Ý Nghĩa Các Chức Danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Các doanh nghiệp hiện nay trong các tập đoàn lớn sở hữu nhiều thuật ngữ C-level như CEO, CFO, CMO, CSO, COO, CLO, CBDO, CRO, CHRO … Tuy nghe khá “quen tai” nhưng những câu hỏi như CEO là gì? CFO làm gì?, các C này thường tìm việc làm qua đâu? … và hàng tá câu hỏi khác vẫn thường xuyên xuất hiện về những thuật ngữ “quen” mà “lạ” như CBDO, CLO,CHRO...... Hôm nay, hãy cùng HRChannels tìm hiểu “tất tần tật” về những thuật ngữ ấy trong bài viết dưới đây. MỤC LỤC 1. CEO - Chief Executive Officer 2. CPO - Chief Production Officer 3. CFO - Chief Finacial Officer 4. CHRO - Chief Human Resource Officer 5. CCO - Chief Customer Officer 6. CMO - Chief Marketing Officer 7. CBDO - Chief Business Development Officer 8. COO - Chief Operating Officer 9. CIO - Chief Information Officer 10. CCO - Chief Commercial Officer 11. CLO - Chief Legal Officer 12. CCO - Chief Creative Officer 13. CAE - Chief Audit Excutive 14. CCO - Chief Communications Officer 15. CRO - Chief Risk Officer 16. Các C level tìm việc ở đâu?
1. CEO - Chief Executive Officer
Sự hội nhập và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam kéo theo sự ra đời của hàng ngàn doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Cũng chính từ đó, các thuật ngữ mới như CEO, CFO, CCO, CTO, … lần lượt ra đời và xuất hiện tại Việt Nam. Vậy những thuật ngữ này dành cho vị trí gì? Vai trò và nhiệm vụ của những người ở vị trí này ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
CEO (Chief Executive Officer) là cụm từ viết tắt của vị trí Giám đốc điều hành trong tiếng anh. Đây là vị trí dành cho người có chức vụ điều hành toàn bộ hoạt động của một công ty, tập đoàn, tổ chức… theo các chiến lược, chính sách mà Hội đồng quản trị đã đề ra. Nếu hỏi CEO là gì? Có thể trả lời rằng CEO chính là “cái đầu” của công ty, là người “chèo lái” mọi hoạt động của tổ chức theo đúng quỹ đạo đã được đề ra. Một CEO tài ba không chỉ là người chịu trách nhiệm cho sự hoạt động ổn định của tổ chức mà còn là người đưa tổ chức ngày một phát triển vững mạnh. Ở Việt Nam, CEO có thể kiêm nhiệm thêm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
2. CPO - Chief Production Officer
CPO (Chief Production Officer) là cụm từ tiếng anh viết tắt của vị trí Giám đốc sản xuất. Đây là vị trí chịu trách nhiệm trực tiếp cho hiệu quả sản xuất của công ty và các đối tác dựa trên năng lực sản xuất hiện tại, đáp ứng về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm theo nhu cầu của chuỗi cung ứng.
Giám đốc sản xuất cũng là người trực tiếp quản lý các phòng ban liên quan, người lao động trực tiếp để đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.
3. CFO - Chief Finacial Officer
CFO (Chief Finacial Officer) là viết tắt vị trí Giám đốc tài chính tiếng anh.
Vậy Giám đốc tài chính làm gì? Người đảm nhận vị trí này là người trực tiếp quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu, phân tích các kế hoạch tài chính. Từ đó đưa ra biện pháp khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.
4 vai trò chính của một CFO là: S (Steward) – O (Operator) – S (Strategist) – C (Catalyst).
Những việc làm hấp dẫn
Chief Financial Officer
Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Quản lý điều hànhSales Director (Hotel)
Đà nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Nhà hàng / Nghỉ dưỡng, Bán hàng (Khác)Business Development Director (Logistics)
Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu, Sales LogisticKOREAN - ENGLISH TRANSLATOR
Hồ Chí MinhBusiness Development Manager (Hospitality)
Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Dịch vụ khách hàng , Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Bán hàng (Khác)- Steward: bảo vệ, giữ gìn tài sản của công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả và đảm bảo tính chính xác của sổ sách, giấy tờ.
- Operator: đảm bảo cho hoạt động tài chính của công ty diễn ra bình ổn và đem lại hiệu quả
- Strategist: đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể cho công ty hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển của công ty tại từng thời điểm khác nhau.
- Catalyst: tư duy tài chính tốt để đưa ra các dự đoán, gợi ý cho doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển cũng như lường trước những nguy cơ tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
4. CHRO - Chief Human Resource Officer
CHRO (Chief Human Resource Officer) được hiểu là Giám đốc nhân sự. Đây là vị trí nắm quyền “quản lý” và “sử dụng” con người. Giám đốc nhân sự là người có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể, vai trò của giám đốc nhân sự là tìm ra những ứng viên phù hợp với công ty, đào tạo những ứng viên ấy để họ có thể phát huy tối đa khả năng, sự sáng tạo để cống hiến cho công ty, doanh nghiệp. Từ đó tạo nên nguồn lực nội tại vững chắc cho sự phát triển của công ty.
5. CCO - Chief Customer Officer
Giám đốc kinh doanh tiếng anh là Chief Customer Officer (CCO). được coi là vị trí quan trọng chỉ đứng sau vị trí Giám đốc điều hành (CEO). Nếu ví CEO là “cái đầu” của công ty thì CCO chính là phần “máu thịt” để công ty hoạt động trơn tru. Theo đó, CCO hay Giám đốc kinh doanh sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, giúp nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà tăng trưởng của công ty qua thời gian.
6. CMO - Chief Marketing Officer
CMO hay Chief Marketing Officer, được hiểu là Giám đốc Marketing. Do những đặc thù của vị trí này mà một CMO phải có hiểu biết và kiến thức trong nhiều lĩnh vực chuyên môn và đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý, để từ đó tư vấn cho CEO về định hướng phát triển doanh nghiệp. Vậy Giám đốc Marketing làm gì? Ngoài khả năng tư duy, tầm nhìn chiến lược, CMO phải là người có sự thấu hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và đối thủ cũng như sự nhạy bén với thời cuộc để để kịp thời đưa ra những phương án, hướng đi chiến lược cho doanh nghiệp..
7. CBDO - Chief Business Development Officer
CBDO (Chief Business Development Officer) được hiểu là Giám đốc phát triển kinh doanh. Người đảm đương vị trí này đòi hỏi cần có một lượng kiến thức rộng về tất cả các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của công ty, cùng với tầm nhìn định hướng về quan điểm xác định doanh số bán hàng mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
Trách nhiệm của CBDO là xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, thực hiện các quy trình cụ thể để hỗ trợ quá trình tăng trưởng kinh doanh; tạo quan hệ với khách hàng, đối tác kinh doanh, đối tác dự án của công ty; xác định các khách hàng và thị trường mới cho doanh nghiệp, đồng thời xử lý các mối quan hệ với khách hàng.
8. COO - Chief Operating Officer
COO (Chief Operating Officer) cũng được hiểu là giám đốc vận hành. Tuy nhiên, quyền hạn, vị trí và vai trò của COO không cao như của CEO. Nếu CEO là người đứng đầu đảm bảo cho hoạt động của công ty diễn ra trơn tru theo đúng đường lối, chiến lược đã đề ra thì COO là người trực tiếp làm việc với các bộ phận như CFO, CMO, … Cuối cùng, COO mới là người báo cáo và làm việc với CEO về tất cả các vấn đề trong việc phát triển kinh doanh của công ty.
Các công ty/doanh nghiệp nhỏ và mới thường không có vị trí COO.
9. CIO - Chief Information Officer
CIO (Chief Information Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc Công nghệ thông tin. Thuật ngữ này dùng để chỉ chức danh của người phụ trách mảng công nghệ thông tin của một công ty, doanh nghiệp.
Trách nhiệm chính của một CIO là sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của công ty/doanh nghiệp. Ngoài ra, CIO cũng có thể là người trực tiếp thông tin cho báo chí và cùng bộ phận Marketing lập kế hoạch marketing cho công ty. Đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nên mức lương Giám đốc công nghệ thông tin cũng rất hấp dẫn nếu được đánh giá đúng năng lực.
10. CCO - Chief Commercial Officer
CCO (Chief Commercial Officer) là cụm từ thuật ngữ chỉ vị trí Giám đốc thương mại. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn xa lạ với vị trí này và vẫn luôn tự hỏi Giám đốc thương mại là gì? Vị trí này có vai trò/trách nhiệm ra sao?
Trên thực tế, người đảm nhận vị trí này là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược thương mại và sự phát triển của doanh nghiệp. Các hoạt động của Giám đốc thương mại thường liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực tiếp thị, bán hàng và phát triển các loại hình sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Vị trí này đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực liên quan, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng marketing để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nhằm thúc đẩy doanh số.
11. CLO - Chief Legal Officer
CLO (Chief Legal Officer) được hiểu là Giám đốc pháp chế của một công ty, doanh nghiệp. Giám đốc pháp chế (CLO) là người giúp công ty giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý bằng cách tư vấn cho ban Giám đốc về bất kỳ vấn đề pháp lý nào mà công ty phải đối mặt, chẳng hạn như những rủi ro kiện tụng. CLO cũng là vị trí trực tiếp giám sát các luật sư nội bộ của công ty.
Trách nhiệm của Giám đốc pháp chế:
- Thông tin những sự thay đổi mới nhất của luật pháp có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp
- Thiết lập các chương trình giảng dạy cần thiết cho người lao động về các vấn đề pháp lý có liên quan tới vị trí của họ trong hoạt động của công ty.
- Giúp công ty nhận thức và tuân thủ được các vấn đề về pháp lý, không vi phạm pháp luật; đồng thời đưa ra các phương án khắc phục các vấn đề về pháp lý mà công ty gặp phải.
- Là người đại diện trực tiếp về pháp lý trong trường hợp công ty, doanh nghiệp gặp phải các vấn đề liên quan đến pháp luật.
12. CCO - Chief Creative Officer
CCO (Chief Creative Officer) là viết tắt của vị trí Giám đốc sáng tạo trong tiếng anh. Giám đốc sáng tạo (CCO) là vị trí đứng đầu trong team sáng tạo trong công ty. Tùy thuộc vào loại hình và quy mô từng công ty mà vị trí này có thể chịu trách nhiệm cả về chiến lược tiếp thị, truyền thông và thương hiệu của tổ chức. CCO cũng có thể là người trực tiếp phát triển và dẫn dắt đội ngũ sáng tạo, đội ngũ thiết kế và nhóm nội dung.
CCO là người quản lý các sản phẩm sáng tạo đầu ra của công ty, phát triển các chiến lược về hình ảnh sản phẩm, thương hiệu để khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường. Vai trò của giám đốc sáng tạo thậm chí có thể được so sánh với giám đốc điều hành trong giai đoạn đầu thành lập của một công ty nhỏ.
13. CAE - Chief Audit Excutive
CAE (Chief Audit Excutive): Giám đốc điều hành kiểm toán, là người chịu trách nhiệm chung về vấn đề kiểm toán nội bộ. Giám đốc điều hành kiểm toán (CAE) thường quản lý trực tiếp các giao dịch của công ty và chịu trách nhiệm về việc thực hiện, điều hành kế hoạch kiểm toán cũng như tuân thủ điều lệ kiểm toán được phê duyệt. CAE cũng chịu trách nhiệm về mặt hành chính trước giám đốc điều hành (CEO) và về mặt chức năng hoạt động trước ủy ban kiểm toán.
Người đảm nhận vị trí này cũng là người hiểu rõ các rủi ro trong chiến lược của công ty đối với vấn đề pháp lý và kiểm soát, cũng như đề xuất phương án để hạn chế, khắc phục những rủi ro ấy.
14. CCO - Chief Communications Officer
CCO (Chief Communications Officer) là viết tắt của cụm từ Giám đốc truyền thông.
Vậy Giám đốc truyền thông là gì? Trong một doanh nghiệp, Giám đốc truyền thông (CCO) là người quản lý lĩnh vực thông tin, sự kiện truyền thông, vấn đề giao tiếp giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, công chúng; giữa các nhân viên trong doanh nghiệp với nhau; giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp với các nhân viên…
CCO có trách nhiệm xử lý các vấn đề, sự cố về truyền thông nội bộ hay các vấn đề liên quan đến truyền thông đại chúng của doanh nghiệp. Ngoài ra, CCO cũng cần xây dựng và lan tỏa các thông điệp truyền thông, khiến chúng có sức ảnh hưởng tới các nhân viên, khách hàng, hay đối tác tùy vào mục đích cụ thể của doanh nghiệp.
Người đảm nhiệm vị trí này đỏi hỏi các yếu tố như kỹ năng nắm bắt thông tin, kỹ năng giao tiếp, sự am hiểu về các nguyên tắc, cách thức trong truyền thông.
15. CRO - Chief Risk Officer
CRO là viết tắt của cụm từ Chief Risk Officer – Giám đốc quản trị rủi ro trong tiếng anh. Trách nhiệm của Giám đốc quản trị rủi ro (CRO) là tổ chức hệ thống rủi ro của doanh nghiệp, phục vụ hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. CRO cần phải phân tích kỹ các vấn đề, chiến lược của doanh nghiệp dưới góc độ rủi ro trong các cuộc họp của HĐQT. CRO cần phân loại các rủi ro theo lĩnh vực cụ thể, quản trị những rủi ro một cách hiệu quả, và cả các cơ hội liên quan.
Việc tuyển giám đốc quản lý rủi ro là nhu cầu cấp thiết của nhiều doanh nghiệp hiện nay vì mức độ quan trọng của vị trí này trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty, tổ chức.
Trên đây là tất cả những thông tin về các thuật ngữ tưởng “quen” mà “lạ” tại các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ hiện nay. Dù bạn là một nhà tuyển dụng hay một ứng viên, hi vọng những thông tin mà HRChannels mang lại sẽ hữu ích đối với bạn.
Ngoài những vị trí quen thuộc như trên, còn có những C-level khác như sau: CAAO — Chief Applications Architect Officer CAO — Chief Analytics Officer CAO — Chief Automation Officer CBO — Chief Behavioral Officer CBO — Chief Brand Officer CCO — Chief Customer Officer CDO — Chief Data Officer CDO — Chief Digital Officer CTO - Chief Technology Officer CECO — Chief E-commerce Officer CEO — Chief Ecosystems Officer CGO — Chief Growth Officer CHRO — Chief Human Resources Officer CIE — Chief Internet Evangelist CIO — Chief Innovation Officer CISO — Chief Information Security Officer CITO — Chief Information Technology Officer CKO — Chief Knowledge Officer CLO — Chief Learning Officer CMTO — Chief Marketing Technology Officer CPO — Chief Product Officer CPO — Chief Privacy Officer CRO — Chief Risk Officer CRO — Chief Revenue Officer CSO — Chief Security Officer CSO — Chief Strategy Officer CSO — Chief Sustainability Officer CXO — Chief Experience Officer (also referred to as the CUEO — Chief User Experience Officer) Nếu bạn là một nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, hãy để HRChannels - Headhunter số 1 Việt Nam, thay bạn kiếm tìm những “hồ sơ” sáng giá và thích hợp nhất.
Và nếu bạn đang tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm nhân sự cấp cao (C- Level), một môi trường phù hợp với mức lương khiến bạn “thỏa mãn”, hãy chia sẻ với các chuyên gia headhunter của chúng tôi và để chúng tôi mang đến cho bạn những “cơ hội” mà bạn ao ước.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: www.hrchannels.com Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet
- CSO
- COO
- CIO
- CHRO
- CMO
- CEO
- CCO
HRchannels
HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.
Từ khóa » Chữ Viết Tắt Ceo Là Gì
-
Cùng Tìm Hiểu Các Chức Danh Giám Đốc Trong Công Ty - Glints
-
Ý Nghĩa Các Chức Danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO Là Gì?
-
CEO Là Viết Tắt Của Từ Gì Và Các Thuật Ngữ Liên Quan Khác
-
CEO, CPO, CFO, CHRO, CCO, CMO Là Gì? - Top Olympia
-
CEO Là Gì? CEO Viết Tắt Của Từ Gì? - KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP
-
CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO Là Gì? - YBOX
-
CEO Là Gì, Viết Tắt Từ Tiếng Anh Nào, Vai Trò ý Nghĩa Của CEO
-
CEO Là Gì? Những ý Nghĩa Của CEO
-
Các Chức Danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO,... Là Gì? Có ý ...
-
Các Chức Danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO Là Gì? - TopCV
-
CEO Có Nghĩa Là Gì Và CEO Làm Gì?
-
NGHĨA CỦA CÁC TỪ VIẾT TẮT CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO ...
-
CEO Là Gì? Những điều Cần Biết Về Vị Trí Này