Ý Nghĩa 49 Ngày Và 100 Ngày Là Gì? Tại Sao Ngày Này Quan Trọng?

Ý Nghĩa 49 ngày và 100 ngày là gì? Tại sao ngày này quan trọng? 10/03/2022 Ý nghĩa 49 ngày và 100 ngày là gì? Chắc hẳn rất nhiều người biết đến lễ cúng 49 và 100 ngày khi đây là một khái niệm đã rất quen thuộc. Tuy nhiên 2 ngày này có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé Mục lục bài viết

1. Giải thích ý nghĩa 49 ngày và 100 ngày

Lễ cúng 49 ngày (Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời cũng là buổi lễ cúng vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người đã khuất. Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày, sau đó là lễ cúng 100 ngày.

ý nghĩa 49 ngày và 100 ngày

Ý nghĩa 49 ngày và 100 ngày là nét văn hoá truyền thống đặc trưng của người Việt

Phong tục này được dựa theo thuyết Phật giáo: Âm hồn sau khi qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau đó linh hồn phải đi qua một điện lớn ở âm ty, và sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát đến cảnh giới khác. Trong quãng thời gian này đưa linh hồn người chết nên nương nhờ cửa nơi Phật.

Gia đình nào ở Việt Nam cũng đều chú trọng bữa cơm trong gia đình, đây chính là giây phút đầm ấm nhất để gia đình có thể tụ họp, quây quần bên nhau. Mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm và đông đủ nhất. Tục cúng 49 ngày, 100 ngày cũng xuất phát từ những quan niệm này, như muốn nói lên sự tụ họp của gia đình; dù người đã quá cố nhưng cũng muốn dùng chung bữa cơm với cả gia đình.

Việc cúng 49 ngày hay 100 ngày cũng tùy theo ở mỗi địa phương và mỗi phong tục và niềm tin của mỗi người khác nhau:

1.1. Quan niệm của người Trung Hoa

Người Trung Hoa quan niệm rằng, sau khi mất đi, linh hồn của người chết phải đi qua 10 cửa ngục để được phán xét tội ác lúc còn sống trên trần gian. Vì vậy mà 7 tuần đầu sau khi mất họ sẽ đi qua 7 cửa ngục, tuần 100 ngày qua cửa thứ 8. Tuần Tiểu tường giáp 1 năm linh hồn người mất sẽ đi qua cửa thứ 9 và tuần Đại tường giáp 2 năm sau khi chết sẽ qua cửa thứ 10.

ý nghĩa của 49 ngày và 100 ngày

Cúng 49 ngày hay 100 ngày để hồi hướng cho người mất có hành trang để tái sinh

Sau khi đi qua 10 cửa ngục ấy, linh hồn người chết mới đi đầu thai. Do vậy lễ cúng 100 ngày hay 49 ngày cũng đều mang chung một ý nghĩa là người sống muốn người đã mất sẽ sớm đầu thai, cứu người đã mất ra khỏi địa ngục bằng những hành động những đức phước của người còn sống.

1.2. Theo thuyết Phật giáo

Phật giáo cho rằng, không phải con người sau khi chết là hết. Sau khi thân xác hư hoại thì thần thức tùy theo nghiệp báo sẽ tái sinh vào cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người chết đã gieo tạo khi còn sống. Ngoại trừ các bậc đại giác như Đức Phật, bậc Bồ-tát, bậc A-la-hán đã cắt đứt dòng tham ái, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, nhân và thiên…

Như vậy, cúng 49 ngày và 100 ngày thật sự có ý nghĩa đối với những người đã mất chưa quyết được tái sinh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của thân trung ấm. Lễ cúng cầu siêu như vậy có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người quá vãng hướng tâm về cái thiện, sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp. Nhờ đó mà thần thức của người mất được tái sinh về cảnh giới tốt đẹp hơn.

Người chết sẽ qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua điện âm ty (tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ dương lịch). Sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát, có nhiều nơi sẽ cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc - thôi khóc). Thời gian này âm hồn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa được. Vì vậy, gia đình cần phải cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã mất để họ yên tâm ra đi, không còn vấn vương trần tục.

2. Cúng 49 ngày và 100 ngày cần chuẩn bị những gì?

Bữa cơm gia đình người Việt Nam thường mộc mạc và giản dị. Do vậy, bữa cơm 100 ngày cũng như bữa cơm gia đình bình thường, có sự tụ họp của đông đủ các thành viên trong gia đình. Trước bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì thì cúng thứ đấy. Không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong.

mâm cỗ cũng 100 ngày 49 ngày

Mâm cơm cúng không cần quá cầu kỳ, có sao cúng vậy

Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong rót chén nước. Đây như là bữa cơm sum họp gia đình, vì vậy gia đình cũng không cần chuẩn bị quá phô trương. Chỉ cần là những món ăn đơn giản mà gia đình thường ăn cùng nhau thường ngày.

Khi sắp đặt cúng tế 49 ngày và 100 ngày, rất kỵ việc sát sinh, vì việc sát sinh sẽ làm liên lụy khổ quả cho người chết. Chình vì vậy, người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý. Nếu muốn cúng tế, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại động vật.

Ý nghĩa 49 ngày và 100 ngày đặc biệt quan trọng, trở thành một nét văn hoá truyền thống đặc trưng của người Việt Nam. Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày và 100 ngày là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà các Phật tử làm theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng Kinh niệm Phật, mọi người phải thành tâm, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện cho người đã khuất.

Chủ Đề Liên Quan:

  • 199+ mẫu Lan Can Đá đẹp chế tác thủ công, Tinh Xảo Nhất 2022
  • Chia sẻ:
Mỏ khai thác: Đoàn Trung - Thanh Lâm - Như Xuân - Thanh Hóa Văn Phòng và xưởng sản xuất: Phố Quang - P.An Hưng - TP.Thanh Hóa. Điện thoại: 0834.291.993 Email: Binhtungstone@gmail.com

Từ khóa » Cúng Người Chết