩ Phùng tận mắt thấy được cảnh bạo lực ấy một lần nữa. Lần này, thằng Phác không còn chỉ lao ra che chở mẹ như trước, mà trên tay còn lăm lăm con dao, muốn xông vào người cha độc ác của mình. Chị nó, một cô bé yếu ớt đã tước đoạt con dao ấy, vật lộn với nó để ngăn em làm việc trái với luân thường đạo lí. Dù phải ngăn em, trơ mắt nhìn mẹ chịu bạo lực nhưng chắc hẳn cô bé ấy cũng rất đau đớn, xót xa tột cùng. Không thể để bạo lực tiếp diễn, nhân vật Phùng đã lao ra can ngăn và bị người đàn ông đánh cho bị thương. Anh phải đến trạm y tế để băng bó vết thương, chứng kiến thêm sự cam chịu, nhún nhường của người đàn bà ấy.
Sau tất cả, anh nhận ra rằng đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hóa mà anh tưởng là vô cùng hoàn hảo kia là hiện thực rất đỗi phũ phàng. Hòa bình đã lập lại, thế nhưng hạnh phúc của từng con người, số phận với những nghịch cảnh riêng thì vẫn còn tồn tại. Thông qua cái nhìn của người nhiếp ảnh ấy, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm nhiều triết lí nhân sinh về nghệ thuật và cuộc đời. Nghệ thuật, không phải chỉ là nhìn nhận ra vẻ đẹp trước mắt mà cần phải gắn với tình thương và hạnh phúc. Chúng ta không thể chỉ nhìn ngắm vẻ bề ngoài mà bỏ đi bản chất của cuộc đời. Đôi khi đằng sau cái hào nhoáng, lấp lánh lại ẩn chứa biết bao nghịch cảnh trớ trêu. Đồng thời tác giả cũng nhắn nhủ con người không nên nhầm lẫn, đánh đồng vẻ bên ngoài với bản chất bên trong của sự việc mà phải có cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc sống. Nghệ thuật vốn bắt nguồn và nảy sinh từ cuộc sống nhưng cuộc sống luôn biến động, nhiều chiều, không phải lúc nào cũng đẹp và hoàn hảo như nghệ thuật.
Kết bài
Dù là phát hiện về nghệ thuật hay cuộc đời, Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng thông qua nhân vật Phùng, chúng ta đều thấy được sự nghiêm túc với nghề, trái tim ấm nóng luôn yêu thương và thấu hiểu con người của tác giả Nguyễn Minh Châu. Đó là “quá trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn người” của ông, với những trăn trở sâu sắc về cuộc đời và con người, về ý nghĩa của nghệ thuật chân chính. Tác giả Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới”.
>> Xem thêm: Phân Tích Bức Tranh Phố Huyện tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” đầy đủ nhất
Qua việc xây dựng hai tình huống truyện độc đáo là hai phát hiện đầy mới mẻ của nghệ sĩ Phùng, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những quan điểm, triết lí sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, các em cùng tham khảo dàn ý phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa để thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng hai phát hiện đó. hãy tham khảo với Mobitool nhé.
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
a. Phát hiện đầu tiên: chiếc thuyền trong sương sớm – Bức tranh tuyệt đẹp với những đường nét huyền ảo. + Khung cảnh biển rộng lớn trong sáng sớm đẹp như bức tranh mực tàu. + Vẻ đẹp được phát hiện bởi người nghệ sĩ nhạy bén, tinh tế với cái đẹp
+ Vẻ đẹp của bức tranh “đơn giản và toàn bích”
– Phát hiện đó đã khiến Phùng: + Cảm thấy bối rối “có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy”. + Vẻ đẹp đó khiến Phùng cảm tưởng như nhận ra chân lý: cái đẹp chính là đạo đức
+ Vẻ đẹp đã khiến tâm hồn người nghệ sĩ như được thanh lọc.
b. Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo lực gia đình. – Người đàn bà xấu xí và người chồng tàn bạo bước ra từ con thuyền. – Người đàn ông đánh vợ một cách dã man và dùng những lời nói độc địa để chửi bới, nguyền rủa. – Cậu con trai đã lao vào đánh bố để bảo vệ mẹ. → Đằng sau vẻ đẹp toàn bích là khung cảnh xấu xí, nghịch lý của cuộc đời.
– Ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ: thấu hiểu cuộc đời, khám phá sự thật sau vẻ đẹp.
3. Kết bài:
Bài học của tác giả
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và phát hiện thứ nhất của phùng là gì ?
2. Thân bài:
a. Phát hiện thứ nhất – cảnh “đắt” trời cho:
* Vẻ đẹp toàn bích, toàn mỹ của tạo hóa: – Một con thuyền lưới cá dần dần cập bến trong ánh sương lẫn ban mai mờ mờ tựa như một “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. – Phùng đứng trước phát hiện bất ngờ này hoàn toàn trở nên bối rối, “trái tim như có gì đó bóp thắt vào”. – Phùng cảm thấy tâm hồn mình được thanh lọc, anh phát hiện ra rằng “bản thân cái đẹp là đạo đức”.
– Phùng lập tức đưa máy lên bấm “liên thanh” hết ba phần tư cuốn phim.
* ý nghĩa hai phát hiện của nghệ sĩ phùng – Cảnh một chiếc thuyền cập bến khá quen thuộc và bình thường ở miền biển. => Quan niệm về cái đẹp trong vũ trụ hầu như đều xuất phát từ những sự vật, sự việc thực bình thường. – Tượng trưng cho những vẻ đẹp duy mỹ, không tỳ vết, tuy nhiên để đạt được nó con người ta đều phải trải qua quá trình lao động miệt mài, lòng kiên nhẫn thì mới nhận được quả ngọt. – Thể hiện tấm lòng yêu nghệ thuật sâu sắc của một người nghệ sĩ chân chính.
=> Đằng sau những cái đẹp vốn có của tự nhiên đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của con người.
b. Phát hiện thứ hai – cảnh tượng bạo lực gia đình khủng khiếp:
* Diễn biến sự kiện: – Bước xuống từ chiếc thuyền đó một người đàn bà cao lớn, người đàn ông đi sau, lưng cong, tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, khuôn mặt dữ tợn. – Gã đàn ông rút chiếc thắt lưng liên tiếp quất vào người đàn bà, vừa đánh vừa rít lên những tiếng oán hận “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ. – Phùng kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu chỉ biết đứng “há hốc mồm ra nhìn”.
→ Chỉ trong một buổi sáng Phùng đã hai lần ngây ra, một lần là vì choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa, còn một lần khác là cảm giác không thể tin nổi trước khi buộc phải chứng kiến những cảnh tượng xấu xí nhất của cuộc sống
* Ý nghĩa: – Vén ra bức màn đang che mắt những con người làm nghệ thuật, đằng sau những vẻ đẹp tuyệt mỹ, toàn bích nhiều khi lại chính là những cảnh tượng đau thương nhất. – Quan niệm: Nghệ thuật không chỉ là nghệ thuật mà nó còn phải gắn liền với cuộc đời, vẫn biết rằng cái đẹp đều xuất phát từ cuộc đời, nhưng chẳng phải cuộc đời nào cũng đẹp và hoàn toàn đẹp.
– Chỉ ra một con đường mới cho những người làm nghệ thuật, phải thay đổi các nhìn nhận về cái đẹp, thay vì đi mãi một lối mòn săn tìm cái đẹp của tạo hóa, của trời ban, phải chăng họ còn nên nhìn vào cuộc đời, vào thực tế để khai thác những hạt ngọc quý trong tâm hồn con người.
3. Kết bài:
– Nêu cảm nhận chung.
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
2. Thân bài
a. Phân tích phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng – Hoàn cảnh: Theo yêu cầu chụp một bức ảnh về thuyền và biển để hoàn thành bộ lịch cho năm sau, Phùng đã trở lại chiến trường cũ miền Trung để tìm kiếm một tấm ảnh nghệ thuật đắt giá. – Phát hiện đầu tiên: một bức tranh đẹp từ cuộc sống tựa “bức họa cổ”
– Với Phùng đó là một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, một khung cảnh “đắt trời cho” mà khi thấy được anh như vỡ òa trong hạnh phúc.
– Khung cảnh không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến lý trí và tâm hồn Phùng: + Phùng đã vội đưa chiếc máy ảnh của mình lên bấm liên hồi để thu lấy tất cả những khoảnh khắc đẹp nhất của bức tranh cuộc sống. + Trong giây phút ấy, Phùng cảm nhận được sự trong ngần của chính tâm hồn mình.
+ Anh nhận ra rằng “cái đẹp chính là đạo đức”.
– Thông điệp về nghệ thuật sâu sắc được gửi gắm: + Để làm nên một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa đòi hỏi mỗi người nghệ sĩ phải có một quá trình sáng tạo lâu dài, bền bỉ.
+ Tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là một tác phẩm có tác động đến tư tưởng, tình cảm và tâm hồn con người, khiến cho “con người gần người hơn”.
b. Phân tích phát hiện thứ hai của Phùng – Phát hiện thứ hai của Phùng là phát hiện về một cuộc đời đau thương ẩn sau sự hoàn mỹ, toàn bích của bức tranh nghệ thuật được Phùng khám phá trước đó. – Một sự thật nghiệt ngã được phơi bày khi chiếc thuyền từ xa tiến lại gần bờ: Người đàn ông đánh vợ, người vợ cam chịu, nhẫn nhục. – Đứng trước cảnh tượng đó, Phùng không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ, ngỡ ngàng há hốc mồm như không hiểu chuyện gì đang xảy ra trước mắt mình.
– Hiện thực “phi đạo đức” xảy đến trước mắt , điều đó khiến Phùng không khỏi chua xót, cay đắng.
– Với phát hiện thứ hai, tác giả muốn gửi gắm đến một thông điệp đầy ý nghĩa: + Đằng sau vẻ đẹp hoàn mĩ có thể là những góc khuất xù xì, xấu xí của cuộc sống.
+ Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và vì cuộc sống.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị hai phát hiện của Phùng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm.
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu – Giới thiệu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
– Giới thiệu hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
2. Thân bài
a. Phát hiện thứ nhất về bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng của người nghệ sĩ
– Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ với cảnh chiếc thuyền ngoài xa thấp thoáng, ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. + Thiên nhiên: “bầu trời mờ sương trắng”, “ánh mặt trời”.
+ Hình ảnh của con người: “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng…”
– Tâm trạng, cảm nhận của người nghệ sĩ: + Người nghệ sĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”. + Tất cả cảnh sắc trời ban đó hiện lên trước mắt anh giống như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, tạo nên “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
+ Khoảnh khắc nắm bắt được vẻ đẹp đó, người nghệ sĩ trở nên “bối rối” và “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và có được “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại”.
– Phát hiện thứ nhất đã thể hiện quan điểm của người nghệ sĩ về nghệ thuật: + Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh” chính là sự giản dị, tự nhiên
+“Cái đẹp là đạo đức”, có tác dụng “thanh lọc”, khiến con người trở nên cao khiết, thánh thiện, không gợn đục.
b. Phát hiện thứ hai về cảnh bạo hành đầy nghịch lí của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
– Từ chiếc thuyền bước ra hình ảnh của: + Người đàn bà cao lớn, với những đường nét thô kệch, vẻ mặt mệt mỏi, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới
+ Người đàn ông với tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, đi chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.
– Sự việc diễn ra: + Người chồng hùng hổ rút chiếc thắt lưng, “chẳng nói chẳng rằng” quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. + Người vợ, không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy.
+ Anh con trai giằng thắt lưng, phản kháng lại người bố để bảo vệ mẹ.
– Thái độ của người nghệ sĩ: + Người nghệ sĩ nhiếp ảnh như “chết lặng”, không tin những gì đang diễn ra trước mắt. + Sau đó, Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”.
– Phát hiện thứ hai đã thể hiện quan niệm về cuộc đời: hiện thực đầy gai góc, gồ ghề, ngang trái và đối lập hoàn toàn với vẻ đẹp tuyệt bích, bình yên của tác phẩm nhiếp ảnh.
c. Mối quan hệ giữa hai phát hiện – Thể hiện quan niệm triết lí nhân sinh độc đáo: Cuộc sống con người vốn đa chiều, phức tạp.
– Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc đời: Chỉ khi có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, chúng ta mới phát hiện được những nghịch lí cùng sự khuất lấp của cuộc sống phức tạp.
3. Kết bài
Khái quát ý nghĩa về hai phát hiện của người nghệ sĩ trong tác phẩm
1. Mở bài
· Tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” · Khái quát hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
2. Thân bài
- Phát hiện cảnh đẹp trong nghệ thuật:
- Cảnh đẹp khi chiếc thuyền ngoài xa
- Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng
- Phát hiện về sự thật cuộc đời:
- Cảnh tượng khi chiếc thuyền tiến vào gần
- Cảm xúc của nhân vật Phùng
- Mối quan hệ và ý nghĩa của hai phát hiện:
3. Kết bài
· Qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, ta đã thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và cuộc sống mà chiếc thuyền chính là hiện thân.
Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông đã cho thấy một ngòi bút tài năng với quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Bằng lối văn nhẹ nhàng mà sâu sắc, ông đã gửi gắm vào các hình tượng nhân vật của mình những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, cuộc đời. Tác phẩm thành công và tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu phải kể đến Chiếc thuyền ngoài xa, một truyện ngắn được sáng tác vào năm 1983, viết về số phận con người giữa cuộc sống những ngày sau cách mạng. Trong tác phẩm, hai phát hiện độc đáo của nghệ sĩ Phùng được xem là chi tiết tiêu biểu để tác giả gửi gắm tư tưởng mình một cách sâu sắc và đầy đủ nhất.
Phùng là một người lính trở về từ cuộc chiến “vào sinh ra tử” của đất nước. Sau cách mạng, anh làm nghề nhiếp ảnh. Nhiệm vụ của Phùng được trưởng phòng giao phó là tạo ra được một tác phẩm nghệ thuật về thuyền và biển để hoàn thiện đủ cho bộ lịch năm sau…(Còn tiếp)
Từ khóa » Trình Bày 2 Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng
-
Top 7 Bài Phân Tích 2 Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng Hay Nhất
-
TOP 12 Bài Phân Tích 2 Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng
-
Dàn ý Phân Tích Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng Trong Chiếc Thuyền ...
-
Phân Tích Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng Trong Truyện Ngắn Chiếc ...
-
5 Bài Văn Phân Tích Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng Trong Truyện Ngắn
-
Sơ đồ Tư Duy Phân Tích 2 Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng - TopLoigiai
-
Phân Tích Phát Hiện Thứ 2 Của Nghệ Sĩ Phùng Hay Nhất - TopLoigiai
-
Dàn ý Phân Tích Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng | Văn Mẫu 12
-
Phân Tích 2 Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng Hay Nhất
-
Văn Mẫu Phân Tích Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng - Triết Học
-
Văn Mẫu Lớp 12: Dàn ý Phân Tích Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng (4 ...
-
Top 7 Bài Phân Tích 2 Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng Hay Nhất
-
Phân Tích Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng Trong Truyện ... - Lop 12
-
Cảm Nhận Về Hai Phát Hiện Của Nghệ Sĩ Phùng (hay Nhất)