Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI | CHÙA TAM BẢO

CHÙA TAM BẢO - 429/18 HÙNG VƯƠNG-THÀNH PHỐ TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • GIÁO LÝ
    • TỊNH ĐỘ
    • NGHIỆP-NHÂN QUẢ-LUÂN HỒI
    • NGHIỆP VÀ LUÂN HỒI
    • CÁC BÀI SÁM THƯỜNG TỤNG
    • GIỚI LUẬT
    • GIÁO LÝ CƠ BẢN TẬP 1
    • GIÁO LÝ CƠ BẢN TẬP 2
    • GIÁO LÝ TẬP 1
    • GIÁO LÝ TẬP 2
    • GIÁO LÝ TẬP 3
    • GIÁO LÝ TẬP 4
    • GIÁO LÝ TẬP 5
    • GIÁO LÝ TẬP 6
    • GIÁO LÝ TẬP 7
    • GIÁO LÝ TẬP 8
    • GIÁO LÝ TẬP 9
    • GIÁO LÝ TẬP 10
    • GIÁO LÝ TẬP 11
    • GIÁO LÝ TẬP 12
    • GIÁO LÝ TẬP 13
    • GIÁO LÝ TẬP 14
    • GIÁO LÝ TẬP 15
    • GIÁO LÝ TẬP 16
    • GIÁO LÝ TẬP 17
    • GIÁO LÝ TẬP 18
    • GIÁO LÝ TẬP 19
    • GIÁO LÝ TẬP 20
    • GIÁO LÝ TẬP 21
    • GIÁO LÝ TẬP 22
    • GIÁO LÝ TẬP 23
    • GIÁO LÝ TẬP 24
    • GIÁO LÝ TẬP 25
    • GIÁO LÝ TẬP 26
    • GIÁO LÝ TẬP 27
    • GIÁO LÝ TẬP 28
    • GIÁO LÝ TẬP 29
    • GIÁO LÝ TẬP 30
    • GIÁO LÝ TẬP 31
    • CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG 1
    • CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG 2
    • CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG XUÂN 2020
    • TỰ TÁNH THANH TỊNH THIỀN
    • KHÁC BIỆT GIỮA ĐẠO PHẬT TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA
    • TÌM HIỂU VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
  • NGHE PHÁP
    • AUDIO
    • VIDEO
  • THƠ - TRUYỆN
    • THƠ ĐẠO
    • TRUYỆN
      • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI
        • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 1
        • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 2
        • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 3
        • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 4
        • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 5
        • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 6
        • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 7
        • NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
      • TRUYỆN NGẮN
      • TRUYỆN ĐẠO
  • HÌNH ẢNH
  • TẢI VỀ
  • THÔNG BÁO
  • LIÊN HỆ
Home / GIÁO LÝ TẬP 2 / Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI GIÁO LÝ TẬP 2

Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI '' Đệ tử kính lạy, Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, thập phương Chư Phật, vô lượng Phật pháp, cùng Thánh Hiền Tăng. Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi lầm thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm điều lành, ngửa trông ơn Phật, từ bi gia hộ, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hằng ngày an vui tu tập, phép Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh, trí huệ sáng suốt thần thông tự tại. Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng, cha mẹ anh em, thân bằng quyến thuộc cùng tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo''. Cần hiểu rõ ý nghĩa của bài sám. I/ Đại ý: Bài này có ba ý chính. 1. Xin thú nhận những lỗi của mình đã làm 2. Xin nguyện làm các việc lành theo lời Phật dạy. 3. Xin nguyện hồi hướng công đức cha mẹ anh em, chị em cùng tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. II/ Dàn bài: Bài này có thể chia làm ba phần: 1. Từ câu:'' Đệ tử kính lạy ''....đến câu ... ''cùng thánh hiền tăng''. Đoạn này Đệ tử xin kính lạy Phật- Pháp- Tăng. 2. Từ câu :'' Đệ tử lâu đời lâu kiếp ''... đến câu ...'' thần thông tự tại'' Trong đoạn này. Đệ tử xin sám hối những lỗi lầm đã làm, xin nguyện làm các việc lành, xin nhờ ơn chư Phật gia hộ để vâng theo lời Phật dạy. 3. Từ câu '' Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng''... cho đến hết.Trong đoạn này, đệ tử xin hồi hướng công đức cho cha mẹ anh em cùng tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. III. Giảng nghĩa: 1. Sám hối: Sám là xin thú nhận những lỗi đã làm. Hối là xin nguyện đời nay và sau không phạm những lỗi lầm ấy nữa. Bài này gọi là bài sám hối, chúng ta đối trước Phật Pháp Tăng, tỏ bày những lỗi lầm của mình đã phạm từ trước đến nay, rồi xin nguyện từ nay về sau không phạm một lần nữa. 2. Đệ tử: Đệ là học trò, tử là con là tiếng các Phật tử xin đối với đức Phật. Đức Phật là thầy, mình là học trò, là con, vì nhờ Đức Phật làm cho mình tăng trưởng trí huệ và phước đức, là vì đức Phật thương tất cả chúng sanh như con. 3. Kính lạy: Kính là tôn kính là tôn trọng lạy là năm vóc gieo xuống đất. Kính lạy là cử chỉ tỏ lòng cung kính tôn trọng đối với Phật Pháp Tăng. 4. Đức Phật Thích Ca: Đức Phật là một vị Giác ngộ cho mọi loài cho mình, hai giác hạnh đều hoàn toàn viên mãn. Thích Ca là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ ở cõi Ta bà, dịch nghĩa là Năng Nhơn Tịch Mặc : Năng Nhơn là có lòng nhơn từ; Tịch là trong sạch không có các tánh xấu, Mặc là an tịnh không có các phiền não nhiễu loạn. 5. Phật A Di Đà: là Đức Phật làm giáo chủ ở cõi Tịnh Độ, A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Thọ nghĩa là sống lâu không lường và Vô Lượng Quang nghĩa là sáng suốt không lường . 6.Thập Phương Chư Phật: là các Đức Phật trong 10 phương : phương đông phương tây, phương nam, phương bắc, phương đông nam, phương tây nam, phương đông bắc, phương tây bắc và phương trên, phương dưới. Đây chỉ phương nào cũng có rất nhiều Đức Phật, số nhiều như số cát sông hằng không siết kể 7. Thánh Hiền Tăng: Tăng là chỉ các vị Tăng già xuất gia theo đạo Phật. Thánh Hiền Tăng đây chỉ cho các vị Bồ Tát, các vị A La Hán từ trước đến nay đã tu hành chứng quả. 8. Lâu đời lâu kiếp. Đời là khoảng thời gian từ khi sanh đến khi chết. Kiếp là gồm có nhiều đời. ý nói đệ tử trải qua rất nhiều đời nhiều kiếp về trước. 9. Nghiệp chướng nặng nề: Nghiệp là sự hành động, có ba nghiệp là thân nghiệp nghĩa là những hành động về thân, khẩu nghiệp là những lời nói, ý nghiệp là những ý nghĩ tư tưởng. Chướng là chướng ngại trên con đường chánh đạo, con đường giải thoát. Những nghiệp làm từ trước đến nay rất nặng nề, làm chướng ngại sự tu học, sự giải thoát của mình. 10. Tham, giận, kiêu căng: đây là ba tính xấu của người. Tham là tham lam, ham muốn như tham tiền, tham ăn, giận là nóng nảy, giận dữ, kiêu căng là khoe khoan ý mình tài giỏi khinh người. 11. Si mê lầm lạc: đây là một tánh xấu. U mê ngu dốt không biết phải trái, nên việc làm sai lạc. Bốn tính xấu này là tánh xấu cội gốc của con người, bao nhiêu tính xấu khác đều do bốn tánh này mà ra. 12. Ngày nay nhờ Phật, biết sự lỗi lầm: ngày hôm nay nhờ Phật chỉ bày dạy bảo nên tự biết những điều sai lầm những tánh xấu. 13. Thành tâm sám hối: xin thành tâm sám hối tất cả tội lỗi. 14. Thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành: nghĩa là đứng trước Phật Pháp Tăng xin tự hứa chắc chắn rằng bắt đầu từ nay bỏ tất cả điều dữ hại người, làm tất cả việc lành lợi. 15. Ngữa trông ơn Phật từ bi gia hộ : nghĩa là trông mong lòng từ bi của đức Phật thương tưởng ủng hộ giúp đở. 16. Thân không tật bệnh, tâm không phiền não: Phiền não là trạng thái tâm lý bị nung nấu não loạn, nghĩa là trông mong ơn Phật gia hộ cho thân thể khỏi các bệnh tật, tâm được an tịnh khỏi các phiền não rối loạn. 17. Hằng ngày an vui tu tập: Tu là sửa những tánh xấu, tập làm theo những hạnh lành, nghĩa là thường thường được an tịnh vui vẻ, sửa đổi những tính xấu, tập làm hạnh lành. 18. Phép Phật nhiệm mầu: tức là những phương pháp Phật dạy áp dụng theo, sẽ có nhiều kết quả rất nhiệm mầu, khó lường khó hiểu được. 19. Minh tâm kiến tánh : là sáng tỏ chơn tâm, thấy rõ thể tánh tức là được giải thoát giác ngộ như đức Phật, sáng suốt chói rõ tâm tánh chơn thật của mình và của mọi người. 20. Trí tuệ sáng suốt : là không còn u mê tối tăm, trí não được sáng suốt, hiểu rõ mọi sự mọi vật. 21. Thần thông tự tại : thần thông là những phép bí mật, huyền diệu, người thường không làm nổi, chỉ riêng mấy vị giác ngộ mới hiểu mới làm được. Tự tại là tự do tự ý, không bị hoàn cảnh xung quanh trở ngại, tuỳ theo ý muốn làm gì cũng được. 22. Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng, cha mẹ anh em, thân bằng quyến thuộc cùng tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo: ( cứu độ là cứu giúp đưa từ đau khổ đến an vui, từ mê lầm đến giác ngộ), tôn trưởng là các vị trưởng lão nhiều tuổi nhiều đức đứng đầu trong một họ một phái. Chúng sanh chỉ cho các loài có sinh mạng có sống chết như các lòai người, loài súc sanh, loài chư thiên . . .) Đây là lời nguyện của một Phật tử tu hành không mưu cầu lợi riêng cho mình mà còn nguyện cứu độ tất cả mọi loài cùng được giác ngộ như mình ( trích Phật Pháp)

Ý NGHĨA BÀI SÁM HỐI 2016-10-28T22:35:00-07:00 Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

Share to:

Google+ Facebook Twitter

Related Articles :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Tìm kiếm

Tổng số lượt xem trang

Lưu trữ Blog

  • ▼  2016 (621)
    • ▼  tháng 10 (246)
      • ĐƯỢC LÀM THÂN NGƯỜI LÀ CÓ PHƯỚC
      • CÁI NHÌN CỦA NGƯỜI THẤY ĐẠO
      • BA ĐIỀU KHÓ ĐƯỢC
      • BẮT ĐẦU HỌC PHẬT
      • PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
      • THƠ ĐẠO (2)
      • VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG TĂNG ĐOÀN
      • XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA MÙA AN CƯ
      • TU TÂM TRONG ĐẠO PHẬT
      • BỐN LOẠI NHẪN
      • NHẪN - THUỐC TRỪ SÂN HẬN
      • THƠ ĐẠO
      • TÍNH CÁCH ĐA DẠNG CÂU PHẬT HIỆU A DI ĐÀ
      • TÍNH CÁCH ĐA NĂNG ĐA DẠNG CÂU NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
      • CHÂN THẬT TU
      • NIỆM PHẬT THẾ NÀO CHO ĐÚNG
      • MỘT CÁCH NHÌN
      • Ý NGHĨA CẦU NGUYỆN
      • GIÁ TRỊ CUỘC ĐỜI
      • TÂM THẤT NIỆM ( Tâm mất chánh niệm )
      • CÔNG ĐỨC & PHƯỚC ĐỨC
      • CÒ NUÔI CON
      • QUY Y TAM BẢO
      • PHI TÍCH CAO TĂNG
      • BẢY CÁCH ĐOẠN TRỪ PHIỀN NÃO
      • TẤT CẢ CHÚNG SANH ĐỀU CÓ PHẬT TÁNH
      • NHỮNG TỆ NẠN XÃ HỘI XƯA VÀ NAY
      • TẠI SAO TA PHẢI TU?
      • KỆ TỐNG TÁNG
      • NHẪN
      • THÂN - KHẨU - Ý
      • KHÔNG
      • 11 PHƯƠNG PHÁP ĐỂ TÂM THANH TỊNH
      • NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT
      • KINH CHÂN HẠNH PHÚC
      • TÂM SÂN LÚC GẦN CHẾT
      • THƯỚC ĐO NGƯỜI TU
      • CHÁNH NIỆM TRONG TỪNG GIÂY PHÚT
      • KIỂM TRA CÔNG PHU
      • LỜI DI CHÚC LÚC LÂM CHUNG CHO CON CHÁU
      • NHÂN QUẢ
      • NHÂN-DUYÊN-QUẢ TRONG PHÁP TU TỊNH ĐỘ
      • TU THIỀN HAY TU TỊNH?
      • TRẢ NGHIỆP MỘT LẦN
      • HƯỞNG PHƯỚC BẤT HƯỞNG TẬN
      • TU HỌC LÀ SỰ CHUYỂN HÓA TÂM TÍNH
      • NHẪN - NHỊN
      • THÂN PHẬN NGƯỜI MÙ
      • PHƯỚC TĂNG NGHIỆP GIẢM
      • ĂN HIỀN Ở LÀNH CHƯA GỌI LÀ ĐỦ
      • BÀI CA KHUYẾN THIỆN
      • CUỘC ĐỜI LÀ MỘNG
      • THƠ CHỮ TIỀN
      • KHUYẾN TU
      • TU LUYỆN TÂM TÍNH
      • NHẪN ĐỂ XOAY VẦN
      • CHỮ “NHẪN TRONG KINH PHẬT
      • PHÁP ĐỐI TRỊ SÂN HẬN
      • PHẪN NỘ MẤT KHÔN
      • HẠNH LY XẢ
      • NHẪN LÀ “MÓN” THƯỜNG DÙNG
      • PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
      • BỐN LOẠI CON
      • CÁCH TÂN GIÁO LUẬT PHẬT GIÁO
      • TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC
      • DỄ MÀ KHÓ
      • LÀM NGƯỜI PHẬT TỬ GƯƠNG MẪU
      • CHÙA CÔ HỒN
      • TINH THẦN VÔ NGÃ BÌNH ĐẲNG TRONG ĐẠO PHẬT
      • HIẾU
      • ĐẠI VIÊN MÃN CỦA PHẬT GIÁO
      • CĂN TÁNH VÀ PHÁP TU
      • PHÁP THÂN
      • TÁM GIÓ THẾ GIAN
      • MỤC ĐÍCH ĐI CHÙA
      • TU BỒI CỘI PHƯỚC
      • PHƯỚC ĐỨC VÀ TRÍ TUỆ
      • PHÁT HUY ĐẠO LỰC
      • NGHIỆP CHƯỚNG TRONG TA
      • NGHĨ TỐT LÀM TỐT TÂM THANH TỊNH
      • NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO
      • NHỮNG SỰ LỢI ÍCH CỦA VIỆC TU HỌC PHẬT PHÁP
      • NGƯỜI NHÀ NÔNG NGHÈO
      • BỐN THỨ SUY
      • NHỮNG GÌ LÀ TỐI THƯỢNG
      • BẢY PHÁP ĐOẠN TRỪ PHIẾN NÃO
      • BỐN HẠNG NGƯỜI
      • TINH THẦN PHẬT GIÁO THỂ HIỆN QUA CÁC ĐẶC TÍNH
      • KINH CHỦ TRƯƠNG CỦA NHƯ LAI
      • NĂM TRƯỢC - LỤC HÒA
      • TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ
      • THỔ CÔNG - TÁO QUÂN
      • SỰ HỒI SINH PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
      • QUẢ BÁO THIỆN ÁC
      • TỤNG KINH
      • CHẤP TAY CHÀO NGƯỜI
      • QUẢ BÁO CỦA VIỆC SÁT SANH VÀ ĂN THỊT
      • TÍNH CHẤT NHÂN QUẢ BÁO ỨNG
      • DI GIÁO CỦA PHẬT
      • THƠ ĐẠO
Được tạo bởi Blogger.

Nhãn

  • AUDIO
  • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 1
  • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 2
  • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 3
  • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 4
  • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 5
  • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 6
  • BÁO ỨNG HIỆN ĐỜI TẬP 7
  • CÁC BÀI SÁM THƯỜNG TỤNG
  • CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG 1
  • CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG 2
  • CHÂM NGÔN CUỘC SỐNG XUÂN 2020
  • GIÁO LÝ TẬP 35
  • GIÁO LÝ TẬP 36
  • GIÁO LÝ TẬP 37
  • GIÁO LÝ TẬP 38
  • GIÁO LÝ TẬP 39
  • GIÁO LÝ TẬP 40
  • GIÁO LÝ TẬP 41
  • GIÁO LÝ TẬP 49
  • GIÁO LÝ TẬP 15
  • GIÁO LÝ TẬP 28
  • GIÁO LÝ TẬP 29
  • GIÁO LÝ TẬP 30
  • GIÁO LÝ TẬP 31
  • GIÁO LÝ TẬP 35
  • GIÁO LÝ CƠ BẢN TẬP 1
  • GIÁO LÝ CƠ BẢN TẬP 2
  • GIÁO LÝ TẬP 1
  • GIÁO LÝ TẬP 10
  • GIÁO LÝ TẬP 11
  • GIÁO LÝ TẬP 12
  • GIÁO LÝ TẬP 13
  • GIÁO LÝ TẬP 14
  • GIÁO LÝ TẬP 16
  • GIÁO LÝ TẬP 17
  • GIÁO LÝ TẬP 18
  • GIÁO LÝ TẬP 19
  • GIÁO LÝ TẬP 2
  • GIÁO LÝ TẬP 20
  • GIÁO LÝ TẬP 21
  • GIÁO LÝ TẬP 22
  • GIÁO LÝ TẬP 23
  • GIÁO LÝ TẬP 24
  • GIÁO LÝ TẬP 25
  • GIÁO LÝ TẬP 26
  • GIÁO LÝ TẬP 27
  • GIÁO LÝ TẬP 3
  • GIÁO LÝ TẬP 32
  • GIÁO LÝ TẬP 33
  • GIÁO LÝ TẬP 34
  • GIÁO LÝ TẬP 4
  • GIÁO LÝ TẬP 5
  • GIÁO LÝ TẬP 6
  • GIÁO LÝ TẬP 7
  • GIÁO LÝ TẬP 8
  • GIÁO LÝ TẬP 9
  • GIỚI LUẬT
  • GIỚI THIỆU
  • HÌNH ẢNH
  • KHÁC BIỆT GIỮA PHẬT GIÁO TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA
  • LIÊN HỆ
  • NGHIỆP VÀ NHÂN QUẢ
  • NHÂN QUẢ
  • NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
  • TẢI VỀ
  • THÔNG BÁO
  • THƠ ĐẠO
  • TÌM HIỂU VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
  • TỊNH ĐỘ
  • TRUYỆN ĐẠO
  • TRUYỆN NGẮN
  • TỰ TÁNH THANH TỊNH THIỀN
  • VIDEO

Bài đăng phổ biến

  • NGÀY NÀO LÀ NGÀY CUỐI TUẦN NGÀY NÀO LÀ NGÀY CUỐI TUẦN             Ngày nào là ngày cuối tuần, là ngày thứ Bảy hay ngày Chủ nhật? Nếu xem ngày Chủ nhật là ngày đầu tu...
  • TAM TỰ QUY TAM TỰ QUY Ø Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát Vô thượng tâm (1 lạy) Ø Tự quy y Pháp, đương nguyện chún...
  • NGHI XẢ TANG NGHI  XẢ  TANG  Xướng : Gia quyến thủ phục thọ ai tình, lễ hương linh nhị bái : -         Sanh hà tử thị tận quy không, Âm phủ dương gi...
  • CÒN MẸ CÒN MẸ Còn mẹ còn lối đi về Mất mẹ, cả lối về quê   cũng mờ Còn mẹ, ngày đợi đêm chờ Mất mẹ, ngay cả giấc mơ cũng buồn Còn mẹ, ...
  • VĂN TÁC BẠCH TRAI TĂNG TUẦN CHUNG THẤT VĂN TÁC BẠCH TRAI TĂNG TUẦN CHUNG THẤT Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ngưỡng bạch chư tôn...
  • Ý NGHĨA HAI THỜI CÔNG PHU ( Mai – Chiều) Ý NGHĨA HAI THỜI CÔNG PHU ( Mai – Chiều) Đánh tan tục lụy hồi chuông sớm Gõ nát trần tâm tiếng mõ chiều Hạ 2001- PL: 254...
  • THẾ NÀO LÀ PHẬT TỬ THUẦN THÀNH ? THẾ NÀO LÀ PHẬT TỬ THUẦN THÀNH ?   Nếu chỉ thờ Phật, cúng Phật, lạy Phật, ăn chay thì chưa thể gọi là Phật tử thuần thành, là chính thức ...
  • 12 DANH HIỆU PHẬT A DI ĐÀ Cũng là 12 lời nguyện muốn về cõi An Dưỡng Cực Lạc A Di Đà.    Thì phải tu các nguyện sau đây:          Danh hiệu của Phật còn gọi là...
  • CHÚC TÁN HỘ PHÁP       CHÚC TÁN HỘ PHÁP Thiên, A tu la, Dược xoa đẳng, Lai thính pháp giả ưng chí tâm. Ủng hộ Phật pháp sử trường tồn, Các các cần ...
  • NHÀ MẸ NHÀ CON   NHÀ MẸ NHÀ CON                              Nhà Mẹ con ở nửa đời                    Mẹ chưa phiền trách một lời dỡ hay              ...
  • Home
  © CHÙA TAM BẢO - 429/18 HÙNG VƯƠNG-THÀNH PHỐ TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM. All Right Reserved. Template by templatoid

Từ khóa » đệ Tử Kính Lạy đức Phật Thích Ca