Ý Nghĩa Biểu Tượng Chữ Vạn Trong Phong Thủy - Viễn Chí Bảo

Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới. Được coi như một trong 32 tướng tốt nhất của Đức Phật. Chữ Vạn vốn là phù hiệu không phải là chữ viết, đây là biểu tượng của sự may mắn. Nếu chúng ta để ý thì biểu tượng chữ Vạn luôn xuất hiện trước ngực của Đức Phật. Vậy trong phong thủy, chữ Vạn có ý nghĩa gì? Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về chữ Vạn nhé!

Chữ Vạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo

Theo từ điển mở Wikipedia, chữ Vạn (卍) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi swastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng”.

Biểu tượng chữ Vạn ở Ấn Độ giáo được trang trí trên các chấm tròn ở các góc một phần tư. Chữ Vạn là biểu tượng đại diện cho sự may mắn và nó xuất hiện đầu tiên vào những năm trước công nguyên. Biểu tượng chữ Vạn đại diện cho toàn thể vũ trụ, hệ mặt trời, nơi phát sinh nguồn sống vô tận và vĩnh hằng.

 Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo

Chữ Vạn trong Phật giáo là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật, đại diện cho công đức vô lượng của Ngài. Chữ Vạn xuất hiện trên ngực của Đức Phật là đại diện cho giác ngộ toàn vẹn, thể hiện đúng đạo lý Trung Đạo của nhà Phật, vượt ra ngoài sự đối đãi. Hình ảnh chữ Vạn được xuất hiện trong chùa chiền và các nghi lễ tôn giáo của Đạo Phật. Nhưng chữ Vạn không chỉ là biểu tượng riêng của Đạo Phật.

Chữ Vạn là biểu tượng được sử dụng rộng rãi trong Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo. Trong Kỳ Na giáo cổ xưa, chữ Vạn đại diện cho thất vị thánh nhân. Thường được vẽ trên bàn tay của các tín đồ nhằm nhắc nhở về bốn nơi tái sinh trong luân hồi là thiên đường, nhân gian, động thực vật và địa ngục. Người Ấn thường đặt ký tự chữ Vạn ở trang đầu tiên của cuốn sách, sổ, trên cử hoặc đồ cúng tế. Họ tin rằng khi làm như vậy sẽ nhận được sự bảo vệ của thần thánh. Chữ Vạn cũng đã tồn tại từ lâu trong tín ngưỡng người Tây Tạng xưa và nay.

Một số biến hóa của biểu tượng chữ Vạn

Hướng xoay của chữ Vạn cũng là một trong những thuyết khiến nhiều người quan tâm. Chữ Vạn có hai kiểu xoay là xoay trái và xoay phải. Người ta giải thích rằng, chữ Vạn xoay theo hướng thuận chiều kim đồng hồ đại diện cho sức mạnh Phụ thần còn xoay theo chiều ngược lại đại diện cho mẫu thần. Tuy nhiên, ở mỗi nơi trên thế giới sẽ có cách giải thích khác nhau nhưng đều tồn tại cả hai hướng xoay này.

Biểu tượng chữ Vạn Phật giáo trong tâm thức tín ngưỡng người Việt Nam

Đạo Phật được truyền bá trên rất nhiều các quốc gia khắp Đông Tây. Cùng với biểu tượng chữ Vạn được nhiều tín đồ ở nhiều nước tôn trọng, tôn sùng, xem như biểu tượng linh thiêng trong tôn giáo của mình. Ở Việt  Nam, Phật giáo gần như là tôn giáo chính, được sùng kính ở khắp nơi. Ngay cả khi không có điều kiện có tượng Phật, tín đồ có thể sử dụng biểu tượng chữ Vạn để thờ với lòng kính ngưỡng của mình. Biểu tượng chữ Vạn còn được sử dụng để trang trí trong kiến trúc của chùa, tháp Phật.

 Biểu tượng chữ Vạn trên các kiến trúc

Ngoài ra, biểu tượng này còn được dùng rất nhiều trong nghệ thuật trang trí của người Việt Nam trên những món đồ điêu khắc bằng gỗ, kim loại, bàn ghế, tứ bình, tủ thờ, các vật phẩm phong thủy…

Xem thêm: Trang sức Chữ Vạn trong phong thủy

Từ khóa » Cách Vẽ Chữ Vạn